Nhớ kỹ những đại kị từ mồng 1 đến mồng 9 Tết để cả năm may mắn
Người Việt quan niệm, những ngày đầu năm mới nếu gặp nhiều điều tốt thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại. Bởi vậy, từ xưa trong dân gian có rất nhiều kiêng kỵ trong năm mới, đặc biệt từ mồng 1 đến mồng 9 Tết.
Từ mồng 1 đến mồng 9 Tết đại cấm kị những điều sau:
Mồng 1
1. Đầu năm đầu tháng kị đánh vỡ chén đĩa, những đồ bằng thủy tinh như gương, những vật dụng bằng gốm sứ để phòng ngừa rủi ro phá vận tốt. Nếu không cẩn thận đánh vỡ mất, có thể dùng giấy đỏ bọc lại, đầu tiên đặt trên bàn thờ thần, thầm niệm những lời may mắn như “cả năm bình an”…, sau đó đợi đến mồng 5 mới đem vứt đi.
2. Buổi sáng ngày đầu năm kị tắm rửa, gội đầu, giặt quần áo, nếu không sẽ rửa trôi tài phú cả năm.
3. Ngày đầu năm kị thúc giục người khác rời giường, như vậy sẽ làm cho người đó cả năm đều bị người khác thúc giục làm việc.
4. Đầu năm không động đến chổi, nếu không sẽ quét sạch may mắn, còn đưa sao chổi tới nhà, gặp nhiều vận xui.
5. Buổi sáng đầu năm kị ăn cháo, kị ăn đồ mặn và uống thuốc; ngày xưa chỉ có người nghèo không có cơm ăn mới ăn cháo, đầu năm ăn cháo, cả năm sẽ nghèo khó.
6. Đầu năm kị ngủ trưa, theo người xưa dạy rằng không ngủ ngày, khuyến khích mọi người không được lười nhác, thế nên ngủ trưa đầu năm sẽ ảnh hưởng đến tài vận sự nghiệp.
7. Đầu năm kị dùng dao kéo, tục ngữ nói: “đầu năm dao kéo, miệng lưỡi thị phi khó tránh khỏi”.
Mồng 2
1. Con gái về nhà mẹ đẻ kị mang quà số lẻ, truyền thống cho rằng số lẻ là điềm xấu, thế nên con rể mang quà nhất thiết phải có đôi.
2. Mồng 2, ở một số nơi sẽ có người đến bán này nọ như thần tài. Nếu không muốn mua, có thể trả lời là “đã có”, kị nói “không cần” để tránh điềm xấu.
3. Kị giặt quần áo, theo người xưa nói mồng 2 là sinh nhật của thần nước nên kị giặt quần áo.
Mồng 3
Theo văn hóa Trung Hoa, mồng 3 là ngày Xích Cẩu, kị chúc Tết. Xích cẩu – con chó đỏ là vị thần tiêu nộ (giận dữ), sẽ gặp điềm xấu, vì vậy ngày Mồng 3 không nên ra ngoài, không nên chúc Tết, cũng không nên tiếp khách.
Mồng 4
Ngày Mồng 4, kị ra khỏi nhà.
Theo dân gian, ngày này là ngày tiếp đón Thần, nghênh đón chúng thần, Táo quân và chúng thần trở về bảo hộ cả nhà. Đặc biệt là Táo Thần sẽ điểm danh, cho nên mọi người đều phải ở trong nhà, chuẩn bị trái cây phong phú, dâng hương đèn và đốt pháo cung nghênh các Thần.
Mồng 5
1. Theo dân gian, mồng 5 là ngày “phá ngũ” (khai trương đầu năm), nghĩa là những cấm kị trong những ngày trước qua ngày này đều được phá trừ. Ngày này phải dọn dẹp sạch những rác rưởi trong những ngày vừa rồi, gọi là “tống cùng” (tống tiễn cái nghèo đi), nếu không sẽ mang đến sự nghèo khổ.
2. Nhiều nơi vào tháng Giêng đầu năm đều cúng thần Tài. Theo truyền thuyết dân gian, thần Tài là thần Ngũ Lộ (5 con đường), chỉ Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung, ý nói ra ngũ lộ, đều có thể đắc tài.
3. Ngày này, mọi người có thể cùng nhau ăn sủi cảo, nhưng đừng ăn ngó sen, đừng chải đầu.
Mồng 6
Vào ngày này, cửa hàng, quán rượu chính thức khai trương buôn bán, hơn nữa còn đốt pháo. Trước cửa nhà nên đặt một cây quất lớn, cây quất này nhất định phải nhiều trái, nếu không sẽ “không đa quất thiểu”, nghĩa là “lành ít dữ nhiều”, không tốt cho cả năm.
Có nhiều chỗ trước khi khai trương cấm kị phụ nữ khác họ đến nhà, đợi đến sau khi “khai trương”, mới tiếp tục kết giao. Ngày hôm đó, người được hoan nghênh nhất là bé trai 12 tuổi, 12 tức là gấp đôi 6, tức là 66 (Hán Việt là Lục Lục, đọc trại là Lộc Lộc).
Mồng 7
Kiêng kị động đến việc may vá, kị trừng phạt con cái. Cũng gọi là ngày “thất sát”, rất nhiều sự việc không nên tiến hành, thực tế nên tránh ra ngoài đi xa vào ngày này.
Mồng 7 gọi là “nhân nhật”. Ngày này, người dân Hồng Kông thích ăn cháo “cập đệ”, cái gọi là “cập đệ”, là hi vọng thi cử thuận lợi, đỗ đạc bảng vàng.
Mồng 8
Ngày này, các vì sao sẽ hạ giới, vì vậy phải cúng sao, ở các chùa miếu thường đặt bàn cúng sao, phụ nữ “tới tháng” không được vào chùa thắp hương.
Mồng 9
Mồng 9 là ngày trời sinh, vì là ngày Ngọc Hoàng Thượng đế thánh đản, nên đại kị việc phơi quần áo.
Mai Mai, dịch từ kannewyork.com