Tại sao dịch Vũ Hán ở Nga bất ngờ đảo ngược từ cuối tháng 3?

03/07/20, 10:04 Góc Nhìn

Nhờ các biện pháp phòng dịch kịp thời, ban đầu nước Nga có rất ít ca nhiễm virus Vũ Hán. Tuy nhiên từ cuối tháng 3, số người nhiễm bệnh bất ngờ tăng lên và đến nay đã đứng thứ 3 thế giới. Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi bất ngờ đó? Tian Yun, cộng tác viên của tờ The Epoch Times đã có bài phân tích về vấn đề này.

Từ cuối tháng 3, số người nhiễm bệnh bất ngờ tăng lên và đến nay đã đứng thứ 3 thế giới. (Ảnh qua RTE)

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Nga đã đã dụng các biện pháp ứng phó nhanh chóng và quyết đoán. Vào ngày 31/1, Nga đóng 16 cửa khẩu biên giới với Trung Quốc và ngừng cấp visa điện tử cho người Trung Quốc đại lục. Các hãng hàng không lớn cũng hoãn hoặc giảm đáng kể chuyến bay giữa Trung Quốc và Nga.

VOA từng miêu tả các biện pháp kiểm soát dịch của Nga nhằm cách ly với Trung Quốc là nghiêm ngặt nhất. Đến ngày 16/3, chỉ chưa đầy 100 ca nhiễm được ghi nhận trên toàn nước Nga.

Tuy nhiên, những ngày yên bình đó không kéo dài. Các lãnh đạo Nga bắt đầu khôi phục mối quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ca ngợi Trung Quốc, và chủ trương hợp tác với Trung Quốc. Kể từ đó, số lượng ca nhiễm đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là trong tháng 4. Đầu tháng 5, Nga đã báo cáo hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày trong 10 ngày liên tiếp.

Tôi tin rằng lập trường ủng hộ ĐCSTQ của Nga đã khiến hệ thống phòng thủ virus của nước này sụp đổ.

Tổng thống Nga Putin đã có 3 cuộc điện đàm với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi virus Vũ Hán bắt đầu lan rộng ra ngoài Trung Quốc. Cả Văn phòng Tổng thống Nga và Tân Hoa Xã đều đưa tin về các cuộc điện đàm này.

Cuộc gọi đầu tiên giữa 2 bên diễn ra vào ngày 29/3 thực ra đã bị trễ. Bởi trước đó, ông Tập đã nói chuyện với hơn chục nhà lãnh đạo các quốc gia khác. Việc Nga nhanh chóng đóng cửa biên giới với Trung Quốc và thể hiện thái độ lạnh lùng với Bắc Kinh có thể là lý do của sự chậm trễ này.

Lập trường ủng hộ ĐCSTQ của Nga khiến hệ thống phòng thủ virus của nước này sụp đổ. (Ảnh qua Twitter)

Tân Hoa Xã sau đó tuyên bố trong một thông cáo báo chí rằng ông Putin đánh giá cao nỗ lực chống dịch của Trung Quốc, và Trung Quốc là một ví dụ tốt cho cộng đồng quốc tế. Nga hy vọng tiếp tục mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ qua lại với Trung Quốc trong việc ứng phó đại dịch, đồng thời tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc.

Thông báo bằng tiếng Anh trên trang web chính thức của Văn phòng Tổng thống Nga cũng cho biết: “Phía Nga đánh giá cao kết quả mà người dân và lãnh đạo Trung Quốc đạt được trong việc chống lại sự lây lan của dịch bệnh này”.

Vào ngày 16/4, ông Tập và Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm lần 2. Tân Hoa Xã đưa tin ông Putin nói rằng một số người đã cố gắng “bôi nhọ” Trung Quốc về nguồn gốc virus, nhưng “Nga sẵn sàng tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như ứng phó với đại dịch”.

Văn phòng Tổng thống Nga một lần nữa thông báo cuộc điện đàm trên trang web chính thức. “Sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại mối đe dọa toàn cầu này là bằng chứng rõ hơn về bản chất đặc biệt của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Trung. Hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực này. Vladimir Vladimir Putin ca ngợi hành động nhất quán và hiệu quả của Trung Quốc, giúp ổn định tình hình dịch bệnh ở nước này. Ông nhấn mạnh các cáo buộc Trung Quốc không công bố kịp thời dịch bệnh cho toàn cầu là phản tác dụng”.

Vào ngày 8/5, ông Tập đã chúc mừng ông Putin nhân kỷ niệm 75 năm (ngày 9/5) Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô. Tân Hoa Xã đưa tin ông Putin đã phát biểu rằng: “Một số lực lượng đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch. Nga phản đối hành động của họ và sẽ sát cánh cùng Trung Quốc”. Tuy nhiên, Văn phòng Tổng thống Nga không đăng tuyên bố này.

Mặc dù hai bên có những tuyên bố khác nhau về 3 cuộc điện đàm, nhưng lập trường của Putin chắc chắn đã trợ giúp ĐCSTQ trong giai đoạn khó khăn này. Hiện tại, trong số các quốc gia có ảnh hưởng, ông Putin là lãnh đạo duy nhất công khai phản đối việc Mỹ cáo buộc ĐCSTQ gây ra đại dịch. Sự ủng hộ của Nga có ý nghĩa rất lớn đối với chính quyền Trung Quốc khi đảng này đang phải đối mặt sự lên án trên toàn cầu. 

Hãy nhìn vào dòng thời gian. Đại dịch ở Nga bắt đầu tồi tệ từ cuối tháng 3, trùng với thời điểm ông Putin khen ngợi và ủng hộ lãnh đạo Trung Quốc. Đây không phải là chuyện tình cờ.

Đại dịch ở Nga bắt đầu tồi tệ từ cuối tháng 3, trùng với thời điểm ông Putin khen ngợi và ủng hộ lãnh đạo Trung Quốc. (Ảnh qua Facebook)

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nga

Ngày 28/4, Bộ trưởng Ngoại giao các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đã tổ chức một hội nghị trực tuyến để ứng phó đại dịch Vũ Hán. Bộ Ngoại giao Nga đã công bố phần trả lời phỏng vấn truyền thông của Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Viktorovich Lavrov.

Nói về vai trò của WHO, ông Lavrov cho biết: “Chúng tôi đồng thuận với quan điểm WHO là một cơ quan cực kỳ quan trọng, hiện đã trở thành một nền tảng vững chắc để thu thập thông tin và sự kiện từ nhiều quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ WHO bất kể các quốc gia khác nói gì về hoạt động của tổ chức này”.

Ông cũng nói: “Chúng tôi tin rằng sự tương tác Nga-Trung trong việc ứng phó virus corona xứng đáng được đánh giá cao. Ngay từ đầu, chúng tôi đã hỗ trợ cho Vũ Hán, Trung Quốc và tôi hy vọng chúng tôi đã góp phần giúp Trung Quốc vượt qua mối đe dọa này khá nhanh. Giờ đây Bắc Kinh đang giúp tất cả mọi người, kể cả nước chúng tôi ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”.

Ai cũng biết WHO đã hành động như con rối của Trung Quốc trong việc xử lý đại dịch Vũ Hán. Khi nối giáo cho ĐCSTQ, WHO đã gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc phòng chống dịch toàn cầu. Tuy nhiên, Lavrov đã đánh giá cao WHO và ca ngợi sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc. Tuyên bố của ông là một sự ủng hộ mạnh mẽ cho ĐCSTQ.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Viktorovich Lavrov đã đánh giá cao WHO và ca ngợi sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc.(Ảnh qua Twitter)

Quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung

Sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, Nga đã tích cực đàm phán thân thiện với phương Tây và đặt ĐCSTQ sang một bên. Cho đến cuối năm 1992, Trung Quốc và Nga đã khôi phục các hoạt động ngoại giao và thương mại thông thường.

Khi Putin lên nắm quyền vào năm 2001, Nga và Trung Quốc đã ký Hiệp ước hữu nghị Trung-Nga 2001, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng và hợp tác. Năm 2010, hai nước đã xác nhận Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, quan hệ qua lại giữa Bắc Kinh và Moscow trở nên thường xuyên hơn. Vào tháng 7/2017, hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên ở biển Baltic. Vào tháng 9/2018, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận quân sự hàng năm “Vostok-18” của Nga. Những hành động này đã thu hút sự chú ý lớn từ thế giới.

Kết luận

Mặc dù những năm gần đây, Nga không thể hiện thái độ về ĐCSTQ, nhưng về cơ bản nước này vẫn duy trì mối quan hệ đối tác chặt chẽ với ĐCSTQ. Moscow thường đứng về phía Bắc Kinh trong các vấn đề nhân quyền và không đứng lên bảo vệ công lý. Thậm chí những năm gần đây, các quan chức Nga đã kiềm chế và cản trở các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công tại Nga.

Ngày 30/10/2017, Putin đã đích thân khánh thành “Bức tường Đau thương”, một tượng đài cho những nạn nhân của cuộc đàn áp dưới thời Liên Xô. Phát biểu tại buổi lễ, ông đã lên án cuộc đàn áp chính trị của Đảng Cộng sản Xô Viết, nói rằng: “Nhiệm vụ của chúng tôi là không để nó rơi vào quên lãng”.

Putin đã biết rõ bản chất tàn ác của ĐCSTQ, ông không nên đi theo con đường cũ. Nhưng gần đây, Nga đã đưa ra một lựa chọn rất không khôn ngoan khi tán thành cách xử lý đại dịch của ĐCSTQ.

ĐCSTQ thường khoe khoang về “mức độ tin tưởng lẫn nhau”, “mức độ hợp tác”, “giá trị chiến lược” giữa Trung Quốc và Nga. Trên thực tế, mối quan hệ này được thúc đẩy dựa trên những lợi ích vô đạo đức, lệch khỏi các giá trị phổ quát, mờ ám và xấu xa. Đối với bất kỳ chính phủ nào, việc có mối quan hệ tốt với ĐCSTQ sẽ chỉ mang lại những rắc rối vô tận. Sự đảo ngược bất ngờ của đại dịch ở Nga là một bài học sâu sắc về phương diện này.

Tác giả: Tian Yun

Thùy Linh (Theo The Epoch Times)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Thời báo Epoch Times.

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x