Tài liệu rò rỉ: Trung Quốc có hẳn một chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

18/11/19, 16:25 Thế giới

Hơn 400 trang tài liệu mật của chính phủ Trung Quốc vừa bị tiết lộ đã mở ra một cái nhìn chưa từng thấy về chiến dịch đàn áp của chính quyền nước này đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, theo tờ New York Times. 

Quân đội Trung Quốc trấn áp người Duy Nô Nhĩ ở Tân Cương. (Ảnh qua The Qazaq Times)

Hôm 16/11 vừa qua, tờ New York Times đã đăng toàn bộ 403 trang tài liệu mật của chính phủ Trung Quốc trên website. 

Trong đó gồm gần 200 trang về các bài phát biểu nội bộ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác, cùng hơn 150 trang chỉ thị và báo cáo về việc theo dõi và kiểm soát người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo về kế hoạch mở rộng sự kiểm soát đối với các khu vực khác ở Trung Quốc.

Đây là một trong những vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất từ nội bộ Đảng Cộng sản trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ khi Đảng này lên nắm quyền trong nhiều thập kỷ qua. 

Đáng chú ý là trong tài liệu, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã trực tiếp ra lệnh hành động quyết liệt và khẩn cấp chống lại ‘bạo lực cực đoan’ ở Tân Cương, bao gồm cả việc bắt giữ và tống giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ. 

Trước đó, theo thông tin từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền, hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị chính quyền giam giữ trong vài trăm trại tập trung ở Tân Cương. Tuy nhiên khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Bắc Kinh vẫn khẳng định đó chỉ là những trung tâm hướng nghiệp, đào tạo nghề nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Dưới đây là những tiết lộ quan trọng trong tài liệu mật bị rò rỉ:

  • Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầu đảng, đã đặt nền móng cho cuộc trấn áp trong một loạt các bài phát biểu được gửi riêng cho các quan chức trong và sau chuyến thăm Tân Cương hồi tháng 4/2014. Chuyến thăm diễn ra vài tuần sau khi một nhóm người Duy Ngô Nhĩ đâm chết 31 người tại một nhà ga xe lửa. Sau vụ việc, ông Tập đã kêu gọi một cuộc “đấu tranh toàn diện chống khủng bố, chống xâm nhập và ly khai”, bằng cách sử dụng những biện pháp độc tài, và ”không thương tiếc”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Urumqi, Tân Cương năm 2014. (Ảnh: Reuters)
  • Các cuộc tấn công khủng bố ở nước ngoài và việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan đã làm tăng thêm nỗi sợ hãi trong nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, góp phần hình thành nên cuộc đàn áp. Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc cho rằng các cuộc tấn công ở Anh là kết quả của các chính sách đặt quyền con người lên trên vấn đề an ninh quốc gia. Ông Tập cũng thúc giục đảng này cần noi gương cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sau cuộc tấn công ngày 11/9.
  • Số lượng trại tập trung ở Tân Cương gia tăng nhanh chóng kể từ khi ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) được bổ nhiệm làm bí thư Đảng vào tháng 8/2016. Ông Toàn đã phổ biến các bài phát biểu của ông Tập để biện minh cho chiến dịch đàn áp và thúc giục các quan chức đưa hết những người cần bắt giữ vào trại.
  • Cuộc đàn áp từng gặp phải sự nghi ngờ và kháng cự từ các quan chức địa phương vì sợ rằng nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng giữa các sắc tộc và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên ông Trần đã đáp trả bằng cách thanh trừng các quan chức bị nghi cản đường ông. Trong đó, một lãnh đạo khu tự trị đã bị bỏ tù sau khi lặng lẽ thả hàng ngàn tù nhân khỏi các trại cải tạo.
Ảnh cắt từ một video cho thấy cảnh tượng tù nhân Duy Ngô Nhĩ, đầu cạo trọc, tay bị trói trong một trại cải tạo ở Tân Cương. (Ảnh qua BreakingNews.com.bd)

Ngoài ra, trong tập tài liệu còn có một chỉ thị của chính quyền hướng dẫn các quan chức địa phương cách xử lý những câu hỏi của sinh viên Duy Ngô Nhĩ, khi họ trở về nhà từ các trường đại học. 

Ví dụ nếu các sinh viên hỏi “Gia đình tôi đâu rồi?”, nhà chức trách có thể giải thích rằng người thân của họ đã được đưa vào một trung tâm đào tạo nghề do chính phủ thành lập. Kèm theo đó là một lời đe dọa thái độ của họ có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn giam giữ người thân. Vì vậy, tốt hơn hết họ nên im lặng.

Theo tờ New York Times, tài liệu trên do một chính trị gia Trung Quốc giấu tên cung cấp. Nhân vật này hy vọng việc công bố tài liệu sẽ ngăn chặn các nhà lãnh đạo đảng, bao gồm cả ông Tập thoát khỏi tội ác giam giữ và đàn áp hàng loạt người dân tộc thiểu số. Việc các văn bản tối mật như vậy được tiết lộ cũng cho thấy sự chia rẽ và bất mãn lớn trong nội bộ ĐCSTQ về chiến dịch đàn áp này.

Thùy Linh (Theo The New York Times)

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

    Lời cầu cứu của 2 con quỷ đói!

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

x