Sau 3 lần gặp mặt, cô gái quyết định kết hôn với chàng trai đang ở trong tù

Ngày 26/10/2009, Chu Hướng Dương và Lý San San đã hoàn thành việc đăng ký kết hôn sau lần đính ước ở trong tù. Ngày hôm đó, không có váy cưới, không có thảm đỏ, không có tiệc cưới, nhưng cả hai đã chờ đợi ngày này 7 năm. Họ gặp nhau từ 7 năm trước. Trong 7 năm ấy, cả hai đều bị bắt cóc và bị tù oan. Họ đã trải qua quá trình ly biệt, tra tấn, kêu oan và bị trả thù… Điều gì đã xảy ra với họ? Họ đã trải qua những gì? Tình cảm của họ bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của họ.

Chu Hướng Dương và Lý San San. (Ảnh: Minghui.org)

7 năm trước đó, năm 2002, Chu Hướng Dương vừa trải qua hơn 2 năm tù oan. Sau khi ra tù, anh mất đi công việc kỹ sư ở Viện Đường sắt Thiên Tân số 3. Hướng Dương vốn được đào tạo tại Học viện Đường sắt Thiên Tân số 3. Nhờ quá trình tự học và làm việc chăm chỉ, anh đạt được chứng chỉ kỹ sư lập ngân sách cấp quốc gia. Khi đó ở quốc gia với dân số hàng tỷ người, chỉ có 60 người đạt được chứng chỉ này. Nhiều kỹ sư đã tận dụng cơ hội đó để làm giàu nhưng Hướng Dương chưa bao giờ làm vậy. Vì đức tin của mình vào Chân – Thiện – Nhẫn, anh không nhận phong bì hay các khoản chiết khấu, trong khi những kỹ sư đến đơn vị sau anh đã mua được 3 tòa nhà. Dù mất việc, chỉ có thể làm thuê ở bên ngoài để kiếm sống, nhưng Hướng Dương không oán hận đơn vị.

Ngày nọ, Chu Hướng Dương gọi điện cho một người bạn, nhưng ở đầu dây bên kia có giọng nói của một cô gái lạ. Anh kinh ngạc, thầm nghĩ: “Mình đã nghe thấy giọng nói đẹp nhất trên đời”. Hóa ra là Lý San San, khách của bạn anh. Cô nghe điện thoại hộ khi đến nhà bạn anh chơi.

Chẳng bao lâu sau, Chu Hướng Dương đã gặp Lý San San, khi đó cô vẫn còn là một sinh viên đại học. Ngay lần gặp đầu tiên, họ đã có một cảm giác thân thuộc không thể giải thích được. Hóa ra họ không chỉ có cùng một đức tin mà còn có những trải nghiệm tương tự.

Năm 1996, khi còn là một học sinh trung học, San San đã tập Pháp Luân Công theo mẹ. Hướng Dương cũng bắt đầu tập Pháp Luân Công vào khoảng thời gian này khi thấy bệnh đau lưng hàng chục năm của mẹ anh được chữa khỏi một cách thần kỳ mà không cần dùng thuốc. Không chỉ Hướng Dương, cha, anh trai, chị gái và người nhà anh cũng đều tập theo.

Người tập Pháp Luân Công tại một điểm luyện tập trước khi cuộc đàn áp diễn ra vào năm 1999. (Ảnh: Minghui.org)

Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, Hướng Dương và San San đều lần lượt đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị tù giam. Chu Hướng Dương bị cải tạo lao động phi pháp hơn 2 năm, và San San cũng bị giam trong trại tạm giam gần 1 năm.

Vậy nên, dù là lần đầu gặp mặt, cả hai đều nhanh chóng thấu hiểu và trân trọng nhau.

Ngày 31/5/2003, Lý San San đến Thiên Tân để tìm việc làm, Hướng Dương đón cô đến nhà một người bạn, đây là lần thứ 3 họ gặp nhau. Không ngờ giữa đường một nhóm cảnh sát đột nhiên xuất hiện và bắt cóc cả hai. Đó là nhân viên từ đồn cảnh sát huyện Hà Tây. Họ đã theo dõi Hướng Dương vì anh dám đứng ra vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công của chế độ. Hướng Dương bị kết án 9 năm tù phi pháp, San San bị liên lụy và bị kết án 1 năm 6 tháng cải tạo lao động.

Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, để đạt được chỉ tiêu và phần thưởng, cảnh sát và nhà tù sẽ làm mọi cách, kể cả tra tấn, để những người tập tuyên bố từ bỏ tu luyện môn này. Vì Hướng Dương vẫn không tuyên bố từ bỏ dù bị tra tấn, những người thuộc đội cảnh sát hình sự đã cố tình nhắc đến San San trước mặt anh nhiều lần hòng buộc anh phải phục tùng.

Hướng Dương biết rằng hơn 3 năm trước, khi San San bị bắt giam, cô đã bị cảnh sát còng tay, cùm chân, đấm đá và bị sốc điện vào mặt bằng dùi cui điện… Khi mới 19 tuổi, San San đã bị giam giữ gần 1 năm. Mỗi lần Hướng Dương nghĩ đến chuyện của San San, anh lại cảm thấy đau khổ và lo lắng. Tuy nhiên Hướng Dương không vì thế mà tuyên bố từ bỏ.

Hướng Dương tìm được cơ hội viết thư cho San San trong hoàn cảnh khó khăn của mình. Trong thư, anh động viên cô hãy kiên cường và lạc quan.

Với San San, trong những ngày tăm tối và không nơi nương tựa, bị buộc phải làm việc trong bóng tối, bức thư bất ngờ từ Hướng Dương đã sưởi ấm và khích lệ cô.

San San cũng bắt đầu viết thư cho Hướng Dương. Mặc dù bị trại lao động giám sát, thư có thể bị tịch thu hết lần này đến lần khác, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn của riêng mình, họ vẫn có thể mang lại hơi ấm và sức mạnh cho nhau, từ đó vun đắp tình cảm.

Năm 2004, vượt qua ngược đãi và tra tấn, San San sống sót sau bản án 1,5 năm tù và bước ra khỏi Trại lao động cưỡng bức nữ Bản Kiều ở Thiên Tân. Cô quan tâm đến Hướng Dương và tìm tới gia đình anh. Nhưng thật bất ngờ, không chỉ Hướng Dương, mà tất cả gia đình của anh đều bị bức hại vì tiếp tục kiên định tu luyện Pháp Luân Công bất chấp cuộc đàn áp. Anh cả, chị dâu và em gái của Hướng Dương đều bị giam giữ, trong khi đó cha mẹ anh buộc phải di cư, chỉ còn anh rể đến thăm nom những người bị giam giữ.

Trong hoàn cảnh đó, San San quyết định rằng mình phải có trách nhiệm đến thăm Hướng Dương trong tù hàng tháng. Cô rời quê nhà ở Đường Sơn, Hà Bắc, thuê nhà ở Thiên Tân và tìm việc làm trong ngành giáo dục mầm non.

Lý San San, ảnh chụp năm 2011. (Ảnh: Minghui.org)

Vào ngày đầu, với sự mong đợi, San San bắt một chuyến xe buýt đường dài đến nhà tù Tân Hải. Sau khi xuống xe, cô đi bộ nửa tiếng mới đến cổng nhà giam. Bốn bề xung quanh nhà tù Tân Hải đều trống trải, hai bên có rãnh lau sậy. San San vừa mừng vừa lo. Đã hơn 1 năm không gặp, Hướng Dương có khỏe không? Anh có bị tra tấn gì không? Đối với San San, Hướng Dương vừa gần gũi, vừa xa lạ. Xa lạ vì là trước ngày hôm ấy, cô mới gặp anh 3 lần, gần gũi là vì họ đã thấu hiểu và quý mến nhau đến vậy.

1 tiếng đồng hồ trôi qua, rồi 2 tiếng, 3 tiếng… khi những người đến thăm thân lần lượt rời đi, San San vẫn đợi. Cuối cùng nhà tù Tân Hải nói với San San rằng nếu không phải là người thân của Hướng Dương, cô sẽ không thể thăm anh. San San cảm thấy suy sụp. Đây là cái cớ để nhà giam gây khó dễ, nhưng cô cũng chỉ có thể rời đi.

Một tháng sau, San San lại đến nhà tù Tân Hải. Tuy nhiên, sau nhiều giờ chờ đợi, nhà tù vẫn từ chối thăm nom.

Ngày nhà tù từ chối lần thứ 4 với lý do San San không phải là họ hàng gần của Hướng Dương, hôm đó tuyết rơi dày đặc. Tất cả những người đến thăm thân đều lần lượt rời đi, chỉ còn lại một mình San San trước cổng nhà tù.

Trong cơn mưa tuyết dày đặc, San San biến thành một người tuyết nhỏ. Cô nhìn cánh cổng sắt lạnh lẽo, mệt mỏi và tuyệt vọng, nghĩ rằng thế giới không thể bảo vệ cho công lý còn lạnh lẽo hơn cả mùa đông tuyết trắng. Vào lúc này, một sức mạnh trỗi dậy trong lòng San San, cô âm thầm đưa ra quyết định.

Một tháng sau, San San đến nhà tù Tân Hải lần thứ 5. Hôm đó, rất điềm tĩnh và kiên định, cô cầm trên tay một bông hồng đỏ rực, nở rộ. Sau đó, cô nộp đơn đăng ký kết hôn với Hướng Dương cho quản lý nhà tù.

Các nhân viên nhà tù nhận được đơn xin kết hôn của cô đều bàng hoàng, kinh ngạc. Từ trước đến nay, thứ nhà tù nhận được là đơn ly hôn, chưa bao giờ có một tờ đơn xin kết hôn nào. Hành động của San San khiến toàn bộ trại giam chấn động. Những người quản giáo kinh ngạc đồng ý cho San San cầm bông hồng vào gặp Hướng Dương, với tư cách là vợ sắp cưới của anh.

Sau gần 2 năm cách biệt, San San và Hướng Dương bốn mắt nhìn nhau. Hướng Dương thật sự khó có thể tưởng tượng được rằng một người phụ nữ yếu đuối như San San lại không sợ bị nhà giam gây khó dễ hết lần này đến lần khác, còn nộp đơn cho nhà giam, để kết hôn với một người ngồi sau song sắt.

Hướng Dương không giỏi thể hiện tình cảm. Dù cuối cùng bông hồng đã bị quản lý nhà tù tịch thu, Hướng Dương không thể nhìn thấy, nhưng bông hồng ấy đã nở rộ trong tim anh.

Tuy nhiên tình cảm với San San không làm Hướng Dương trở nên mềm yếu, mà dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho anh. Tháng 7/2005, khi đang ở trong tù, Hướng Dương đã liên tiếp viết 2 đơn khiếu kiện, vạch trần những hành động tra tấn và bức hại người tập Pháp Luân Công của Cục quản lý Hà Tây, Thiên Tân. Tuy nhiên, đơn khiếu kiện này đã bị người đứng đầu trại giam số 5 giữ lại.

San San nhận được đơn kiện vào tháng 12. Cô và anh rể của Hướng Dương đã nộp đơn lên Cục Trại giam. Tuy nhiên, Ban quản lý nhà tù ám chỉ rằng San San và anh rể của Hướng Dương không nên chống lại nhà tù.

San San và anh rể đã đến Viện kiểm sát Hà Tây để nộp đơn khiếu nại. Một lãnh đạo của Viện kiểm sát chỉ lạnh lùng nói với họ: “Sau bao nhiêu năm, đây là trường hợp đầu tiên một gia đình Pháp Luân Công nộp đơn khiếu nại.”

Sau đó, họ lại đến Phòng Kiểm tra Kỷ luật của Sở Công an Hà Tây để nộp đơn khiếu nại. Sau khi nhận đơn, các cơ quan công quyền đã không làm gì cả. Nhưng kể từ đó, bất cứ khi nào San San ra ngoài, có những người lạ mặt theo sát cô, đó chính là cảnh sát an ninh quốc gia.

Khi đó, ở trong tù, Hướng Dương cũng phải gánh chịu một đợt tra tấn mới. Anh bị còng tay và cùm chân vì ngăn nhà tù phát sóng một bài phát thanh bôi nhọ người sáng lập Pháp Luân Công. Đây là một kiểu tra tấn gọi là “neo trên mặt đất”. Khi một người bị “neo” hơi lâu một chút, thắt lưng, cánh tay và đùi của họ sẽ đau đớn không thể chịu được, đau hơn nhiều so với bị sốc điện.

Hình thức tra tấn “neo trên mặt đất”. (Tranh: Minghui.org)

Hướng Dương bị neo liên tục không ngừng nghỉ. Đồng thời, những tù nhân cùng phòng bị ép liên tục đấm đá, chửi bới, hạ nhục Hướng Dương. Vì cơ hội được giảm án, họ còn viện cớ giúp anh hoạt động, kéo lê người Hướng Dương, khiến anh kêu la đau đớn.

Trong lúc này, nhà tù từ chối cho San San thăm anh, viện cớ Hướng Dương đã vi phạm nội quy và kỷ luật của nhà tù. Nhà tù còn cho biết Chu Hướng Dương không ăn, và họ sẽ không chịu trách nhiệm về mọi hậu quả.

Bị từ chối vào thăm thân nhân, San San cứ 2 hoặc 3 ngày lại gọi cho cai ngục để hỏi về tình hình sức khỏe của Hướng Dương. Họ luôn trả lời bằng một giọng lãnh đạm rằng Hướng Dương rất khỏe, trắng trẻo, mập mạp. Tất nhiên San San hiểu rằng họ nói dối, nhưng cô lại càng tích cực kêu gọi thả Hướng Dương.

Vài ngày sau, trưởng phòng giam số 5 của nhà tù Tân Hải đã yêu cầu San San đến văn phòng nhà tù. Ngay khi đến nơi, cô thấy trong văn phòng còn có các đội trưởng của đội số 1 và số 2. Ba người họ thay nhau uy hiếp San San: Nếu Hướng Dương tiếp tục không từ bỏ tu luyện, không hợp tác “chuyển hóa”, trại giam sẽ có “biện pháp tương ứng”.

Không lâu sau, nhà tù lại yêu cầu San San đến văn phòng một lần nữa. Họ hết mềm mỏng lại uy hiếp, với mục đích để San San phải rút đơn kiện. Nhưng vì có cùng đức tin, San San hiểu Hướng Dương, cô ấy biết anh sẽ không từ bỏ tu luyện chỉ vì muốn thoát khỏi cuộc bức hại. Mặc dù rất đau lòng, nhưng San San đã kiên quyết nói với đội trưởng nhà tù số 5 rằng cô sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng.

Trong những ngày đó, nhà tù Tân Hải đã phát động một đợt tra tấn mới với người tập Pháp Luân Công, và Hướng Dương bị nhà tù liệt vào danh sách bắt buộc phải ép từ bỏ tu luyện. Điều này có nghĩa là nếu anh chết trong quá trình bị tra tấn, nhà tù cũng không quan tâm.

Trên thực tế, kể từ khi San San đệ đơn kêu oan cho Hướng Dương và vạch trần sự tàn bạo của nhà tù, nhà tù đã bắt đầu tra tấn anh hết lượt này đến lượt khác. Anh bị “neo” hầu như suốt 24 giờ một ngày, 97 ngày, từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Tình hình của Hướng Dương ngày càng trở nên trầm trọng hơn, lo lắng và áp lực cũng ngày càng đè nặng lên San San. Nhưng điều tồi tệ hơn là người cha luôn yêu thương San San lại kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân giữa San San và Hướng Dương. Cha cô tin rằng mối quan hệ này không có hy vọng và tương lai. Ông đã vài lần ép San San đi xem mặt để rời bỏ Hướng Dương. Nhưng San San, một cô bé ngoan ngoãn và vâng lời từ nhỏ, đã từ chối hết lần này đến lần khác.

Khi cha của San San biết rằng cô đang khiếu kiện nhà tù để tìm kiếm công lý cho Hướng Dương, ông vô cùng lo sợ cô con gái nhỏ sẽ gặp rắc rối, thậm chí là nguy hiểm. Để ngăn cản San San, thậm chí ông còn đánh cô và 3 lần đề nghị cắt đứt quan hệ với con gái.

San San hiểu được những hy vọng và lo lắng của cha, sự phản đối của ông cũng khiến cô đau khổ. Nhưng cô tin rằng chỉ cần Hướng Dương có thể thoát ra khỏi tù oan, cha cô chắc chắn sẽ phát hiện ra sự chân thành, điềm tĩnh của Hướng Dương và chấp nhận anh.

Một ngày tháng 1/2006, San San đột nhiên nhận được cuộc gọi từ đội trưởng cảnh sát trại giam: “Lý San San, cô hãy tự bảo vệ mình”. Vài ngày sau, San San bị Đội An ninh Quốc gia của quận Nam Khai, Thiên Tân bắt cóc. Sau đó, cô bị giam trong trại lao động phi pháp 1 năm 3 tháng.

Hơn 1 năm sau khi bị trả thù, San San đã mãn hạn. Mặc dù bị quấy rối một cách ác ý, cô vẫn thường xuyên đến nhà tù, dù không được chấp nhận cho vào thăm Hướng Dương.

Năm 2008, Hướng Dương lại bị tra tấn và khủng bố trong tù, khiến anh không thể đi lại bình thường trong hơn 10 ngày. Anh đã quyết định tuyệt thực để bày tỏ sự phản đối. Bên ngoài nhà tù, San San càng lo lắng hơn. Cô đi khiếu kiện cho Hướng Dương và vạch trần cuộc bức hại.

Trong tù, thân thể yếu ớt vì tuyệt thực của Hướng Dương lại bị “neo” một lần nữa. Mùa đông anh không được mặc quần áo bông và phải ngủ trên đệm bẩn thỉu, thấm đầy máu, nước tiểu, mủ và mùi hôi thối. Nhà tù đối xử với anh bằng đủ mọi hình thức bạo lực.

Sau gần 1 năm tuyệt thực, Hướng Dương đã rơi vào tình trạng nguy kịch 2 lần và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Trong khi đó, San San đã thành công đưa tình hình của Hướng Dương tới thế giới rộng lớn bên ngoài để tìm cách giải cứu anh. Báo chí hải ngoại đã đưa tin về trường hợp của Hướng Dương. Ngày 17/7/2009, Nhóm Công tác Nhân quyền Pháp Luân Công ở nước ngoài đã đệ trình trường hợp bức hại của anh lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Sau khi nhà tù chịu áp lực từ các bên, ngày 28/7 năm đó, Hướng Dương được tạm tha để điều trị y tế. Sau cuộc tuyệt thực kéo dài gần 400 ngày, anh mới có thể bước ra khỏi cánh cửa nhà tù đã giam giữ và bức hại anh hơn 6 năm.

Người nhà của Hướng Dương đã đến nhà tù Tân Hải đưa anh về quê ở quận Xương Lê, Hà Bắc. Cao 1,76m, chỉ nặng 39kg, anh gầy đến mức mọi người không nhận ra, và yếu không thể tự đi lại, anh rể phải bế Hướng Dương lên xe.

Điều khiến gia đình San San và Hướng Dương không thể chịu đựng được là sau tai, trên tay và chân của Hướng Dương hầu như đều có những vết sẹo do bị sốc điện bằng dùi cui điện cao thế…

Tất nhiên, Hướng Dương vẫn không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi trở về nhà hơn 1 tháng, cân nặng của anh đã tăng từ 39kg lên hơn 50kg, sắc mặt của anh cũng chuyển từ xanh xao sang hồng hào. Quá trình hồi phục thần kỳ này khiến người thân và bạn bè xung quanh, trong đó có cả cha của San San, vô cùng kinh ngạc.

Chu Hướng Dương, ảnh chụp trước khi cuộc đàn áp diễn ra. (Ảnh: Minghui.org)

Cảm nhận được sự chất phác và trung hậu của Hướng Dương, cha San San vốn cực lực phản đối cuộc hôn nhân đã chấp nhận Hướng Dương.

Cuối cùng tình yêu gian khó và bất thường giữa Hướng Dương và San San đã nở hoa sau 7 năm gian khổ dưới áp lực sinh tử. Họ lên kế hoạch kết hôn với sự chúc phúc của gia đình hai bên. Vì gia đình Hướng Dương đang gặp khó khăn vì bị bức hại kinh tế, anh và San San quyết định không tổ chức tiệc cưới. San San cũng không đòi hỏi những tấm ảnh cưới mà cô mong đợi từ lâu, họ chỉ đăng ký kết hôn một cách đơn giản. Mặc dù không có đám cưới, không có váy trắng cô dâu San San vẫn cảm thấy rất mãn nguyện.

Khi người thân và bạn bè của Hướng Dương biết được anh đã kết hôn, và chàng trai tốt bụng này cuối cùng cũng thoát khỏi cảnh tù oan, họ đã cùng nhau quyên góp, nhất quyết tổ chức tiệc cưới cho đôi trẻ.

Không lâu sau, nhờ sự giúp đỡ của cha San San, đôi vợ chồng trẻ đã thuê một gian hàng trong một siêu thị để kinh doanh và sống một cuộc sống bình thường. Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ sống giản dị và hạnh phúc. Giữa cuộc sống bộn bề, khi Hướng Dương phải tự mình giặt quần áo, San San đã gửi tin nhắn cho anh: “Xin lỗi, em làm không tốt, đã để anh phải tự giặt đồ”. Họ chăm sóc nhau với đức tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, dù hoàn cảnh tốt hay xấu, bình thường hay bất thường. Điều họ dựa vào không phải là tình cảm nhất thời, mà là sự thấu hiểu và trân trọng nhân cách cao đẹp của nhau.

Câu chuyện này liệu có dừng lại ở đây? Không, cuộc sống vẫn tiếp tục, và cả hai vợ chồng đã phải nhiều lần đối mặt với bắt cóc và giam giữ tiếp theo vào năm 2011 và 2015. Đây chỉ là một phần câu chuyện của họ. Điều đáng quý là họ vẫn kiên định đức tin của mình bất chấp cuộc đàn áp tín ngưỡng lớn nhất vào kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.

2.300 chữ ký và điểm chỉ thỉnh nguyện yêu cầu thả Hướng Dương của người dân quê anh, huyện Xương Lê, Tần Hoàng Đảo (năm 2011). (Ảnh: Minghui.org)
5.291 chữ ký và điểm chỉ của người dân ở Đường Sơn và vùng lân cận thỉnh nguyện cho việc trả tự do cho San San (năm 2012). (Ảnh: Minghui.org)

Theo Trí Thức VN

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x