Sự tích loài nhện: Chỉ vì cao ngạo mà phải suốt đời giăng tơ

12/02/22, 13:05 Cổ Học Tinh Hoa

Những chú nhện nổi tiếng có biệt tài dệt nên những chiếc lưới tinh mỹ, đẹp mắt. Nhưng ít ai biết đằng sau đó còn có một câu chuyện truyền thuyết bi thương về loài vật này.

Nguồn gốc loài nhện: Chỉ vì bất kính mà phải suốt đời giăng tơ (Ảnh qua blog.goo.ne.jp)

Trong thần thoại Hy Lạp có một truyền thuyết kể về loài nhện như sau. Tương truyền vào thời xa xưa, Thần Athena từng hạ thế dạy con người kỹ năng dệt vải, vì vậy ở Hy Lạp cổ, người ta coi nữ Thần Athena là vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ mà thờ phụng.

Thời đó cũng có một người con gái thợ nhuộm tên là Arachne, rất giỏi dệt vải, thêu thùa. Biết bao tấm vải tinh xảo đã sinh ra từ tay cô, không một người phụ nữ nào khác có thể dệt được những tấm vải đẹp như vậy. Vì vậy cô rất tự hào về mình. 

Thậm chí một ngày nọ, cô còn tuyên bố: “Bất kể người phàm nào hay cả Thần Athena đều không thể vượt qua kỹ thuật dệt vải của tôi”. Dù người khác khuyên can thế nào, cô cũng nhất định không thu lại những lời mạo phạm này.

Khi nữ thần Athena biết chuyện, bà liền quyết định biến thành một bà lão và đi xuống trần. Bà lão đến ngôi làng Arachne sinh sống. Thấy cô đang ngồi bên khung cửi dệt vải, bà ôn tồn nói: “Tấm vải của cô đẹp quá, cô gái của ta. Đó là phước lành từ nữ Thần Athena, người đã ban cho những người phụ nữ chiếc khung cửi và truyền dạy cho họ chút kỹ nghệ của bà”.

Tượng nữ Thần Athena. (Ảnh qua Dreamstime.com)

Arachne nghe nói vậy thì rất tức giận: “Ý bà là đây chỉ là một chút kỹ nghệ của bà ấy? Athena có thể dệt được một tấm vải tốt thế này không?” 

Bà lão lắc đầu nói: “Con gái của ta, đừng nói những điều như vậy! Làm sao con người có thể vượt qua Thần? Ta không phải đã nói rồi sao, kỹ năng của con rất tốt, nhưng làm sao con có thể so sánh với Thần?” 

Sau đó bà lão đưa ra lời khuyên chân tình: “Ta có một chút kinh nghiệm, hy vọng con đừng xem nhẹ lời khuyên của ta, nếu con thích thì có thể so tài với người khác, nhưng đừng tranh với Thần”.

Arachne ngừng dệt, trừng mắt nhìn bà lão và nói: “Hãy cất lời khuyên của bà đi và để dành cho các cô con gái hoặc người giúp việc của bà. Tôi không sợ vị nữ thần kia, nếu bà ấy dám, hãy để bà ấy thể hiện năng lực của mình”. 

Bà lão nghe vậy thì nghiêm nghị nói: “Bà ấy đã đến”. Nói xong, vị nữ thần hiện ra nguyên hình tượng của chính mình.

Thấy vậy, những người phụ nữ đang ở đó cúi đầu thật sâu, tỏ lòng thành kính với Thần. Tuy nhiên, Arachne vẫn ngoan cố không chịu từ bỏ quan điểm của mình và nhất quyết muốn tranh cao thấp với bà. Và thế là cuộc thi dệt giữa thần và người bắt đầu.

Chẳng mấy chốc, nữ Thần Athena đã sớm dệt xong một tấm vải: chính giữa tấm vải có hình các vị thần uy nghiêm, hoa văn bốn góc còn dệt những câu chuyện thần trừng phạt những người bất kính với thần, bốn mặt cũng dệt vòng hoa tạo thành từ lá ô liu. Kiệt tác trang nghiêm, mỹ lệ này quá hoàn hảo, đồng thời cũng là lời cảnh báo với Arachne, nhắn nhủ cô kịp thời nhận ra lỗi lầm.

Rồi nữ thần quay lại nhìn Arachne, chỉ thấy nàng đang ghen tị, ngoan cố không chịu nhận thất bại, vẫn cố gắng cúi ​​xuống khung cửi dệt vải. Tấm vải của Arachne mặc dù cũng rất đẹp, nhưng hoa văn trong đó lại thể hiện sự bất kính với Thần, thậm chí là khinh thường.

Nhìn thấy điều này, nữ thần Athena đã biến tác phẩm phạm thượng này thành nhiều mảnh vụn, cũng chạm khẽ vào trán Arachne để khiến cô nhìn ra lỗi lầm của mình. Arachne ngay lập tức cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Nhưng cô đã phạm phải tội khin nhờn Thần và phải bị trừng phạt. 

Vị nữ Thần phán: “Hỡi con người có tội kia, để cho ngươi đời đời ghi nhớ bài học giáo huấn này, ngươi cùng con cháu của ngươi từ nay về sau sẽ phải vĩnh viễn treo mình trên không mà dệt vải”. 

Thần Athena nói xong thì lấy nước cỏ thần kỳ vẩy lên người Arachne, cơ thể cô bắt đầu co rút lại, biến thành màu đen, và rồi cuối cùng hóa thành một con nhện. Kể từ đó, con nhện mà Arachne biến thành luôn treo lơ lửng trên không, mãi mãi dệt mạng nhện giống như đang dệt vải vậy.

Hồng Liên (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x