Nguồn gốc của trà và nội hàm uyên thâm trong “trà đạo”

27/02/19, 16:21 Cổ Học Tinh Hoa

Trà đạo không chỉ mang nét đẹp của văn hóa truyền thống, người Trung Quốc cổ đại cũng xem trà như là một vị thuốc có thể giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, việc thưởng thức trà cũng mang nhiều nội hàm sâu sắc về triết lý nhân sinh.

Nguồn gốc của trà và nội hàm uyên thâm trong “trà đạo”.1
Trà không chỉ mang nét đẹp văn hóa mà còn ẩn chứa nội hàm uyên thâm. (Ảnh qua anthuy.com)

Tục ngữ Trung Hoa có câu: “Khai môn thất kiện sự: Sài, mễ, du, diêm, tương, thố, trà“. (Tạm dịch: 7 chuyện phải lo khi sáng sớm mở cửa nhà ra là: củi, gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà).

Trà là một phần không thể thiếu trong văn hoá Trung Hoa cũng như văn hóa của người phương Đông. Người phương Đông xưa nay vẫn hay mời khách thưởng trà, và dùng một tách trà sau bữa ăn. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà trong đó còn ẩn chứa nội hàm uyên thâm.

Nguồn gốc của trà

Khoảng 5.000 năm trước, trước khi các triều đại xuất hiện, mảnh đất Trung Quốc được gọi là “Thần Châu”. Đây là thời gian mà Thần và Nhân đồng thời tồn tại. Truyền thuyết kể lại rằng những vị bán Thần như Phục Hy, vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc cổ đại, đã đặt định ra hệ thống hôn nhân trong xã hội, truyền lại kỹ thuật đánh cá, trồng trọt cho những người nguyên thuỷ đầu tiên.

Tiếp theo đó là sự xuất hiện của Thần Nông, vị bán Thần có dạ dày trong suốt. Thần Nông dạy người Trung Quốc y thuật, cách chế tạo nông cụ, cải tạo các vùng đất hoang sơ thành đất canh tác nông nghiệp, và cách thu hoạch mùa màng. Để nâng cao y thuật và nghiên cứu thêm về các loại thảo dược, cây trồng đồng thời ghi chép lại các dược tính của chúng, Thần Nông đã lặn lội vào rừng sâu, vượt qua nhiều dãy núi để nếm thử các loài thảo mộc.

Nhờ những nỗ lực của ông, 365 vị thảo dược cùng một loạt các loại trái cây, rau củ, cũng như 5 loại hạt chính là hạt gạo, hạt lúa mì, hạt lúa miến, hạt kê và hạt đậu đã được con người biết đến. Những phát hiện của ông sau đó được các học giả thời nhà Hán tổng hợp lại hàng ngàn năm sau trong cuốn cổ thư “Thần Nông Bản Thảo Kinh”.

Truyền thuyết kể lại rằng, bằng cái bụng trong suốt của mình, chỉ cần nếm qua, Thần Nông cũng có thể xác định cây nào có độc cây nào có thể dùng làm thuốc. Ông thường bị trúng độc trong những lần đi nếm thảo mộc. Có lần, ông nếm 70 loại thực vật có độc trong một ngày. May thay, nhờ những tìm tòi của mình, Thần Nông phát hiện ra một loại cây có thể giúp ông giải được những độc dược đã nuốt vào người.

Hãy đoán xem thứ gì đã giúp Thần Nông giải độc? Vâng, đó chính là trà!

Ngay khi cảm thấy sắp trúng độc, Thần Nông chỉ cần nổi lửa nấu nước, bỏ vài lá trà vào trong ấm. Ông nhấp một ngụm trà thơm phức và nhận ra có gì đó kỳ lạ xảy trong cái dạ dày trong suốt của mình. Trà không chỉ giúp ông tiêu hoá hết thức ăn trong bụng, mà còn giải độc cơ thể, chống lại tất cả những chất độc đã ngấm vào người trong quá trình nếm thảo mộc.

Vì trà có thể tới mọi ví trí để làm sạch dạ dày và giải độc, nên Thần Nông đã đặt tên cho loại lá này là “tra”, nghĩa là “kiểm tra”. Sau này, người ta đã đổi lại thành chữ “trà”.

Nguồn gốc của trà và nội hàm uyên thâm trong “trà đạo”.2
Thần Nông lấy thân mình thử thuốc, phát hiện ra trà có thể giải độc cho cơ thể. (Ảnh qua http://baobinhluan.com)

Quá trình phát triển của văn hóa uống trà

Thoạt đầu, người Trung Quốc cổ đại xem trà là một vị thuốc. Tới thời nhà Chu, hoàng gia sử dụng lá trà đã nấu để giã độc cho gạo và rau. Sau đó vào thời nhà Hán, trà trở thành một thức uống phổ biến đặc biệt là trong giới văn nhân. Thời điểm đó, các lễ trà thường được tổ chức tại các buổi chầu trong cung đình.

Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng bắt đầu trồng trà. Đến thời nhà Tần, và sau đó là thời nhà Hán, nhiều cách sơ chế và dùng trà đã được sáng tạo. Thay vì đun nước trà tươi, người ta lấy lá trà làm bánh. Sau khi bánh trà được nướng trên lửa, họ nghiền thành bột và trộn với hành lá, gừng, cam.

Trà tiếp tục là thứ đồ uống xa xỉ cho các văn sĩ giàu có, quan lại và hoàng tộc cho tới thời nhà Tùy. Cuối cùng, việc uống trà trở nên phổ biến trong dân chúng trong thời nhà Đường. Người ta cũng dùng bánh trà, thứ được nghiền mịn, cho vào cốc có một cái sàng rồi đổ nước sôi lên.

Trong thời nhà Đường, khi văn hóa trà thực sự thịnh hành, “uống trà” dần dần phát triển thành “thưởng trà”. Văn sĩ thường xuyên có các buổi tiệc trà – tao nhã, nhưng là các sự kiện nghiêm túc với các quy tắc giao thiệp nghiêm ngặt và được thực hiện trong cung điện hoặc tại các đền chùa. Trong những dịp này, người ta thường thưởng thức những loại trà phẩm cấp cao. Ngoài ra, trà còn được pha bằng những bộ ấm hiếm có, tinh tế, và chỉ có nước từ những con suối nổi tiếng mới được chọn để pha trà trong những dịp đặc biệt này.

Nguồn gốc của trà và nội hàm uyên thâm trong “trà đạo”.3
Ngoài ra, trà còn được pha bằng những bộ ấm hiếm có, tinh tế, và chỉ có nước từ những con suối nổi tiếng mới được chọn để pha trà trong những dịp đặc biệt. (Ảnh qua Gom10.vn)

Các bước tổ chức một tiệc trà điển hình như sau:

  1. Gia chủ thể hiện sự tôn kính với khách quý bằng cách tự tay trộn trà, hoặc giám sát việc trộn trà;

  2. Dâng trà;

  3. Nhận trà;

  4. Ngửi trà;

  5. Khen ngợi màu sắc của trà, và sau đó là hương vị;

  6. Tiếp theo 3 vòng như vậy, các vị khách sẽ bình luận về món trà và ca ngợi các phẩm chất đạo đức tốt đẹp của gia chủ;

  7. Ngắm cảnh, trò chuyện, viết văn hoặc ngâm thơ.

Nội hàm của “Trà đạo”

Nói đến văn hóa trà Trung Quốc phải kể đến một văn nhân thời nhà Đường có tên Lục Vũ, ông được mệnh danh là “Nhà hiền triết về trà”. Lục Vũ đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu nghệ thuật trà. Ông đã sáng tạo ra Trà Đạo và tập hợp một cách toàn diện có hệ thống những luận thuật về trà trong Trà Kinh.

Dưới ảnh hưởng của lý luận trung dung của Nho giáo, khuyến thiện của Phật giáo và học thuyết thiên nhân hợp nhất của Đạo giáo, Lục Vũ nhận ra trà đại biểu cho sự hoà hợp và thống nhất của vũ trụ, và thưởng trà chính là một hình thức bồi dưỡng tinh thần. Tại sao lại như vậy?

Đầu tiên, người ta có thể suy ngẫm về những đắng cay, khổ nạn trong đời khi uống trà, vì trà ban đầu có vị đắng, nhưng lại ngọt ở hậu vị. Đắng trước ngọt sau, con người từ đó có thể hiểu hơn về cuộc sống và nguyên lý “dĩ khổ vi lạc” – lấy khổ làm vui.

Thứ hai, con người cần phải từ bỏ các chấp trước của bản thân và duy trì một tâm thái hoà ái, tĩnh tại thì họ mới cảm nhận được màu sắc và hương vị của trà. Để đạt được sự yên bình, con người phải suy ngẫm về cuộc sống và đề cao tâm tính bản thân. Vì vậy trà có thể khiến con người sống cao thượng hơn. Cũng như hai câu thơ:

“Nhất bôi xuân lộ tạm lưu khách

Lưỡng dịch thanh phong kỷ dục tiên”.

Dịch nghĩa:

“Một cốc trà xuân tạm giữ khách

Một cuộc sống thanh bạch hướng con người thành tiên”.

Tới thời nhà Minh, việc uống trà trở nên đơn giản hơn khi người ta chỉ cần đổ nước vào ấm đã có sẵn lá trà bên trong. Tới thời hiện đại, cuộc sống vội vã mệt mỏi cùng tham vọng làm mọi thứ thật nhanh đã mở đường cho trà uống liền. Vì mọi người ngày càng quan tâm hơn tới sức khoẻ, trà không caffein cũng đã xuất hiện.

Thời gian trôi qua, nghệ thuật uống trà phần nào đó bị lãng quên, nhưng Trà Đạo vẫn còn sống mãi…

Quốc Hùng, theo The Epoch Times

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x