“Tam Tự Kinh” (bài 3): Vũ Huấn mở trường học

22/01/2016 Cổ Học Tinh Hoa

“Tam Tự Kinh” là di sản quý giá được truyền lại của nền văn hóa Thần truyền Trung Quốc từ xa xưa. Những bài học làm người đầu tiên giản dị mà sâu sắc này sẽ giúp trẻ ghi nhớ suốt cuộc đời mình.

Tam Tự Kinh – Tập 3 – Vũ Huấn mở trường học (Nguồn: NTD Tiếng Việt)

Sẽ là thiếu sót của bậc làm cha mẹ nếu họ chỉ chu cấp cho con cái mình những nhu cầu vật chất mà không chú trọng dạy bảo chúng. Tương tự, nếu giáo dục học trò mà không nghiêm, thì người thầy chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

Trẻ nhỏ không được học hành lười nhác hay trốn học. Nếu chúng không nỗ lực học cách hành xử và giải quyết vấn đề khi còn trẻ, và không thể học hỏi, mở mang kiến thức trong xã hội, chúng sẽ không biết làm gì khi lớn lên.

Nguyên văn:

養(yǎng) 不(bú) 教(jiào),父(fù) 之(zhī) 過(guò),
教(jiào) 不(bù) 嚴(yán),師(shī) 之(zhī) 惰(duò)。
子(zǐ) 不(bù) 學(xué),非(fēi) 所(suǒ) 宜(yí),
幼(yòu) 不(bù) 學(xué),老(lǎo) 何(hé) 為(wéi)。

Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá,
Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa.
Tử bất học, Phi sở nghi,
Ấu bất học, Lão hà vi.

Tạm dịch:

Nuôi con mà không dạy, là lỗi của người cha,
Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy bê trễ.
Con trẻ không học tập, sẽ không biết lễ nghi,
Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì?

Câu chuyện Vũ Huấn mở trường

Vào đời nhà Thanh, ở huyện Đường Ấp tỉnh Sơn Đông, có một người hành khất tên là Vũ Thất. Ông đã đi ăn xin và làm thuê đủ nghề để dành dụm tiền mua đất xây trường học. Vì những đóng góp to lớn của ông trong việc xây trường, người ta đã gọi ông là Vũ Huấn (chữ “Huấn” trong “giáo huấn”)

Cha của Vũ Huấn qua đời khi ông mới năm tuổi, để lại hai mẹ con ông đi xin ăn để sống qua ngày. Mặc dù rất khó khăn, nhưng họ vẫn bằng lòng với cuộc sống. Nhưng không may, năm Vũ Huấn lên bảy, mẹ ông lại qua đời. Một mình bơ vơ không nơi nương tựa, Vũ Huấn đã đi khắp nơi để làm thuê cho người khác. Vũ Huấn không bận lòng vì phải sống một cuộc đời cơ cực, nhưng điều làm ông thấy buồn phiền nhất chính là không được đến trường như những đứa trẻ khác.

Trải qua nhiều gian khổ, Vũ Huấn nhận ra tính trọng yếu của việc học. Bản thân phải chịu thiệt thòi vì mù chữ và thất học, ông đã quyết định xây dựng một ngôi trường miễn phí để những trẻ em nghèo có cơ hội học tập như những đứa trẻ khác. Việc đó là để giúp chúng không phải đi lại con đường của ông: bị mất cơ hội học tập chỉ vì thiếu tiền. Do vậy, ban ngày ông đi ăn xin, và ban đêm làm sợi gai. Sau ba mươi, bốn mươi năm liên tục làm việc cật lực, ngôi trường “Sùng Hiền Nghĩa Thục” của ông đã được thành lập, mang lại lợi ích cho nhiều học trò.

Vũ Huấn rất quan tâm đến việc học tập của học trò, và ông cũng rất kính trọng các thầy giáo. Nếu ông thấy thầy giáo không dạy dỗ học trò cẩn thận, hoặc học trò không học hành chăm chỉ, ông sẽ quỳ gối trước họ và cầu xin họ hãy tận tâm tận sức. Cả thầy lẫn trò đều rất cảm động trước nghĩa cử của Vũ Huấn và cùng cố gắng nỗ lực hơn. Sự hiếu học của ông đã làm nhiều người cảm động.

Thực ra, giáo dục có một ảnh hưởng rất to lớn đến cuộc đời mỗi con người. Nếu một người không biết trân quý cơ hội học tập và không biết tận dụng thời gian quý báu khi còn trẻ để tu thân dưỡng tính thì sẽ hối tiếc lúc tuổi già. Tả Tông Đường, một nhà quân sự nổi tiếng sống vào đời nhà Thanh, có một thuộc cấp tên là Trương Diệu, người đã nhiều năm theo ông chinh chiến và giành được nhiều thắng lợi. Tả Tông Đường đã phong cho Trương Diệu một chức quan lớn trong triều đình. Tuy nhiên, Trương Diệu lại không biết đọc vì ông ấy không đi học khi còn trẻ. Triều đình không còn cách nào khác, buộc phải thu hồi chức quan của ông. Cảm thấy hối hận, Trương Diệu đã tìm thầy giáo, quyết tâm học tập ngày đêm, tu thân dưỡng tính, và cuối cùng đã học hành thành đạt và lại được triều đình trọng dụng.

Bài thơ “Trường Ca Hành” trong Nhạc Phủ (một tuyển tập thơ cổ) viết: “Bách xuyên Đông đáo hải, Hà thời phục Tây quy? Thiếu tráng bất nỗ lực, Lão đại đồ thương bi”. (Tạm dịch: Trăm sông đổ ra biển, Biết bao giờ về Tây? Tuổi trẻ không gắng sức, Khi già tiếc lắm thay!) Mọi người nên học hành chăm chỉ khi còn nhỏ, học cách ứng xử trong xã hội, và tu thân dưỡng tính để tránh hối tiếc khi về già.

Xem thêm:

Theo Chanhkien

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x