Những di ngôn trước khi chết nổi tiếng trong lịch sử (Phần 1)

30/12/15, 10:06 Cổ Học Tinh Hoa

Lịch sử đã ghi chép lại những câu nói khi cận kề cái chết của các nhân vật nổi tiếng, những vị tướng quân trung nghĩa; những câu nói này tựa như là những dự đoán cho tương lai vậy. Sự việc diễn ra tiếp theo khiến người ta không khỏi chấn động.

Khi đối diện với cái chết, con người ta dường như tiên đoán được điều gì đó … (Ảnh: Internet)

Ngũ Tử Tư nhìn thấy viễn cảnh ngước Ngô

Xin hãy lấy hai mắt của ta đặt trên Đông Môn, ta muốn nhìn thấy nước Ngô bị diệt!” 《Sử ký: Ngũ Tử Tư liệt truyện》

Ngũ Tử Tư là tướng quốc nước Ngô cuối thời xuân thu trong lịch sử Trung Quốc, ông đồng thời còn là một thầy thuốc giỏi.

Ngũ Tử Tư từng nhiều lần khuyên can Ngô Vương Phù Sai giết Câu Tiễn nhưng Phù Sai không nghe theo. Phù Sai nóng lòng tiến vào Trung Nguyên, dẫn theo đại quân đánh nước Tề, Ngũ Tử Tư khuyên Phù Sai tạm không nên tấn công nước Tề, vì lực lượng còn yếu. Phù Sai nhẹ dạ tin theo thái tể Bá Dĩ gièm pha, nói Ngũ Tử Tư âm mưu muốn nhờ cậy vào nước Tề để phản Ngô nên đã phái người đưa cho Ngũ Tử Tư một thanh bảo kiếm, lệnh cho ông phải tự sát.

Trước khi tự sát, Ngũ Tử Tư nói với người đối diện rằng: “Xin hãy lấy hai mắt của ta đặt trên Đông Môn, ta muốn nhìn thấy nước Ngô bị diệt!”. Sau khi Ngũ Tử Tư chết được 9 năm, nước Ngô bị Việt Quốc tấn công đánh bại.

Dự Nhượng đến chết vẫn làm trung thần

“Ta có thể báo thù cho Trí Bá Dao rồi!” 《Sử ký: Thích khách liệt truyện》

Dự Nhượng là vị tướng người nước Tấn nổi tiếng thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Ông từng là gia thần cho gia tộc họ Phạm, gia tộc họ Trung Hàng, cuối cùng là gia thần của Trí Bá Dao, là người đứng đầu gia tộc họ Trí quyền lực lớn nhất nước Tấn lúc bấy giờ. Ông được Trí Bá Dao hết sức tin tưởng và đối đãi như một bậc thượng khách.

Năm 453 trước Công Nguyên, Trí Bá Dao mang quân đi đánh họ Triệu, một gia tộc lớn nhất nước Tấn thời ấy, nhưng lại bị Triệu Tương Tử liên kết với gia tộc họ Hàn và gia tộc họ Ngụy đánh bại. Gia tộc họ Trí bị tiêu diệt, phần đất của gia tộc họ Trí bị ba gia tộc kia chia nhau. Riêng Trí Bá Dao bị Triệu Tương Tử chặt đầu, giết hại rất dã man để thỏa hận.

Dự Nhượng biết tin chủ bị giết đành phải trốn vào núi và thề trả thù cho gia tộc họ Trí. Quyết tâm trả thù, Dự Nhượng thay tên đổi họ rồi xin vào làm người hầu ở trong cung của Triệu Tương Tử, luôn cố gắng tìm tìm cơ hội hành thích Triệu Tương Tử. Tuy nhiên Triệu Tương Tử cảm thấy bất an bèn bắt Dự Nhượng tra hỏi và phát hiện ra âm mưu báo thù của ông, thấy Dự Nhượng có lòng trung nghĩa, Triệu Tương Tử tha chết và thả Dự Nhượng đi.

Dự Nhượng ám sát Triệu Tương Tử nhưng bất thành. (Ảnh: Internet)

Không chịu bỏ cuộc, Dự Nhượng tự hủy hoại bề ngoài và giọng nói khiến cho đến vợ ông cũng không thể nhận ra chồng. Một lần, biết tin Triệu Tương Tử ra khỏi cung, Dự Nhượng giả dạng ăn mày nấp dưới cầu định thừa cơ hành thích, nhưng ám sát không thành còn bị Triệu Tương Tử bắt.

Triệu Tương Tử biết không thể lung lay quyết tâm báo thù của Dự Nhượng nên đành phải quyết định giết ông. Dự Nhượng biết mình sẽ phải chết, nên đã cầu xin mượn một bộ y phục của Triệu Tương Tử mặc để tự sát, Triệu Tương Tử đồng ý. Dự Nhượng mặc quần áo vào coi mình như là Triệu Tương Tử rồi tự đâm vào cổ mình  tự vẫn.

Trước lúc chết Dự Nhượng đã nói câu: “Ta đã có thể báo thù cho Trí Bá Dao rồi”. Trước tấm lòng trung thành của Dự Nhượng, kẻ sĩ nước Triệu nghe chuyện ông chết thì ai nấy cũng đều không khỏi bùi ngùi.

Bạch Khởi than trời xanh

Không biết đã ta phạm tội gì với trời, mà phải nhận kết cục này?”《Sử ký: Bạch khởi vương tiễn liệt truyện》

Bạch khởi là một trong bốn danh tướng của nước Tần trong thời kỳ Chiến quốc, nhưng cuối cùng lại bị Tần Chiêu Tương Vương ban cho cái chết. Bạch Khởi cầm kiếm ngửa mặt lên trời thở dài nói: “Ta đã phạm tội gì với trời, mà phải nhận kết cục này?”.

Sau khi suy nghĩ một lúc, ông lại nói: “Ta đáng tội chết, Trận đánh ở Trường, vài chục vạn quân Triệu đã đầu hàng, nhưng ta lại dùng thủ đoạn lừa gạt chôn sống tất cả bọn họ, ta đáng tội chết!”. Nói xong thì ông tự sát.

Kinh Kha – Tráng sĩ một đi không trở về

Kinh Kha ám sát vua Tần. Nhưng rốt cuộc vụ ám sát không thành, để lại một câu chuyện lịch sử bi tráng. (Ảnh: Internet)

“Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh, Tráng sĩ một đi không trở về”《Sử ký: Kinh Kha liệt truyện》

Kinh Kha là thích khách nổi tiếng thời kỳ Chiến Quốc. Sau khi Tần quốc diệt Triệu, quân đội Tần tiến sát tới biên giới phía nam Yên. Thái tử Đan nước Yên sợ hãi, quyết định phái Kinh Kha ám sát vua Tần (Tần Thủy Hoàng). Thái tử Đan nói với Kinh Kha: “Quân Tần sớm muộn cũng qua sông Dịch, ta muốn giữ túc hạ ở lại lâu e cũng không được nữa”.

Kinh Kha đáp: “Theo lời Thái tử, thần nguyện đi yết kiến vua Tần. Chuyến đi lần này nếu không có vật làm tin, thì e rằng không thể đến gần vua Tần được. Vua Tần muốn lấy đầu của Phàn Ô Kỳ, treo giá nghìn lượng vàng. Nếu có được đầu của Phàn tướng quân và bản đồ Đốc Cương dâng lên vua Tần, vua Tần ắt sẽ phải gặp thần, vậy thần mới có thể giúp Thái tử được”. (Phàn Ô Kỳ là người từng thất sủng với vua Tần, cũng là một thích khách của thái tử Đan vào thời điểm đó. Tần Thủy Hoàng rất giận Phàn Ô Kỳ và muốn lấy đầu ông)

Nước Yên có một võ sĩ tên Tần Vũ Dương, năm 12 tuổi đã từng sát nhân, không ai dám xem thường ông ta. Thái tử Đan liền phong Tần Vũ Dương làm phó tướng.

Năm 227 trước công nguyên, Kinh Kha và Tần Vũ Dương mang theo đầu của Phàn Ô Kỳ và bản đồ Đốc Cương bên trong có giấu một con dao găm tẩm thuốc độc (được cuộn tròn lại). Hai người lên đường sang nước Tần yết kiến Tần Thủy Hoàng.

Đến sông Dịch Thủy, mọi người bày tiệc tiễn khách. Cao Tiệm Ly gảy đàn trúc, Kinh Kha hát theo, tiếng hát chưa dứt, quân sĩ đều chảy nước mắt. Lại hát tiếp rằng:

“Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn,

Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn!”

Tạm dịch là:

“Gió thổi vi vu, Dịch Thủy lạnh

Tráng sĩ một đi không trở về!”

Tới nước Tần, Kinh Kha mang theo đầu của Phàn Ô Kỳ và tấm bản đồ nước Yên, cùng với dũng sĩ Tần Vũ Dương đến gặp vua Tần. Tần Vũ Dương mang theo tấm bản đồ có giấu sẵn dao găm bên trong, Kinh Kha bưng đầu của Phàn Ô Kỳ được đựng trong chiếc hộp. Tần Vũ Dương là dũng sĩ, nhưng trong hoàn cảnh này cũng không khỏi khiếp sợ đến biến sắc mặt.

Thấy Tần Vũ Dương có phần run sợ, Kinh Kha bèn lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ ra, Kinh Kha rút con dao găm đâm Tần Thủy Hoàng.

Kinh Kha đâm trượt, Tần Thủy Hoàng có cơ hội bỏ chạy. Kinh Kha đuổi theo Tần Thủy Hoàng trên điện, Tần Thủy Hoàng rút kiếm chém Kinh Kha bị thương ở tay, Kinh Kha phi con dao găm vào người Tần Thủy Hoàng nhưng lại trượt và chỉ trúng vào cái cột đồng. Cuối cùng, binh lính Tần xông vào giết chết Kinh Kha. Quả đúng như lời hát “Tráng sĩ một đi không trở về”.

Lê Hiếu, dịch từ secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x