Tập Cận Bình không đến dự lễ ký kết thương mại có phải là một lựa chọn khôn ngoan?
Sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký kết hiệp định thương mại Mỹ-Trung giai đoạn đầu tiên tại Washington vào ngày 15/1 là một sự kiện vô cùng trọng đại, đông đảo các phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin về sự kiện này. Ngược lại, truyền thông Trung Quốc lại rất khiêm tốn, điều này đã làm cho ngoại giới không ngừng thảo luận.
Sự khiêm tốn của truyền thông Trung Quốc liên quan trực tiếp đến việc ông Tập Cận Bình không đến Mỹ để ký kết hiệp định. Vào ngày 24/12/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Trump có cử hành lễ ký kết Hiệp định thương mại Mỹ- Trung với ông Tập Cận Bình hay không, ông Trump biểu thị, “Đúng vậy, chúng tôi sẽ có buổi lễ ký kết”, “Cuối cùng chúng tôi sẽ gặp mặt, hơn nữa sẽ ký kết nhanh chóng, bởi vì chúng tôi hy vọng hoàn thành nó (hiệp định). Thỏa thuận đã đạt được và hiện đang được dịch”. Tuy nhiên, vào ngày 31/12, Trump đã tweet “các đại diện cấp cao của Trung Quốc sẽ tham dự lễ ký kết”.
Nói là thông điệp hay là ép buộc cũng được, dù sao đi nữa để phá vỡ chiến thuật trì hoãn của ĐCSTQ, Trump đã đưa ra ngày tháng cụ thể của lễ ký kết giai đoạn đầu tiên, tất nhiên là hy vọng Tập Cận Bình có thể tham gia, để thể hiện sự chân thành của Bắc Kinh.
Có tin tức nước ngoài nói rằng, Tập Cận Bình vẫn luôn do dự không biết nên đến Hoa Kỳ hay những nơi thích hợp khác để gặp Trump, hoặc là ký kết thông qua video, nhưng vì Trump không đồng ý hứa hẹn sẽ giảm mức thuế quan hiện tại, điều này khiến Bắc Kinh cảm thấy rằng thỏa thuận này “không công bằng”.
Tập Cận Bình cuối cùng đã từ bỏ ý định đích thân đến lễ ký kết, cử Lưu Hạc đến Hoa Kỳ với thân phận là “đặc phái viên của Tập Cận Bình”. Cũng vì thế mà các bài báo liên quan ở Đại lục không có nhiều.
Sự lựa chọn của Tập Cận Bình đã làm tăng thêm mối nghi ngờ của Hoa Kỳ, vốn không tin rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện thỏa thuận. Theo văn bản được công bố, trong giai đoạn đầu của hiệp định, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận về bảo hộ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, mua sắm thực phẩm và nông sản quy mô lớn, mở rộng thương mại, đánh giá song phương và giải quyết tranh chấp (cơ chế thực thi)… đã đạt được sự nhất trí.
Nếu Tập Cận Bình thực sự tính toán cho bản thân, nhân dân, đất nước, muốn thuận theo chiều hướng của lịch sử, sửa đổi lề lối, thì hoàn toàn có thể thúc đẩy cải cách kinh tế của Trung Quốc thông qua các thỏa thuận, như mở cửa thị trường và cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận với các công ty Trung Quốc, cho phép các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tín dụng, chứng khoán, quỹ ngân sách của Hoa Kỳ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc với hình thức vốn cá nhân, tăng cường triệt phá hàng lậu và hàng giả, cấm ép buộc chuyển giao công nghệ của các công ty nước ngoài, xóa bỏ thuế bổ sung đối với thực phẩm và thuốc nhập khẩu từ Hoa Kỳ… Với những thay đổi kinh tế, ông Tập cũng có thể thuận theo tình thế để tạo ra một bước đột phá chính trị, đặt nền móng cho tương lai của mình.
Nói cách khác, nếu Tập Cận Bình thực sự có thể nghĩ được như vậy, có quyết tâm đến cùng, vậy thì chắc chắn sẽ ký hiệp định, không phải lo lắng bị người ta nói là ký kết cái gọi lại “Hiệp ước bán nước”. Bởi vì những gì đã sai thì cần phải có người sửa chữa đúng lúc, việc sửa chữa như thế này mới thực sự thể hiện được ý chí và tầm nhìn xa của một người, mới thực sự là suy nghĩ vì phúc lợi của dân tộc và đất nước.
Thực tế phản ánh là ông Tập cũng không có quyết tâm như vậy, có lẽ vẫn đang do dự vì “thể diện”, do dự vì áp lực từ các thế lực đối lập trong Đảng, có lẽ vẫn đang ảo tưởng rằng có thể dựa vào Đảng để bảo vệ quyền lực của mình, vẫn hy vọng mình có thể nắm vững giang sơn của bậc cha chú.
Nhưng Tập Cận Bình chớ quên câu nói của cha ông là Tập Trọng Huân, nói với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ khi bước lên cổng thành Thiên An Môn lần cuối năm 1999: “Chúng ta vĩnh viễn đừng quên, nhân dân là giang sơn, giang sơn chính là nhân dân”. Câu nói này được đề cập tới lần đầu tiên năm 1949.
Câu này thực sự đã cảnh báo các nhà lãnh đạo ĐCSTQ vào thời điểm đó: “Làm mất lòng người bao nhiêu thì mất giang sơn bấy nhiêu”. Nếu ĐCSTQ không thể tạo phúc cho nhân dân, vậy thì chính quyền này sẽ mất đi giang sơn. ĐCSTQ đã đánh mất lòng dân một cách nghiêm trọng, sự lặp lại của câu này liệu có thể khiến cho lãnh đạo cấp cao của Trung Nam Hải tỉnh lại? Liệu có nhận thức được rằng có một mối nguy lớn đang cận kề?
Hơn nữa, Tập Cận Bình phải nhìn rõ tình hình trên thế giới, Iran đang trong tầm ngắm, chính quyền Triều Tiên tràn ngập nguy hiểm, Nga đang tự lo cho mình cũng không xong, ĐCSTQ có bao nhiêu sức mạnh để đối đầu với Hoa Kỳ đây?
Người viết cho rằng, cấp cao của Bắc kinh đã khiến cho ngoại giới phải nghi ngờ, nếu lại đi nhầm một bước nữa, tức là tiếp tục trì hoãn hoặc không thực hiện thỏa thuận, đặt trách nhiệm lên Lưu Hạc và những người khác, thậm chí rút khỏi thỏa thuận, nhẹ thì sẽ chịu sự trừng phạt tăng thuế quan của Hoa Kỳ, nặng thì sẽ buộc Trump “Vạn tên cùng bắn, thắp hết đạn dược”. Đến lúc đó, không chỉ có ĐCSTQ tan thành mây khói, kết cục của Trung Nam Hải cũng sẽ đầy cay đắng.
Thời gian đến đó cũng không còn quá dài, liệu Tập Cận Bình, người đã đi đến đường cùng, liệu có tìm thấy được cơ hội cuối cùng hay không? Vào tháng 12/2019, nhà tiên tri người Anh Craig Hamilton-Parker, người đã tiên tri ông Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ hồi năm 2016, mới đây đã đưa ra dự ngôn vào năm 2020 ông Trump sẽ tái đắc cử, đồng thời đưa ra một số dự đoán cho năm 2020: “Trước sự lật đổ của chính phủ ĐCSTQ, Tập Cận Bình đồng ý thực hiện những thay đổi lớn, hơn nữa một nền dân chủ thực sự dựa trên giáo lý của Tôn Trung Sơn sẽ xuất hiện”. Tất nhiên chúng tôi rất vui khi thấy những dự đoán trở thành sự thật, chỉ là thực sự không còn nhiều thời gian cho ông Tập.
Tác giả: Chu Hiểu Huy
Minh Huy (Theo Epoch Times)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)