Nguồn gốc câu thành ngữ: “Vẽ rồng điểm mắt”

20/11/15, 09:49 Cổ Học Tinh Hoa

“Vẽ rồng điểm mắt” là câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện ly kỳ được truyền đời này qua đời khác của một danh họa thời nhà Lương mà trình độ vẽ đạt tới mức truyền thần…

Dragon_CatherineChang_ET-640x452

“Vẽ rồng điểm mắt” có xuất xứ từ cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” (Ghi chép về những danh hoạ nổi tiếng trong các triều đại) do Trương Ngạn Viễn thời Đường soạn.

Trong tác phẩm ghi lại Trương Tăng Dao vẽ bốn con rồng trên bức tường của Kim Lăng An Lạc Tự, nhưng ông không vẽ mắt.

Ông thường nói: “Vẽ mắt rồng sẽ bay mất”.

Mọi người cho rằng lời nói của ông là hoang đường, vô căn cứ, nên kiên quyết thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Một lúc sau, sét đánh đổ tường, hai con rồng được vẽ thêm mắt cưỡi mây bay lên trời. Chỉ còn lại hai con rồng không vẽ mắt vẫn ở trên tường.

Trương Tăng Dao là hoạ sĩ triều đại nhà Lương, Nam Triều, thuộc thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Ông từng được bổ nhiệm các chức vị như tướng quân, thái thú Ngô Hưng.

Ông rất giỏi vẽ tượng Phật, thần tiên, rồng, những bức hoạ ông vẽ gồm: “Hành đạo Thiên vương đồ”, “Ma nạp tiên nhân đồ”, “Tượng Như Lai”, “Bồ tát”, “Hán đại xạ giao đồ” (Bức hoạ bắn giao long thời Hán), “Côn Minh Nhị Long Đồ” (Bức hoạ hai con rồng ở Côn Minh), “Duy Ma Cật Tượng” (Tượng Vimaiakirti), “Hoành Tuyền Văn Long đồ”.

Trương Tăng Dao tín ngưỡng Thần nên đặt tên các con trai là Thiện quả, Nho Đồng, các con trai ông đều rất giỏi vẽ Thần Phật.

Kỹ năng sở trường của Trương Tăng Dao là vẽ “hoa văn chìm nổi”. Năm thứ ba Đại Đồng ông có trang trí chùa Nhất Thừa, cách huyện Nam Kinh sáu dặm về hướng Tây Bắc…toàn bộ cửa ngôi chùa được vẽ hoa văn chìm nổi, còn gọi là bút tích của Trương Tăng Dao, hoa văn đó chính là được tạo bởi phương pháp vẽ còn sót lại của người Ấn Độ, do màu son và màu xanh lục tạo thành, nhìn xa giống như hình khối chìm nổi, nhìn gần lại rất phẳng, chính vì vậy nên đặt tên chùa là chùa ‘chìm nổi’”.

Trong cuốn “Triều Dã Thiêm Tải”, Trương Tinh Trạc thời Đường viết về chuyện Trương Tăng Dao vẽ chim ưng như sau: Chùa Nhuận Châu Hưng Quốc khổ vì chim bồ câu đậu trên xà nhà, phân chim làm ô uế tượng Phật, Trương Tăng Dao bèn vẽ một con chim ưng lên bức tường phía Đông, vẽ một con diều hâu lên bức tường phía Tây, chúng đều nghiêng đầu nhìn ra ngoài mái hiên, từ đó về sau, chim bồ câu không dám bay tới nữa.

Trong cuốn “Lịch đại danh hoạ ký” kể về hai câu chuyện thần kỳ khác của Trương Tăng Dao:

Trước kia, khu Ngô Tào thỉnh thoảng lại rộ lên phong trào vẽ “Thanh Khê Long” (Rồng suối xanh), Trương Tăng Dao bèn vẽ rất nhiều hình rồng tại đình Long Tuyền của Lương Vũ Đế. Bản vẽ phác thảo lưu tại mật phòng, người thời đó còn chưa coi trọng nó. Tới những năm Thái Thanh, sấm sét làm rung động đình Long Tuyền, rồng trên vách tường đột nhiên biến mất, mọi người mới biết rằng rồng mà Trương Tăng Dao vẽ nhân lúc mưa gió sấm sét đã bay đi mất, mới biết nó thần kỳ huyền diệu thế nào.

Trương Tăng Dao vẽ hai vị hoà thượng ngoại quốc nước Thiên Trúc (tức Ấn độ), do xảy ra cuộc chiến tạo phản của Hầu Cảnh nên bức hoạ hai vị hoà thượng bị chia cắt làm hai và bị thất lạc. Sau này, bức hình của một trong hai vị hoà thượng được viên quan Lục Kiên lấy được. Khi Lục Kiên lâm trọng bệnh, mơ thấy một vị hoà thượng ngoại quốc bảo với ông rằng: “Ta có một người bạn li biệt đã lâu, hiện ở nhà họ Lý tại Lạc Dương, nếu ông tìm được bạn của ta, giúp chúng ta tái hợp, ta sẽ dùng pháp lực giúp ông”. Lục Kiên quả nhiên mua được bức tranh vẽ vị hoà thượng kia tại đó, bệnh của ông liền khỏi.

“Lịch đại danh hoạ ký” còn nói: “Tranh vẽ của Trương Tăng Dao hết thảy đều có linh cảm, không sao nhớ hết cho được”. Tức là những bức tranh mà Trương Tăng Dao vẽ ra đa phần đều mang thông linh cảm ứng, không thể ghi chép hết toàn bộ.

Những hoạ gia lớn thời cổ đại đều xuất hiện rất nhiều thần tích, đa phần họ đều vẽ Thần Phật. Bởi vì tín ngưỡng Thần Phật nên Thần Phật sẽ triển hiện thần tích và ban cho họ kỹ năng vẽ hạ bút như Thần. Con người hiện đại không tin vào sự tồn tại của Thần nên Thần tích cũng không được triển hiện.

Theo minhhue.net

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x