Ngày lành vì sao được gọi là “ngày Hoàng Đạo”

25/08/18, 04:43 Cổ Học Tinh Hoa

Người xưa rất coi trọng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khi hội đủ cả ba điều này thì mới có thể làm được đại sự. Cho nên, để mọi việc được tốt lành, người ta đều ưu tiên chọn ngày Hoàng Đạo.

(Ảnh minh họa qua goodfreephotos)

Từ xưa đến nay, bất cứ khi nào cần làm những việc trọng đại như bái tế, cưới gả, khai trương, sửa chữa xây dựng nhà cửa…, người ta đều phải chọn một “ngày Hoàng Đạo” để cầu nguyện được may mắn, hoàn thành tốt đẹp mọi việc. Những sách xưa ghi lại rằng “ngày Hoàng Đạo” có liên quan mật thiết đến 12 vị Thần.

Nhiều cuốn sách xưa đều có ghi chép về ngày Hoàng Đạo, chẳng hạn như “Liên hoàn kế – Chuyện thứ 4” của Vô Danh Thị thời nhà Nguyên: “Hôm nay là ngày Hoàng Đạo, các quan lại chúng khanh trong triều đều đứng ở cửa Ngân Đài“.

Trong “Nhi nữ anh hùng truyện – Hồi thứ 18” thì viết: “Chỉ có hôm nay là ngày Hoàng Đạo, mong đại nhân căn dặn một tiểu đồng mang một nửa hành lý của tôi vào, rồi mở ra“.

Vậy tại sao ngày tốt lành để làm mọi thứ thì được gọi là “ngày Hoàng Đạo”? Hoàng đạo là một thuật ngữ thiên văn học, đó là quỹ đạo được tạo ra khi Mặt Trời và Trái Đất di chuyển tại các vị trí tương ứng nào đó khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, và quỹ đạo đó được quan sát từ Trái Đất.

“Hán thư – Thiên văn chí” có ghi: “Nhật hữu trung đạo, nguyệt hữu cửu hành. Trung đạo giả, hoàng đạo, nhất nhật quang đạo“. Ý nói rằng, Mặt Trời vận hành ở đường chính giữa (trung đạo), còn Mặt Trăng thì vận hành theo 9 con đường (quỹ đạo). Trung đạo chính là hoàng đạo, còn được gọi là con đường ánh sáng.

Thẩm Quát thời nhà Tống có bài “Mộng Khê bút đàm – Tương số nhị” viết rằng: “Nhật chi sở do, vị chi hoàng đạo“. Ý nói rằng, con đường mà Mặt Trời vận hành được gọi là hoàng đạo.

Trong lịch truyền thống cổ xưa lấy “can”, “chi” để ghi ngày, lấy 12 địa chi chia cho 12 vị Thần trực nhật. Trong 12 ngày đó, thì 12 vị Thần sẽ tuần tự cách 1 tuần luân phiên trực một lần, cứ thế thành một chu kỳ vô tận. Và từ đó hình thành nên các ngày Hoàng Đạo cát (ngày tốt), hắc đạo hung (ngày xấu).

12 vị Thần gồm có Tí Nhật Thanh Long, Sửu Nhật Minh Đường, Dần Nhật Thiên Hình, Mão Nhật Chu Tước, Thìn Nhật Kim Quỹ, Tỵ Nhật Thiên Đức, Ngọ Nhật Bạch Hổ, Mùi Nhật Ngọc Đường, Thân Nhật Thiên Lao, Dậu Nhật Huyền Vũ, Tuất Nhật Tư Mệnh, Hợi Nhật Câu Trần. Mười hai vị Thần chủ mệnh khác nhau, có cát có hung (có tốt có xấu).

Các vị Thần trực nhật. (Ảnh: Internet)

Ngày nào mà có 6 vị Thần sau trực nhật: Thanh Long (ngày Tí), Minh Đường (ngày Sửu), Kim Quỹ (ngày Thìn), Thiên Đức (ngày Tỵ), Ngọc Đường (ngày Mùi), Tư Mệnh (ngày Tuất), thì đó là ngày tốt lành may mắn, làm việc gì cũng thành, không cần kiêng kỵ. Những ngày đó thường được gọi là “ngày Hoàng Đạo”, “hoàng đạo cát nhật”.

Tích xưa nói rằng, Thanh Long là thần thú tốt lành trên trời, tượng trưng cho điềm lành; Minh Đường là nơi mà các vị hoàng đế thời xưa tổ chức các sự kiện long trọng, tượng trưng cho quyền lực; Kim Qũy là tủ chứa vàng hay những thứ quý giá, thường chứa đựng những văn vật, tài liệu quan trọng, là biểu tượng của sự danh giá quý báu.

Thiên Đức thì tượng trưng cho sự ban ân hóa thân của ông trời; Ngọc Đường là những nơi như cung điện, nơi ở của Thần tiên; Tư Mệnh thì là tên của ngôi sao, tên của Thần tiên, cũng là một biểu tượng của sự may mắn.

Ngược lại, ngày nào mà có 6 vị thần này trực nhật: Thiên Hình (ngày Dần), Chu Tước (ngày Mão), Bạch Hổ (ngày Ngọ), Thiên Lao (ngày Thân), Huyền Vũ (ngày Dậu), Câu Trần (ngày Hợi), thì đó là ngày xấu. Tất cả mọi sự đều không thuận lợi, không nên tiến hành làm các việc lớn, những ngày này được gọi là “ngày hắc đạo”, “hắc đạo hung nhật”.

Hắc đạo, vốn dĩ là một trong những quỹ đạo vận hành của Mặt Trời và Mặt Trăng. Người xưa cho rằng Mặt Trời và Mặt Trăng vận hành theo 9 quỹ đạo, tức là 1 đường hoàng đạo, 2 đường thanh đạo, 2 đường xích đạo, 2 đường bạch đạo, 2 đường hắc đạo.

Ngoài ra, các nhà khoa học xưa nghiên cứu về âm dương cũng xem hắc đạo là hung thần, đó là một biểu tượng không may mắn. Ví dụ như trong “Ngũ Tạp Trở – Thiên bộ nhị” của Tạ Triệu Chiết thời nhà Minh có viết: “Ngày mà có Bạch Hổ, thì sẽ xảy ra rất nhiều sự xui xẻo: Giết chóc, đao chém, hỏa hoạn, trùng tang, trộm cướp, đổ máu, kỵ máu, kỵ cưới gả, tội phạm...”.

Những cuốn sách ghi chép về việc chọn ngày xuất hiện đầu tiên vào thời nhà Hạ, mang tên là “Hạ tiểu chính”, đã được chép lại trong “Đại Đới lễ ký”. Trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, việc chọn ngày Hoàng Đạo đã trở thành một thực tế phổ biến. Khi Việt vương Câu Tiễn từ nước Ngô trở về nước Việt, ông đã đặc biệt chọn ngày Kỷ Tỵ trong tháng 12.

Từ thời nhà Tần đến thời Lưỡng Hán, các sách lịch chỉ dẫn làm thế nào để chọn được ngày Hoàng Đạo đã trở nên phổ biến hơn nữa. Trong sách lịch bằng gỗ của thời Đông Hán vào năm Vĩnh Nguyên thứ 6 có ghi chú chi tiết về các ngày được trực bởi 12 vị Thần thì ngày nào xây dựng, phân chia, nguy hiểm, thành công, thu được, mở cửa, đóng cửa…

Sách lịch của triều đại nhà Hán được khai quật ở Đôn Hoàng còn có ghi thêm nội dung về sự xuất hiện của đại thời (thời gian tốt nhiều), tiểu thời (thời gian tốt ít), sao Nguyệt Sát, Thổ Phủ…

Thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên, tất cả các nước đều phải chọn những ngày tốt lành trước khi hành quân. Ngoài ra, các nước thường tin rằng các vị Thần trên trời đều có liên quan đến các thảm họa dưới nhân gian.

Lương Vũ Đế vì một bài hát đồng dao rằng “Huỳnh Hoặc nhập Nam Đẩu, Thiên tử hạ điện tẩu”, ý rằng khi sao Huỳnh Hoặc đóng ở chòm sao Nam Đẩu, nhà vua phải chạy khỏi cung điện. Vì thế, Lương Vũ Đế đã chân trần chạy trốn khỏi cung điện. Sau đó, quả nhiên là chuyện đã xảy ra, Hoàng đế Bắc Ngụy Vũ Văn Thái chạy về phía Tây, đã phải thốt lên rằng: “Chiến tranh đã tới đúng như điềm báo của ông trời!“.

Trong một ghi chú của tờ lịch vào thời Bắc Tống năm Ung Hi thứ 3, có ghi chép rõ ràng phương hướng và thời gian đi ra ngoài của Thái Tuế tướng quân và các vị Thần cai quản về năm, nhấn mạnh rằng mọi người tuyệt đối không được xây dựng động thổ trên đầu Thái Tuế.

Sau đó lại có một trận đồ cửu tinh (9 ngôi sao), nêu rõ 9 màu sắc đó là do hai màu tím và trắng tạo nên, làm việc lớn thì sẽ gặp được quý nhân, thăng quan tiến chức, có được tài sản, tiệc tùng hôn nhân… Vào lúc đó, có ba hệ thống lớn để xem Thần và sao chính là Thái tuế, Nguyệt lệnh và Can chi ngũ hành.

Kết quả hình ảnh cho 康熙皇帝
Hoàng đế Khang Hy lệnh cho các Đại học sĩ biên soạn bộ sách “Tinh lịch khảo nguyên”. (Ảnh qua xuanlishi.com)

Đến thời nhà Thanh, việc chọn ngày đã trở thành nền tảng cho mọi hoạt động trong đời sống của người dân. Hoàng đế Khang Hy đã ra lệnh cho các vị Đại học sĩ biên soạn lại sách cổ, ban cho bộ sách “Tinh lịch khảo nguyên” gồm có 6 quyển.

Sau đó, vua Càn Long lại tiếp tục ra lệnh các tướng lĩnh Doãn Lôc, Hoằng Trú, Trương Chiếu, Hà Quốc Tông… hiệu đính lại từ đầu, biên soạn thành bộ sách “Hiệp ký biện phương sách”, tổng cộng có 36 quyển.

Vua Càn Long còn đích thân chấp bút ghi lời nói đầu rằng: “Ta soạn ra ‘Hiệp ký biện phương’ này, là để dâng kính trời đất“. Còn viết thêm rằng: “Làm chuyện lớn, có tác động đến quần chúng, góp sức cùng nhau trong 60 năm, ghi chép đầy đủ về 5 phương, thuận theo đặc tính của trời đất”

Trong đó, quyển thứ 2, mô tả các lý luận và kiến ​​thức có liên quan trong việc chọn ngày; quyển 6 thì giới thiệu tên gọi, những điều nên và kỵ, nguồn gốc và tính chất của bốn vị thần – sao của năm – tháng – ngày – giờ. Cho tới nay, đây là quyển sách hoàn thiện nhất về việc chọn ngày.

Ngoài ra, triều đình còn ra lệnh cho Khâm thiên giám (vị quan phụ trách về các việc liên quan đến nghiên cứu thiên văn) mỗi năm phải ban hành một quyển sách lịch có nội dung ghi chú chi tiết mang tên là “Thời hiến thư”, tên thường gọi là Hoàng lịch, ban cho người dân sử dụng để chọn ngày.

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x