Nhạc vũ trong văn hóa Thần truyền: Sức mạnh vô hình đánh bại ngàn quân

09/10/19, 08:00 Cổ Học Tinh Hoa

Từ xưa đến nay con người đều tin rằng vũ trụ vạn sự vạn vật là do Thần sáng tạo ra. Âm nhạc cũng nằm trong số đó, nó xuyên suốt từ đầu đến cuối trong nền văn minh nhân loại, có tác dụng vô cùng quan trọng.

Âm nhạc xuyên suốt từ đầu đến cuối trong nền văn minh nhân loại, có tác dụng vô cùng quan trọng. (Ảnh: Sohu)

Vậy “Nhạc” là gì? Vào thời cổ, “Nhạc” không phải là âm nhạc với ý nghĩa hạn hẹp mà chúng ta biết đến ngày nay, nó bao gồm 3 phương diện, thơ từ, âm nhạc, vũ đạo, nội hàm rất to lớn, tinh tế và sâu sắc.

Ví dụ, hiện nay chúng ta biết, tập thơ lâu đời nhất của Trung Quốc là “Kinh Thi”, lưu truyền trong đó đều là thể thơ cổ, tổng cộng hơn 300 bài. Thực ra thời thượng cổ, toàn bộ thơ trong “Kinh Thi” là dùng để hát, diễn tấu, nó giống như Tống từ và Nguyên khúc vậy. Những bài thơ đó không chỉ dùng để hát, nó còn thường kèm theo vũ đạo, có thể mang theo lời ca, mang theo điệu múa.

Không chỉ Trung Quốc, ở nền văn minh Hy Lạp cổ – cái nôi của văn minh phương Tây, thì thơ ca, âm nhạc và vũ đạo cũng là một thể thống nhất, không thể tách rời. Cùng với sự ra đời của thơ ca, thì khúc điệu cũng ra đời, những nhà thơ du ca có thể tấu nhạc, hát ngâm, kết hợp với cả vũ đạo.

“Nhạc” thời cổ đại mô phỏng phép tắc của vũ trụ tự nhiên, tức là phỏng theo Đạo, sáng tạo ra vạn vật, phỏng theo trí huệ của Thần, do đó có sức mạnh và dấu ấn của Thần, có thể từ nền tảng của vạn vật mà quy chính vạn vật, khiến tất cả đồng hóa Đại Đạo, hòa hợp mà có trật tự.

Trong truyền thuyết phương Đông, khởi đầu văn minh nhân loại, Thần đã từng hạ thế chuyển sinh thành Thánh nhân, đem trí huệ cấp cho nhân loại, truyền thụ văn hóa cho nhân loại, bảo hộ nhân loại đi qua thời mông muội bước vào văn minh. Nhạc cũng sinh ra như vậy, văn minh Trung Hoa cao thâm không thể dò tìm cũng sinh ra như vậy, do đó được gọi là văn hóa Thần truyền.

Các ngài Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông v.v.. đều là những Thánh nhân do Thần hạ thế, các ngài đã từng tồn tại với trạng thái nửa Thần nửa nhân, trong lịch sử đã để lại rất nhiều Thần tích, để lại cho dân tộc Trung Hoa trí huệ cao thâm khôn lường.

“Nhạc” thời cổ đại mô phỏng phép tắc của vũ trụ tự nhiên, tức là phỏng theo Đạo, sáng tạo ra vạn vật, phỏng theo trí huệ của Thần. (Ảnh: Kknews)

Ở phương Tây cũng như vậy, trong Thần thoại cổ Hy Lạp, văn minh nhân loại đều do Thần sáng tạo và cai quản. Ví dụ văn nghệ do thần Apollo cai quản, dưới thần Apollo là 9 vị nữ thần Muse cai quản âm nhạc, lịch sử, thơ ca, kịch, vũ đạo v.v.. Do đó âm nhạc trong tiếng Anh (music) có nguồn gốc từ từ âm nhạc trong tiếng Hy Lạp cổ (mousike), ý nghĩa là “Nghệ thuật của nữ thần Muse”.

Bất kể phương Đông hay phương Tây, đã từng trong thời gian dài, người và Thần cùng tồn tại trên Trái Đất, đã để lại rất nhiều Thần tích và nhiều ẩn đố khó giải, đem những điều này ẩn chứa trong văn hóa truyền lại cho nhân loại, để nhân loại vào thời gian nào đó khi đã bị mê rồi, có thể phát hiện ra tông tích mà Thần để lại, từ đó làm thức tỉnh ký ức ban đầu của nhân loại, lại trở về với vòng tay của Thần.

Ca múa chưa hết, ba quân cởi giáp

Nhạc ban đầu căn bản không phải dùng để nhân loại giải trí, mà dùng để điều tiết tự nhiên, quy chính trật tự vạn vật trong trời đất, nó phỏng theo trí huệ siêu nhiên của Thần, lấy phép tắc thiên đạo hoàn mỹ làm tiêu chuẩn, có thể vỗ yên vạn vật, khiến tất cả trở về với đại đạo, hài hòa mà trật tự. Do đó, nhạc thời kỳ đầu là công cụ để giáo hóa nhân tâm quan trọng nhất của xã hội đương thời.

Tác dụng giáo hóa nhân tâm của nhạc đã có đủ ngay từ ngày đầu tiên nhạc ra đời, trong quá trình phát triển của lịch sử cũng luôn luôn kéo dài tác dụng này, chỉ là càng về sau này thì biểu hiện ra càng ẩn kín, càng yếu đi, mà tác dụng giải trí của nhạc thì trái lại lại trở thành chủ đạo. Đặc biệt sau thời cận đại, tác dụng giáo hóa này đã bị phá hoại hoàn toàn, dần dần trở thành công cụ bại hoại đạo đức nhân tâm, phóng túng dục vọng.

Nhạc thời kỳ đầu ngoài tác dụng giáo hóa nhân tâm, quy chính trật tự vạn vật ra, còn có một tác dụng quan trọng nữa, đó là làm công cụ truyền tin và thực thi chính lệnh.

Nhạc thời kỳ đó, là kênh quan trọng để quân vương ban bố với thiên hạ, thúc đẩy giáo hóa, và để hiểu phong khí xã hội, lắng nghe tiếng nói của người dân. Quân vương đem giáo hóa thiên hạ phổ thành nhạc vũ, sau đó thúc đẩy truyền bá ra thiên hạ, dân chúng trong khi hát múa đã đồng hóa với giáo hóa của quân vương, ‘nhuận vật vô thanh’ (có lợi cho vạn vật mà không cần nói).

Trong Binh Pháp Tôn Tử có nói: “Không đánh mà khuất phục được quân địch” chính là cảnh giới cao nhất của dụng binh. Tôn Tử muốn nói ở đây là dùng mưu lược để đạt được mục đích, không đánh mà thắng. Nếu ngay cả mưu lược cũng không cần sử dụng, chỉ trong khi hát múa đã khiến quân tướng địch cởi giáp, các nước man di phương xa thần phục, thì lại là cảnh giới như thế nào?

Nhạc vũ cũng là từ thời kỳ nền văn minh tiền sử xa xưa lưu truyền lại, là “hóa thạch sống” của nền văn minh tiền sử. (Ảnh: ShenYun)

Vào thời kỳ Ngũ Đế, bộ tộc Tam Miêu thường làm loạn, phá hoại trật tự xã hội, không phục tùng thống trị, đây luôn là vấn đế khiến xã hội đương thời đau đầu. Tam Miêu có nguồn gốc từ bộ lạc Cửu Lê của Si Vưu, Si Vưu bị Hoàng Đế đánh bại, tàn dư bộ lạc sót lại phát triển thành dân tộc Tam Miêu sau này. Dân tộc Tâm Miêu rất hung hãn, dã man, thiện chiến, thích làm loạn, khó thuần phục.

Trong sách “Thượng Thư” có chép: Thời vua Thuấn, Tam Miêu lại không phục tùng sự thống trị mà lại làm loạn, Thuấn bèn phái Vũ đem quân chinh phạt. Sau khi thảo phạt một tháng, Tam Miêu vẫn không phục, Vũ cũng hết cách chinh phục Tam Miêu. Thế là Vũ bèn nghe theo kiến nghị của Bá Ích, ngừng sử dụng vũ lực, rút quân về triều đình.

Sau khi rút quân trở về, vua Thuấn bèn dốc sức thi hành giáo hóa, sai người cầm lông vũ, mộc, biểu diễn nhạc vũ ở giữa hai bậc thềm phía Đông và phía Tây hoàng cung, để cho thiên hạ thấy. Giáo hóa thông qua nhạc vũ rất nhanh chóng  được truyền bá đi, cũng truyền đến chỗ Tam Miêu. 70 ngày sau, Tam Miêu bị cảm hóa, đến quy thuận, bày tỏ thần phục.

Không chỉ ca múa có thể khuất phục quân địch, người xưa trong chiến tranh tàn khốc, khi xung phong đánh trận, cũng có thể ca hát mà chiến đấu, điều này đối với người ngày nay mà nói thì thật khó tưởng tượng.

Theo sử sách ghi chép: Khi Võ Vương phạt Trụ quyết chiến nơi cánh đồng ở Triều Ca, chỉ dẫn theo 300 cỗ binh xa, 45 nghìn binh sĩ, 3 nghìn quân xung phong, trong khi quân đội của Trụ Vương là 70 vạn người, số lượng khác nhau một trời một vực.

Đúng lúc 2 bên giao tranh, tiếng trống chấn động trời xanh, quân đội Võ Vương bước chân theo tiết tấu của nhịp trống, vừa ca múa vừa đánh, phía trước hát, phía sau múa, nghênh đón đại quân Trụ Vương, “ca hát át quân Ân”.

Trước thế trận như thế này, đại quân triều Thương không biết cảm nghĩ như thế nào, sử sách có chép, họ lâm trận quay ngược mũi giáo, dẫn quân đội Võ Vương tiến công Triều Ca, khiến Võ Vương nhỏ yếu đã đánh bại triều Thương hùng mạnh, dễ như bẻ cành cây mục. Sự kiện này đều được ghi chép trong “Hoa Dương Quốc Chí” và “Bạch Hổ Thông”.

Nhạc tấu mấy lượt, cảm ứng trời giáng Thần

Nhạc thời kỳ đầu do phỏng theo trí huệ của trời đất Thần linh, nên có thể câu thông với Thần, do đó chủ yếu cũng được dùng làm công cụ tế lễ và câu thông với trời đất, Thần linh.

Ví dụ nhạc vũ thời Lục Đại đều dùng để tế lễ, tùy theo thời gian và trường hợp khác nhau mà sử dụng nhạc vũ khác nhau, tế lễ đối tượng khác nhau.

Nhạc thời kỳ đầu do phỏng theo trí huệ của trời đất Thần linh, nên có thể câu thông Thần. (Ảnh: Sohu)

“Chu Lễ” có chép: Khi tế lễ, diễn tấu nhạc vũ Lục Đại, diễn tấu một lượt, thì cảm ứng vời loài chim và Thần sông hồ đến; Diễn tấu hai lượt, thì cảm ứng vời loài thú lông ngắn và Thần núi rừng đến; Diễn tấu ba lượt, thì cảm ứng vời loài cá và Thần gò đồi đến; Diễn tấu bốn lượt, thì cảm ứng vời động vật có lông tơ và Thần bên sông đến; Diễn tấu năm lượt, thì cảm ứng vời động vật giáp xác và Thần đất đến; Diễn tấu sáu lượt, thì cảm ứng vời Long Lân Quy Phượng và Thiên Thần đến.

Và cũng chép: Lấy luật chuông kép là âm cung, dùng đánh trống, sử dụng trúc độc sinh chế thành nhạc cụ ống, sử dụng cây tốt trên núi mây chế thành đàn cầm đàn sắt, nhảy điệu múa “Vân môn”, vào ngày đông chí, ở một gò tròn ngoài đồng phía Nam đô thành (Nam giao) cùng diễn tấu, khi diễn tấu đến lượt thứ sáu, Thiên Thần tới tấp giáng lâm, lúc đó có thể làm lễ tế các Thiên Thần.

Cũng như vậy, khi diễn tấu khúc “Hàm trì” tế đất, khi diễn tấu đến lượt thứ tám, thần đất sẽ hiện thân.

Theo những ghi chép này, khi tế lễ thời kỳ đầu triều Chu, diễn tấu nhạc vũ thực sự có thể cảm ứng vời thần linh giáng thế, đích thân đến nhận lễ tế, đây cũng là sức mạnh nhạc vũ thời kỳ đầu có thông tới Thần. Nhạc vũ do có thể thông Thần, giáng Thần, nên đương thời dùng rất nhiều để tế lễ, thế là phát triển thành múa hầu đồng.

“Đồng cốt” thời thượng cổ không phải là khái niệm ông đồng bà cốt mà người hiện đại nghĩ đến. “Đồng cốt” mà người hiện đại nhận biết là người giả thần giả quỷ, theo nghề tà môn oai đạo ở tầng thấp xã hội. “Đồng cốt” thời kỳ thượng cổ không như vậy, địa vị xã hội của họ rất cao, được mọi người kính ngưỡng, rất nhiều người đồng thời làm thủ lĩnh bộ lạc. Đồng cốt thời thượng cổ đại đa số đều có thần thông, có năng lực và trí huệ siêu phàm, có thể câu thông với Thần, là người nói thay Thần ở chốn nhân gian, đã phát huy tác dụng trọng đại trong đời sống chính trị của bộ tộc và quốc gia.

Trong “Quốc Ngữ” có chép: Thời viễn cổ chỉ có người có tinh thần chuyên chú, thông minh trí huệ, quang minh thánh khiết, thuần khiết cao thượng, thì Thần minh mới giáng xuống thân anh ta, để anh ta trở thành môi giới câu thông giữa người với Thần, người như thế này, nam gọi là Ông đồng, nữ gọi là Bà cốt.

Nghi thức mà nhân loại thượng cổ câu thông với thần linh trời đất, cơ bản là thông qua đồng cốt tiến hành; mà đồng cốt thì thường thông qua nhạc vũ làm tải thể để đạt được mục đích câu thông với thần linh trời đất và giáng thần.

Từ chữ giáp cốt triều Thương để lại, ghi chép về múa hầu đồng có rất nhiều, đặc biệt là khi tế lễ và cầu mưa, múa hầu đồng dường như không thể thiếu. Như: “Năm Canh Dần bói, năm Tân Mão múa đãi, có mưa. Năm Nhâm Thìn múa đãi, có mưa. Năm Canh dần bói, năm Quý Tỵ múa đãi, có mưa. Năm Canh Dần bói, năm Giáp Ngọ múa đãi, có mưa”.

Ở đây chép “múa đãi”, cũng gọi là “bàn đãi”, là một loại múa hầu đồng thời thượng cổ nhảy khi cầu mưa. Thời cổ, hễ đại hạn thì nhất định phải cử hành lễ “Vu tế” để cầu mưa, “vu” là một loại tế lễ cầu mưa thời cổ. Đãi vũ là múa hầu đồng nhảy khi làm lễ vu tế, bình thường người múa là do đồng cốt đảm nhiệm, có khi đế vương đích thân làm người múa. Như: “Vua bỗng nhiên múa bàn đãi”, “Năm mậu tý xem thiên văn, vua múa Vũ vũ, may mắn” v.v… là ghi chép vua Thương đích thân nhảy múa “đãi vũ” và “vũ vũ”.

Thương Thang – Đế vương khai quốc triều Thương, trong lịch sử có điển cố nổi tiếng “Thương đảo tang lâm”. (Ảnh: Kknews)

Về vua Thương cầu mưa, sớm nhất bắt nguồn từ Thương Thang – Đế vương khai quốc triều Thương, trong lịch sử có điển cố nổi tiếng “Thương đảo tang lâm” (Vua Thang cầu mưa ở rừng dâu).

Tổng hợp các điển tịch ở “Hoài Nam Tử”, “Lã Thị Xuân Thu”, “Thi Tử” v.v.. đều có chép: Thương Thang lật đổ Hạ Kiệt, khi mới lên ngôi, thiên hạ đại hạn năm năm liên tiếp, không có thu hoạch. Vua Thang lệnh cho sử quan đốt củi ở ngoại ô, lấy bò, dê, lợn làm vật tế thần, tế lễ Thượng Đế, cầu xin giáng mưa.

Khi vua Thang cầu khấn, tự trách mình, kể ra sáu sai lầm mà ông có thể đã phạm phải, cầu xin Thượng Đế ban phúc giáng mưa, nhưng không có chút hiệu quả nào. Đại hạn kéo dài sang năm thứ bảy, dân không có đường sống, vua Thang lại lập đàn ở Tang Lâm (rừng dâu), tế trời cầu mưa. Sử quan sau khi bốc quẻ nói, phải dùng người sống làm vật tế Thần, Thượng Đế mới giáng mưa.

Vua Thang nói: “Cầu mưa vốn là để vì dân, sao có thể vì thế mà hại dân được?”. Bèn quyết định lấy chính mình làm vật tế thần. Ông cắt tóc, móng chân móng tay, tắm gội sạch sẽ, rồi ngẩng mặt lên trời cầu khẩn rằng: “Chỉ mình con có tội, không thể trừng phạt muôn dân, nếu muôn dân có tội, đều giáng tội xuống mình con, không được vì mình con bất tài mà hại đến sinh mệnh bách tính”.

Cầu khẩn xong liền ngồi lên đống củi, đúng lúc đồng cốt sắp châm lửa đốt củi thì mưa lớn bỗng nhiên trút xuống, kéo dài suốt mấy vạn dặm, bách tính vui sướng, hát ca nhảy múa ca ngợi đại đức của vua Thang, đó là nguồn gốc của nhạc “Tang lâm”.

Nhạc “Tang lâm” đến thời Chu, vẫn rất thịnh hành. Trang Tử khi miêu tả Bào Đinh mổ trâu đã nói, đao pháp, động tác, tiết tấu của Bào Đinh hoàn toàn hợp với nhạc vũ “Tang lâm”, lấy nhạc “Tang lâm” dùng cho mổ trâu, thật là dùng nhạc vũ sống động, thần kỳ. Không chỉ Bào Đinh như vậy, thời kỳ đó dường như người người đều như thế này.

Trong “Lễ ký – Ngọc tảo” có nói: “Thời cổ, người quân tử phải đeo ngọc bội. Ngọc bội bên phải va vào nhau phát ra âm thanh, là âm chủy và âm giốc, bên trái phát ra âm thanh là âm cung và âm vũ, ngọc bội hai bên trái phải như thế này, khi đi có thể phát ra tiếng của âm nhạc. Khi đi nhanh phải phù hợp với nhạc ‘Thái tề’, khi đi chậm phải phù hợp với nhạc ‘Tứ hạ’.

Đi đường khi quay người đi phải phù hợp với khuôn phép, thành hình tam giác vuông. Khi tiến lên, phải hơi cúi người, giống như vái. Khi lùi phải hơi ngửa người, như thế này, ngọc bội sẽ theo thay đổi tư thế cơ thể mà phát ra âm thanh hài hòa. Người quân tử khi ngồi xe, có thể nghe được âm thanh của chuông loan, chuông hòa trên xe, khi đi bộ, nghe được âm thanh ngọc bội đeo bên người tấu lên, do đó tất cả các tà niệm sẽ không tiến nhập vào trong tâm người quân tử được”.

“Chu lễ – Đại tư nhạc” có chép: Khi thiên tử đi chậm phải hợp với tiết tấu “Tứ hạ”, khi đi nhanh phải hợp với tiết tấu “Thái tề”, khi ngồi xe xuất hành cũng như vậy. Quay về phía sau, quay trái quay phải, cúi người hành lễ v.v.. đều phải hợp với nhịp phách của chuông trống.

Xem các ghi chép này, sẽ làm người hiện đại khó hiểu: Đây là một xã hội si mê âm nhạc làm sao! Nhưng đây chính là miêu tả cuộc sống chân thực của cổ nhân cao quý mà lại điển nhã.

Con em quý tộc triều Chu từ 13 tuổi bắt đầu học “Lục tiểu vũ” (6 bài múa nhỏ), 15 tuổi phải học “Tượng vũ”, 20 tuổi phải học “Lục đại vũ”, những bài múa này nếu không học được thì không cách gì bước chân vào xã hội được.

Thời kỳ đó, trên đến Thiên tử, dưới đến bách tính bình dân, lúc nào cũng đắm chìm trong nhạc, nơi nơi đều không rời xa nhạc, cả xã hội và quốc gia đều hình thành không khí kỳ diệu do nhạc cấu thành, là một thế giới nhạc.

Theo MinhHue

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x