Quốc hội tán thành giải cứu Vietnam Airlines, dư luận quan ngại “bất bình đẳng”
Quốc hội đã “gật đầu” cho Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn, gia hạn để các nhà băng cho Vietnam Airlines vay, đồng thời SCIC được chỉ định tham gia đợt tăng vốn của tổng công ty này.
Chiều 17/11, trong phiên họp bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 10 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), bị thiệt hại do Covid-19.
Theo đó, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, Quốc hội cũng nhất trí cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng quy định theo Luật Chứng khoán và Chính phủ. Nghị quyết cũng nêu rõ, chỉ định Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là đơn vị thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu. Trong báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến đề nghị số tiền 4.000 tỷ đồng.
Được biết, mặc dù Vietnam Airlines từng là công ty vốn Nhà nước độc quyền về mảng vận tải hàng không trong nhiều thập kỷ, nhưng hiện nay đã được cổ phần hoá. Còn hàng không tư nhân đã vươn lên chiếm lĩnh thị phần nội địa lớn nhất và đang tạo ra môi trường cạnh tranh với Vietnam Airlines về thị phần quốc tế.
Trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, không riêng gì Vietnam Airlines mà các hãng hàng không tư nhân gồm Vietjet Air và Bamboo Air cũng chịu thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng Ngân sách Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh. Hơn nữa, vì giá dịch vụ của hãng này là cao nhất Việt Nam, nếu giành lại thế độc quyền thì chịu tổn thương lớn nhất không ai ngoài khách hàng.
Từ Thức (t/h