Mỹ thay đổi cách xưng hô với Dương Khiết Trì báo hiệu điều gì?
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Giám đốc Văn phòng Đối ngoại của Trung Quốc Dương Khiết Trì diễn ra vào ngày 17/6. Sau đó, trong một bài phát biểu, phía Hoa Kỳ đã gọi Dương Khiết Trì là ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ. Một số nhà phân tích cho rằng, việc Hoa Kỳ gọi bằng chức danh như vậy là cực kỳ hiếm thấy.
9 giờ sáng ngày 17/6, tại căn cứ không quân Hickam ở Trân Châu Cảng đã diễn ra cuộc họp kín giữa các quan chức cấp cao hai nước Trung – Mỹ. Đại diện hai bên là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo và ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm quan chức ngoại giao cấp cao Dương Khiết Trì. Sau căng thẳng ngoại giao Trung – Mỹ, đây là cuộc gặp gỡ cấp cao nhất giữa hai nước.
Sau cuộc họp, trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không gọi Dương Khiết Trì là Giám đốc Văn phòng Tổ lãnh đạo công tác đối ngoại của Trung Quốc, mà gọi trực tiếp là “ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSTQ”.
Tuyên bố nói rằng, hôm nay ông Pompeo và ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì đã gặp nhau ở Honolulu, Hawaii, để trao đổi quan điểm về quan hệ Mỹ-Trung. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ và sự cần thiết trong vấn đề bình đẳng quan hệ giữa hai nước, bao gồm các hoạt động thương mại, an ninh và ngoại giao song phương.
Vào ngày 18/6, trên tài khoản Twitter của ông Pompeo cũng công khai bức ảnh chụp chung với Dương Khiết Trì cũng như hình ảnh đoàn đại biểu Trung Quốc và Hoa Kỳ bước vào hội nghị.
Các bức ảnh còn cho thấy, đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ đến Hawaii tham dự cuộc họp với trang bị đồ phòng dịch khác nhau. Ngoại trừ ông Pompeo và Dương Thiết Kỳ không đeo khẩu trang, đại đa số quan chức Trung Quốc không đeo khẩu trang. Còn đoàn đại biểu Hoa Kỳ lại đeo khẩu trang giấy hoặc khẩu trang N95, thậm chí đội phòng vệ Hoa Kỳ đang đứng bảo vệ từ xa cũng đeo khẩu trang N95.
Theo các tin tức từ Trung Quốc trên Internet, trước khi đến Hoa Kỳ, đoàn đại biểu ĐCSTQ đã trải qua các cuộc kiểm tra xét nghiệm toàn diện.
Trong nội dung chia sẻ trên Twitter, ông Pompeo cũng gọi trực tiếp Dương Khiết Trì là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung chia sẻ có đoạn: “Trong cuộc gặp mặt của tôi với Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì, ông ấy một lần nữa cam kết sẽ thực hiện và tuân thủ mọi nghĩa vụ trong giai đoạn đầu của hiệp định thương mại hai nước”.
Theo phân tích của ngoại giới, bất kể là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hay Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, việc gọi Dương Khiết Trì bằng chức danh đều vô cùng hiếm thấy. Lần này, Hoa Kỳ không gọi ông với tư cách là quan chức chính phủ Trung Quốc, mà gọi ông là “ủy viên Bộ Chính trị của ĐCSTQ”, đây là điều rất hiếm thấy.
Điều này dường như nói lên rằng, một khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì người bị gắn mác Đảng Cộng sản như Dương Khiết Trì cũng không thể thoát tội.
Trước đó, “Ủy ban nghiên cứu Đảng Cộng hòa” gồm khoảng 150 thành viên thuộc Hạ viện Mỹ đã đề nghị chính phủ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, cấm cấp thị thực Hoa Kỳ cho lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm 25 thành viên của Bộ Chính trị, 205 thành viên Ủy ban Trung ương, 171 thành viên dự khuyết, cũng như tất cả 2280 đại diện của Đại hội 19 ĐCSTQ cùng vợ/chồng, con cái của họ.
Cũng trong thời gian diễn ra cuộc hội đàm giữa ông Pompeo và Dương Khiết Trì, Tổng thống Mỹ Trump đã ký Đạo luật Nhân quyền Uyghur, yêu cầu trừng phạt các quan chức ĐCSTQ đàn áp người Tân Cương.
Gia Hưng (Theo NTDTV)