Tây Du Ký 1986: Diễn viên đóng cả chục vai mà khán giả không biết

20/10/21, 15:42 Cuộc sống

Trong bộ phim Tây Du Ký bản 1986, có nhiều nhân vật mà dù có xem đi xem lại phim vô số lần, khán giả cũng khó có thể nhận ra là do cùng một diễn viên thủ vai, có những diễn viên đã đóng tới cả vài chục vai diễn khác nhau. 

 Diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng thể hiện 17 nhân vật trong Tây Du ký 1986. (Ảnh qua Yan)

Theo Sohu, vào thời điểm quay Tây Du Ký 1986, cố đạo diễn Dương Khiết chỉ đủ kinh phí thuê một người quay phim và một máy quay nên đoàn làm phim đã phải chật vật cắt phần 1 từ 30 xuống còn 25 tập.

Đạo diễn cùng ê kíp cũng phải tính toán chi tiêu tiết kiệm, bằng nhiều cách như tận dụng những đồ vật bỏ đi làm đạo cụ hay cho các diễn viên kiêm nhiều vai diễn khác nhau… 

Lục Tiểu Linh Đồng đảm nhận đến 17 vai diễn

Không chỉ diễn viên phụ, diễn viên quần chúng phải “xào” vai mà ngay cả các diễn viên chính như Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ… cũng đảm nhiệm không dưới 10 vai.

Tạo hình một số nhân vật do diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng thủ vai. (Ảnh qua VTC News)

Lục Tiểu Linh Đồng được mọi người biết đến với vai Tề thiên Đại thánh Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký, nhưng trên thực tế ông còn đóng thêm 16 vai diễn khác, bao gồm những nhân vật do Tôn Ngộ Không dùng phép biến hóa thành.

Tôn Ngộ Không thường phải hóa thân thành các vai khác nhau như làm một đệ tử trong chùa, hóa thành đạo sĩ để dò hỏi thông tin, giả làm yêu quái, vào vai mẹ nuôi của yêu quái Ngân Giác và Kim Giác…

Diễn viên Diêm Hoài Lễ ngoài thủ vai Sa Tăng cũng đảm nhận thêm 9 vai khác, bao gồm: Thái Thượng Lão Quân, Tây Hải Long Vương, Thiên Lý Nhãn… 

Diễn viên Diêm Hoài Lễ đảm nhận tổng cộng 10 vai diễn khác nhau, tính cả vai Sa Tăng. (Ảnh qua dienanh.net)

Mã Đức Hoa góp mặt trong Tây Du Ký với 14 vai diễn khác nhau nhưng mọi người chỉ biết và nhận ra ông trong hình tượng Trư Bát Giới ham ăn, biếng làm.

Từ Thiếu Hoa đảm nhận vai Đường Tăng cũng không thua kém đồng nghiệp của mình khi nhận đóng thêm vai cha của Trần Huyền Trang là Trần Quang Nhụy và vai Long Vương khi đến giải cứu cho Tôn Ngộ Không bị lửa của Hồng Hài Nhi thiêu ở tập 8. 

Trì Trọng Thụy ngoài đóng vai Đường Tăng sau khi Từ Thiếu Hoa rút lui khỏi đoàn phim để chú tâm cho việc học, ông cũng kiêm thêm vai Tỉnh Long Vương trong tập phim ở nước Ô Kê và vào vai một vị thần tiên đến giúp Đường Tăng thu phục chuột bạch tinh ở tập 4…​

Tính cả Trư Bát Giới, nam diễn viên Mã Đức Hoa đã thể hiện tất cả 14 nhân vật. (Ảnh qua Yan)
 Ngoài vai Đường Tăng, diễn viên Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thụy cũng đóng những vai phụ khác. (Ảnh qua Yan)

Ngay cả vợ của Lục Tiểu Linh Đồng là Vu Hồng cũng vừa là nhân viên hậu kỳ, vừa là chuyên gia trang điểm, đồng thời còn đảm nhận 2 vai diễn trong phim là vị sứ giả nước ngoài ở tập Quét Tháp Biện Kỳ Oan, Hoàng hậu Thiên Trúc (mẹ của công chúa Thiên Trúc) trong tập phim Thiên Trúc Nhận Thỏ Ngọc.

Nhân viên đoàn phim tiết lộ diễn viên giữ kỷ lục đóng nhiều vai nhất 

Dàn diễn viên phụ được xuất hiện trong phim mọi lúc mọi nơi với nhiều tạo hình nhân vật khác nhau như nam diễn viên Hạng Hán, một mình đóng hơn 10 vai, đa phần là nhân vật phản diện, có thể kể đến:

– Anh ngư dân trên đường gặp Ngộ Không tìm đạo trường sinh ở tập 1.

Một số tạo hình của nam diễn viên Hạng Hán. (Ảnh qua Yan)

– Yêu tinh sư tử tóc vàng đánh cắp vũ khí của 3 huynh đệ Tôn Ngộ Không trong tập 23.

– Đệ tử của Bồ Đề sư tổ, đồng môn với Ngộ Không trong tập 1.

– Một con khỉ già đầu đàn của Ngộ Không khi còn ở Hoa Quả Sơn

– Thuận Phong Nhĩ, một thiên tướng có khả năng nghe thấu khắp nhân gian

– Tên cướp ở tập 5.

– Hắc hùng tinh, từng là tiểu đồng của Quan Âm Bồ Tát Nam Hải trong tập 6.

Nam diễn viên Dương Bân, người vào vai Na Tra, cũng góp mặt ở 5 vai diễn khác gồm đệ tử của Quan Thế Âm Bồ Tát, hòa thượng, Quốc vương, Tam Thái tử và đạo sĩ. (Ảnh qua VTC News)

– Cao Tài, nho sinh của Cao lão trang trong tập 7.

– Một trong các hòa thượng tại chùa Quan Âm trong tập 6.

– A Nan, đại đồ đệ của Phật Tổ Như Lai và nhân vật Ca Diếp trong tập 25 khi thầy trò Đường Tăng đã tới được Thiên Trúc thỉnh kinh. Ngoài ra, ông còn đảm nhận vai Thổ địa trong tập Ăn trộm quả nhân sâm…

Tuy nhiên, theo tiết lộ của một thành viên trong đoàn phim thì kỷ lục đóng nhiều vai nhất trong Tây Du Ký 1986 lại thuộc về diễn viên Lý Kiến Thành. 

Nam diễn viên đã đảm nhận tới hơn 20 nhân vật trong bộ phim này, tiêu biểu như: Tôn Giả ở Tây Thiên, Sư tử vàng thành tinh, Lý Ngư Tinh, Tinh Tế Quỷ, Linh Lợi Quỷ… Ông đảm nhận nhiều vai đến mức chính ông cũng không nhớ được hết. 

Diễn viên Lý Kiến Thành sinh năm 1938 tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Với niềm đam mê hí kịch cháy bỏng, ông đã thi tuyển vào đoàn Văn công Dương Châu.

 Một số vai diễn của diễn viên Lý Kiến Thành trong Tây Du Ký 1986. (Ảnh qua Cafebiz)

Năm 1986, khi đoàn phim Tây Du Ký đến Dương Châu quay phim đã đến đoàn Văn công Dương Châu để tìm diễn viên đóng vai thái giám. Lý Kiến Thành vốn nổi danh với những vai độc ác nên là lựa chọn hoàn hảo cho nhân vật thái giám âm hiểm, gian trá. 

Diễn xuất của Lý Kiến Thành khi ấy đã khiến đạo diễn Dương Khiết vô cùng hài lòng. Vì vậy, khi kết thúc quay ở Dương Châu, bà đã đề nghị ông đóng thêm các vai phụ khác trong phim: “Tại Dương Châu có thể gặp được một diễn viên tốt như anh, thật là quá may mắn. Sau này phim quay tiếp, tôi sẽ mời anh đóng các nhân vật khác”.

Trong 4 năm quay cùng đoàn phim, Lý Kiến Thành đã thể hiện đa dạng các tuyến nhân vật từ Thần tiên, Phật đến Yêu ma, Quỷ quái… Dù các vai diễn khác nhau rất nhiều nhưng ông vẫn luôn hoàn thành tất cả các vai, gây ấn tượng mạnh cho khán giả.

Không chỉ vậy, trong thời gian Mã Đức Hoa không may bị thương phải nghỉ ngơi một thời gian, Lý Kiến Thành đã vào vai Trư Bát Giới thay cho nam diễn viên này. Sau đó, đạo diễn Dương Khiết đã đề nghị Lý Kiến Thành đóng nốt những cảnh quay còn lại của nhân vật Trư Bát Giới nhưng ông từ chối.

“Khi đó chỉ còn 2 tập nữa là phim quay xong, nếu đổi diễn viên sẽ rất phiền phức. Tôi không quan tâm đến vai diễn lớn hay nhỏ. Tôi cũng không muốn gây rắc rối cho đoàn phim”,  Lý Kiến Thành chia sẻ.

Bộ phim Tây Du Ký bản 1986 chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân đến nay đã phát sóng được hơn 30 năm nhưng vẫn nhận được sự yêu mến của khán giả.

Bộ phim liên tục được chiếu đi chiếu lại trên truyền hình vô số lần và đến nay nhiều nơi vẫn chiếu lại bộ phim này. Có những khán giả năm nào cũng xem phim như một thói quen nhưng vẫn khó phát hiện ra sự thật thú vị trên.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x