Âm nhạc thanh tao tạo nên người cao thượng, âm nhạc thấp kém biến người thành xấu xa
Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu”. Người xưa đặc biệt chú ý về ảnh hưởng của âm nhạc đến tính nết con người. Họ ca tụng lợi ích lớn lao của âm nhạc chính là giáo dục.
Âm nhạc không phải để phát triển cảm giác của những giác quan. Người thời xưa đã nhìn thấy “Cấu tạo tâm tính” và “Giáo dục qua âm nhạc”, đó là tác dụng nguyên thủy của âm nhạc. Trong cuốn sách YueJi (Nhạc ký) tác giả đã nói: “Vị vua già đã dùng điệp khúc để giúp người ta kiềm chế, ngăn ngừa những ham muốn quá độ”.
Âm nhạc có nhiều cấp khác nhau. Âm nhạc thấp kém xâm phạm nguyên tắc của sự điều độ, nó không giới hạn việc biểu lộ cảm xúc của con người, sẽ đưa tới suy thoái và bạo lực, cuối cùng nhân loại không còn đạo đức. Loại âm nhạc này là một lời nguyền, tạo nên sự sụp đổ của một triều đại.
Âm nhạc ở cấp cao biểu lộ nguyên lý của vũ trụ. Thưởng thức âm nhạc ảnh hưởng đến đức, và người ta có thể thăng tiến đạo đức. Một học giả tu hành đời Đường đã nói: “Âm nhạc tốt tạo nên người tốt, âm nhạc xấu tạo nên người xấu”.
Âm nhạc tượng trưng sự hài hòa của thiên đường và hạ giới. Trong cuốn sách Nhạc ký tác giả nói: “Âm nhạc biểu lộ đạo đức nội tại. Âm thanh có thể sửa đổi cách cư xử”. Tác giả cũng tin rằng âm thanh và âm nhạc phối hợp mọi vật ở thiên đường và hạ giới. Chúng thích ứng với nguyên lý âm dương, ngay cả chúng được phổ biến giữa những Ma và Thiên Thần. Ảnh hưởng của chúng thật sâu thẳm.
Âm nhạc và âm thanh điều chỉnh vạn vật trong xã hội nhân loại. Khi nói đến âm nhạc ta không thể không nói đến âm thanh. Trong nhiều triều đại ngày xưa, âm nhạc là phần giáo dục chính yếu cho nhân viên chính quyền. Nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng tâm tính và chí khí. Với mục đích này họ dạy người ta với 5 âm thanh và 6 loại nhạc. Người xưa dùng âm nhạc để giáo hóa. Theo tác giả cuốn Nhạc ký, làm như vậy sẽ có lợi giúp âm thanh sữa đổi tâm tính con người và âm nhạc tạo ra sự hài hòa cho giọng nói.
Người xưa cho rằng âm nhạc tốt là tiếng của đức. Chỉ có loại âm nhạc này mới có thể được trình diễn ở chùa và truyền dạy rộng rãi trong dân chúng.
Nhạc ký ghi chú: Đức hạnh là nguyên thủy của bản thể, âm nhạc là điểm sáng của đức. Cũng trong cuốn sách tác giả đã nhấn mạnh: “Đạo đức trước tiên, kỹ thuật là thứ”. Chỉ rõ nội dung của âm nhạc là chính, kỹ thuật không quan trọng, đức hạnh và tâm linh quan trọng nhất, để diễn tả ý nghĩa của âm nhạc, người trình diễn có thể tạo đức và giúp nâng cao tâm tính, chỉ những nhạc sĩ với đặc tính này trình diễn mới chiếm được tâm hồn khán giả.
Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đạo đức trong âm nhạc. Ngài quả quyết âm nhạc tốt có thể nâng cao đạo đức con người. Ngài đã nói: “Không có gì có thể mạnh hơn âm nhạc để nâng cao truyền thống xưa, không có gì thích đáng hơn âm thanh để hạn chế những nhà lãnh đạo trong việc cai trị”.
Ngài cũng tin rằng tư tưởng cao nhất của âm nhạc và giá trị nghệ thuật là từ bi và mỹ thuật. Ngài ca tụng âm nhạc cao thượng diễn tả “Hạnh phúc không quá độ, buồn khổ không đau”. Cốt tủy của âm nhạc cao thượng là trung đạo dễ thương – tốt tự nhiên – tiềm ẩn. Âm nhạc này có thể thay đổi tập quán xấu để đưa người ta tới từ bi, nhã nhặn và thầm lặng.
Nó hoàn toàn ngược lại với loại nhạc tinh vi lả lướt để theo đuổi những tác dụng của cảm xúc. Nhạc ký nói âm nhạc không khác, nhưng khác tự âm thanh. Chỉ khi âm thanh phù hợp với nguyên lý của vũ trụ. Khi đó nó mới có thể được gọi là âm nhạc. Một người quý tộc thưởng thức âm nhạc để học giá trị cao cả, người thường thưởng thức âm nhạc để thỏa mãn sự ham muốn.
Theo Chanhkien.org