Số lượng trẻ em bị cha mẹ đánh mắng trong đại dịch tăng cao chóng mặt

01/11/21, 20:13 Cuộc sống

Rất nhiều trẻ em đang bị ‘bạo hành’ ngay trong chính căn nhà của mình trong đợt dịch bệnh kéo dài này. Không chỉ bị chửi mắng, những đứa trẻ còn phải chịu đựng đòn roi để phụ huynh ‘xả’ hết sự nóng giận của mình.

Covid-19 đã khiến nhiều đứa trẻ phải ở trong nhà thời gian dài, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và tinh thần cho trẻ. (Ảnh: Vnexpress)

Theo báo Sức khỏe và Đời sống, vào hồi tháng 9, cả nước xôn xao trước vụ án bé gái 6 tuổi bị bố bạo hành dẫn đến tử vong.

Cụ thể vào trưa ngày 16/9, trong cơn nóng giận người cha đã dùng đũa đánh con gái mình. Đến chiều cùng ngày, sau khi ăn cháo và uống thuốc, bé có biểu hiện nôn liên tục nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung để ương cấp cứu nhưng cháu bé đã không thể qua khỏi.

Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, bà Ninh Thị Hồng cho biết, đây là sự việc vô cùng đáng tiếc.

“Trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, trẻ em bị tổn thương nhiều và có nguy cơ bị bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần từ chính những người thân trong gia đình. Khi bố mẹ căng thẳng dễ dẫn đến tê liệt về mặt nhận thức, mất kiểm soát hành vi. Điều này khiến không ít trẻ bị mất an toàn ngay trong tổ ấm của mình”, bà Hồng nói.

Theo VnExpress, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 gần đây cũng nhận được nhiều cuộc gọi báo tin về việc trẻ em bị người lớn bạo hành. Hơn một tháng trước, Tổng đài nhận được cuộc gọi từ một người dân ở Đông Anh, Hà Nội vào lúc 2 giờ sáng, thông báo gia đình hàng xóm đang bạo hành con nhỏ học lớp 3, bé khóc lâu chưa nín.

Tổng đài trực ca là chị Phạm Việt Hồng liền kết nối với công an khu vực, sau khoảng 40 phút, công an thông báo ngôi nhà đã tắt điện đi ngủ.

Ngày hôm sau, chị Hồng liên hệ đoàn công tác cùng cán bộ tại phường đến làm việc với gia đình. Phụ huynh giải thích do thời gian này giãn cách ở nhà nhiều không có thu nhập, vợ chồng mâu thuẫn, kiểm tra bài vở thấy con chểnh mảng nên la mắng.

Đêm đó bố mẹ chỉ dọa con trẻ chứ không đánh, cháu sợ quá nên khóc. Phụ huynh cũng đã làm bản cam kết không tái phạm, cán bộ xã phường sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp này.

Con bị bạo hành, mẹ muốn chết

Tương tự, một bà mẹ ở quận Thanh Xuân cũng vì bức bối trong thời gian dịch mà đuổi hai con 6 và 9 tuổi ra khỏi nhà. Hai bé đi bộ đến chốt kiểm dịch đầu ngõ thì không được cho đi tiếp nên quay về. Thấy vậy người mẹ lại tiếp tục đuổi. Cháu bé đành mượn điện thoại của cán bộ chốt kiểm dịch để gọi cho bố.

Được biết vài năm trước bố mẹ hai bé đã ly hôn, hiện cả hai đều đã có gia đình riêng. Nhận được điện thoại của con gái, người bố đang sống tại Đà Nẵng đã gọi lên tổng đài cầu cứu.

Khi đoàn cán bộ địa phương đến, người mẹ cho biết sự việc xảy ra chỉ là “lời nói trong lúc tức giận”, chị khẳng định mình và dượng vẫn đang chăm sóc tốt các con. Tuy nhiên, bố các bé đưa ra bằng chứng, phản đối lời nói của người mẹ.

Cuối cùng, người mẹ cũng thừa nhận hôm đó đã đuổi hai bé đi do quá nóng giận. Chị đang phải chăm con nhỏ mới sinh nên rất áp lực, thêm việc không nhận được trợ cấp nuôi con từ bố hai bé khiến chị lơ là quan tâm hai con lớn thời gian qua.

Gia đình vốn là nơi bình yên để bảo vệ trẻ, thế nhưng thời gian gần đây, trong thời buổi đại dịch hoành hành thì một số trẻ lại trở thành nạn nhân trong chính ngôi nhà của mình. Không chỉ bạo lực bằng lời nói, nhiều em còn bị phụ huynh đánh đập.

Gần đây Tổng đài nhận cuộc gọi cầu cứu của bác một bé gái ở Thanh Hóa. Cô bé năm nay đang học lớp 5, được hai bác cưu mang. Mẹ cháu đã bỏ đi sau nhiều lần bị bố bạo hành.

Người cha không có công ăn việc làm, cả ngày chỉ rượu chè, không còn ai trút giận nên thường xuyên trút lên con. Ngay cả khi sống tại nhà bác mình thì cũng vẫn có lần bé đang thì học bị bố bất ngờ tát vào mặt, đánh vào đầu.

Chính quyền địa phương cũng có can thiệp nhưng không có kết quả. Cán bộ tổng đài lại tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương để can thiệp bảo vệ bé.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Kim Thành (Hà Nội) cho biết, có ngày bà nhận được ba cuộc gọi từ ba người mẹ khóc nức nở, nói rằng quá mệt mỏi và bất lực vì con không nghe lời và chỉ muốn chết cho xong.

Theo bà Thành, trong bối cảnh dịch thì một chuyện nhỏ cũng trở nên vô cùng nghiêm trọng. Ví dụ như chuyện con không nghe lời chính là đổ thêm dầu vào lửa, làm bùng lên cảm xúc tiêu cực, chỉ muốn đánh mắng con, thậm chí còn muốn hủy hoại chính bản thân mình.

‘Thảm họa kinh tế ảnh hưởng đến phụ huynh, người gánh chịu là những đứa trẻ’

Theo trang UN, đại dịch COVID-19 đã đè nặng lên sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em cũng như thanh thiếu niên.

Báo cáo từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF cho thấy, tình trạng giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác đã khiến áp lực kinh tế đè nặng lên các gia đình, từ đó dẫn đến bạo lực tăng.

Ở nhiều quốc gia, bạo lực gia đình có chiều hướng tăng từ 30% đến 300%, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái.

Dữ liệu gần đây nhất của UNICEF chỉ ra rằng cứ 7 trẻ thì có ít nhất 1 trẻ muốn trốn mình sau cánh cửa, có tới hơn 1,6 tỷ trẻ em đã bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành…

Tại Việt Nam, đợt dịch lần thứ 4 này đã khiến tỷ lệ thất nghiệp đẩy lên mức cao nhất trong gần 2 năm bùng phát Covid-19, khiến hàng triệu gia đình Việt bị ảnh hưởng. Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, đã tiến hành khảo sát 69.000 người lao động vào hồi tháng 8 và trong số này có tới 50% người chỉ còn đủ tiền trang trải trong một tháng.

Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hương, Thường trực Thư viện Lưu trú thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thì đại dịch này như một mảnh đất màu mỡ để phụ huynh “xả rác tinh thần” lên những đứa trẻ đáng thương.

“Thảm họa kinh tế của đại dịch trực tiếp gây ra mức độ căng thẳng của các bậc phụ huynh và người gánh chịu cuối cùng lại là những đứa trẻ”, bà Lê Thị Thảo – Phó trưởng phòng Tổng đài 111 nói.

“Chẳng gì an toàn hơn là xả rác vào những đứa trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi vì chúng không biết phản kháng”, nhà tâm lý nói và phân tích rằng trong hầu hết các trường hợp, sau khi trút hết “rác” lên con, phụ huynh thường sẽ cảm thấy ân hận, muốn bù đắp cho con, thế nhưng sau đó sự việc tương tự vẫn không chấm dứt.

Hỗ trợ con phát triển bằng cách thể hiện những hành động yêu thương

Để cải thiện tình trạng trên, chuyên gia tâm lý Kim Thành khuyên rằng phụ huynh chỉ nên dạy con khi bình tĩnh, trong lúc đang nóng giận thì cha mẹ cần hít thở sâu để điều hòa khí trong người, đi uống nước cho hạ hỏa, và làm những việc khác mình thích để chuyển hướng suy nghĩ.

Về phần chuyên gia tâm lý Hồng Hương, cô nhận định rằng để giảm thiểu tình trạng phụ huynh “xả rác” lên con, cộng đồng cần tăng cường tuyên truyền và giáo dục kỹ năng chăm sóc và bảo vệ trẻ em đúng cách.

Từ phía phụ huynh, cần phải có ý thức về vấn để bảo vệ sức khỏe tinh thần cho con. Phụ huynh nên hỗ trợ con phát triển bằng cách thể hiện những hành động yêu thương.

“Một khi trẻ sở hữu lối sống chủ động và biết thể hiện tình yêu thương thì cha mẹ dù có bực bội cũng không thể cáu kỉnh trước những hành động đáng yêu của con trẻ”, chuyên gia nói.

Cha mẹ nên tập luyện quản lý cảm xúc theo nguyên tắc 25/60, tức cứ mỗi 25 phút hãy dành “phút lặng” để quay về chính mình xem mình đang làm những hành động gì; cứ mỗi 60 phút dành “phút lặng” hỏi cảm xúc của mình đang như thế nào. Nếu bạn đang tức giận, khó chịu, nổi nóng… thì đó là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần nghỉ ngơi ngay. Hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực để không gây ảnh hưởng đến người khác.

“Phương pháp này có hiệu quả cao lên đến 90% và bền vững trong vấn đề ứng xử giữa mọi người, tuy nhiên cần nghiêm túc tập luyện”, chuyên gia tâm lý Hồng Hương khuyên.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x