Mạn đàm về chữ “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống

29/01/20, 05:12 Cổ Học Tinh Hoa

Từ xưa đến nay con người luôn tin tưởng vững chắc rằng, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng tà ác! Cũng chính bởi, “nghĩa” là thể hiện của thiên đạo, cho nên, bảo vệ chính nghĩa là trách nhiệm của mỗi người…

Mạn đàm về chữ “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống - ảnh 1
Lịch sử Tam Quốc đã khắc họa và diễn giải sâu sắc nội hàm chữ “Nghĩa”. (Ảnh: Huabian)

Lịch sử Trung Hoa nối tiếp nhau giữa các triều đại tạo nên những nền văn minh rực rỡ và huy hoàng. Trong dòng sông dài lịch sử, các triều đại nối tiếp nhau không ngừng hình thành những nền văn hóa sống động, đa dạng và phong phú.

Trong 5.000 năm của nền văn minh Trung Hoa, tiếp nối viết nên những câu chuyện hào hùng, bi tráng của các triều đại, thịnh, suy, cũng như triển hiển những điển tích, điển cố, diễn dịch sống động, từng triều đại, tạo nên một nền văn hóa huy hoàng trong lịch sử nhân loại.

Ý nghĩa tượng hình của chữ “Nghĩa”

Chữ “Nghĩa” 義 gồm bộ “Dương” 羊(con dê), bộ “Ngã” 我 (cái tôi). Dương (con dê) hay sống thành bầy đàn, chúng ăn cỏ và rất lương thiện. Chữ “Dương” đứng trên chữ “Ngã”, thể hiện luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình. Chữ “Ngã” (cái tôi): gồm bộ Thủ (cái tay) và bên cạnh là 1 loại vũ khí.

Người xưa có câu: Kẻ thù của con người là chính mình. Có thể nhìn ra ý này trong chữ “Ngã”. Yêu bản thân không phải là nuông chiều sở thích, nuôi dưỡng dục vọng để thỏa mãn bản thân. Mà là tay lăm lăm cầm vũ khí soi xét bản thân mình, nhìn thấy những nhân tâm bất hảo thì đào xới nó lên, đánh đuổi nó đi, làm cho bản thân mình thuần tịnh. Bản thân thuần tịnh rồi thì có thể tìm về chân ngã tiên thiên của mình.

Chữ “Nghĩa” 義 là quên đi cái tôi vị tư, là vị tha, luôn nghĩ tới người khác, duy trì đạo nghĩa, đạo lý, lợi ích tập thể của những người khác.

Chữ “Nghĩa” trong lịch sử xưa

Lịch sử Tam Quốc đã khắc họa và diễn giải sâu sắc nội hàm chữ “Nghĩa”, mở đầu là câu chuyện kết nghĩa vườn đào của ba anh em Huyền Đức, Quan Vũ, Dực Đức rồi lần lượt các nhân vật liên tục xuất hiện, phân chia, tranh hùng để rồi mở ra một trang lịch sử một triều đại mới.

Kỳ thực, “Tam Quốc diễn nghĩa” là xuyên suốt nội hàm cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Nó vượt xa khỏi phạm trù như lời nói “từ trên xuống dưới đều là tranh đoạt lợi” của Mạnh Tử. Nó là một loại cảnh giới vô tư, không vụ lợi và được gọi là “Nghĩa”.

Câu chuyện Quan Vũ “đơn đao phó hội” nổi tiếng ngàn năm, sau này đã được các nghệ nhân kể chuyện đời Tống, đời Nguyên chuyển thành một giai thoại tại nhân gian, được dựng thành những vở kịch nổi tiếng.

Một mình Quan Vũ tay vác bảo đao đi dự tiệc nước Ngô, mặc dù biết quân Đông Ngô có âm mưu hại mình, dự tiệc xong một tay nắm chặt Lỗ Túc (Thừa tướng nước Ngô) ra thuyền về thành an toàn. Quân Đông Ngô đã ém binh sẵn bên sông đành phải chịu thúc thủ. Nghĩa khí đó đã làm Lỗ Túc kinh sợ và nể phục.

Mạn đàm về chữ “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống - ảnh 2
Câu chuyện Quan Vũ “đơn đao phó hội” nổi tiếng ngàn năm. (Ảnh: Sohu)

Quan Vũ vì nghĩa mà thả Tào Tháo đã diễn giải lên đến đỉnh điểm chữ “Nghĩa”. Chúng ta hãy cùng xem lại trích đoạn “Tam Quốc diễn nghĩa” sau:

“Tào Tháo lại tha thiết kể lể: ‘Nhưng còn qua ngũ quan, trảm lục tướng của tôi thì sao? Vậy mà tôi một dạ không oán, lại chạy theo giã biệt hầu mong tặng lễ vật lộ phí đi đường. Tướng quân há quên chuyện Du Công Chi Tư đuổi theo Tử Trạc Nhu Tủ thời Xuân Thu sao? Hôm nay, tôi hoàn toàn là bại tướng xin được cầu an vào phút cuối cùng, Vân Trường là bậc đại tướng khoan dung há không một chút niệm tình ư?’.

Vân Trường suy nghĩ, thấy việc Tào Tháo kể ra không phải là không đúng, nhìn binh Tào người nào người nấy như muốn bật khóc thì Vân Trường động lòng bảo quân dang ra”. 

Mặc dù biết thả Tào Tháo là vi phạm quân lệnh, Quan Vũ vẫn lựa chọn thả Tào trả ơn nghĩa khi xưa, xem ra thì bình thường nhưng có mấy ai làm được điều đó. Trước khi ra trận Quan Vũ đã “Lập quân lệnh”, nếu làm trái thì sẽ bị xử trảm theo đúng quân pháp. Vì “Nghĩa” đúng là đã vượt qua cảnh giới sinh tử hoàn toàn không còn nghĩ cho mình…

Lịch sử Tam Quốc đã để lại đời sau biết thế nào là Nghĩa, Trí, Dũng. Chữ “Nghĩa” cũng luôn được người xưa xem trọng, ngay cả giặc cướp cũng phải đề cao chữ “Nghĩa”, khi tập hợp nhau lại, họ gọi là tụ Nghĩa, làm việc phải có đạo Nghĩa, hoặc khi muốn làm việc lớn thường dùng chữ “vì Nghĩa” v.v.

Thời nay, người ta dùng chữ “diễn nghĩa” với hàm ý chỉ một loại hình thức nghệ thuật, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, cổ nhân vô cùng coi trọng cách dùng từ ngữ. Không phải rằng, tất cả những chuyện xưa đều có thể lấy tên là “diễn nghĩa”.

Mạn đàm về chữ “Nghĩa” trong văn hóa truyền thống - ảnh 3
“Phong thần diễn nghĩa” chỉ việc Khương Tử Nha phụ tá Chu Văn Vương thảo phạt nhà Thương, đem lại chính nghĩa cho nhân dân. (Ảnh: kknews)

“Phong Thần diễn nghĩa”, “Tam Quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa”, những tác phẩm này được xưng là “diễn nghĩa”. “Tây du ký” chỉ có thể được gọi là “ký” (ghi chép, ghi lại), “Thủy hử truyện” cũng chỉ có thể được gọi là “truyện”. Từ sự khác nhau về tên gọi, chúng ta có thể nhận thấy nội hàm giữa chúng khác nhau một trời một vực. Bởi vì, chỉ có vì thiện mà chinh chiến, thảo phạt thì mới gọi là “Nghĩa”.

“Phong Thần diễn nghĩa” còn có tên là “Phong Thần bảng”, tổng cộng có 100 hồi. Tên gọi là “Phong Thần diễn nghĩa” cho nên trọng điểm chính là từ “Nghĩa” này. Chính là chỉ việc Khương Tử Nha phụ tá Chu Văn Vương thảo phạt nhà Thương, đem lại chính nghĩa cho nhân dân. Đây là manh mối chính, nguyên nhân chính mà tác phẩm có tên là “diễn nghĩa”.

“Tam Quốc diễn nghĩa” cũng có nguyên nhân chính là từ nhân nghĩa của Lưu Bị mà có tên như vậy. “Tùy Đường diễn nghĩa” cũng là lấy lòng nhân nghĩa, yêu thương dân của Lý Thế Dân làm lý do chủ đạo để có tên “diễn nghĩa”. “Thất hiệp ngũ nghĩa” về cơ bản cũng là như vậy.

Nhân vật chính Lương Sơn hảo hán của “Thủy hử truyện” mặc dù là thay trời hành đạo nhưng lại là một nhóm cường đạo, không có nhân tố thiện nên cũng chỉ có tên là “truyện”. Dùng cường đạo mà dựng truyện nên không thể được xưng là “nghĩa”. “Tây du ký” mặc dù là ngay chính, là tu luyện, không có liên quan đến chiến tranh, cho nên lấy tên là “ký” (ghi chép). Tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” cũng tương tự như vậy.

Chỉ có vì chính nghĩa mà chinh chiến thì mới được gọi là “diễn nghĩa”. Do đó, khi chúng ta đọc chuyện xưa phải biết được ý nghĩa chính và tinh thần chủ đạo của nó, có phải chân chính thuộc về thiện hay không.

Thời điểm giao tranh giữa cái chính nghĩa và cái phi nghĩa, nếu như ai im lặng trước cái chính nghĩa thì cũng tương đương với ủng hộ cái phi nghĩa. Mỗi người không thể thờ ơ tước việc bản thân mình lựa chọn và hành xử như thế nào trước chính nghĩa và phi nghĩa, bởi đó chính là cách mỗi người đang tự “diễn nghĩa” cho chính mình!

Chữ “Nghĩa” trong xã hội hiện nay

Nhìn lại xã hội ngày nay, nhiều người không khỏi băn khoăn “xã hội hiện nay là như thế nào vậy?”, đầy rẫy các vấn đề; lý tưởng sống thay đổi, đạo đức xuống cấp, thứ văn hóa rẻ tiền lên ngôi.

Giá trị truyền thống đang bị thay thế, còn đâu những Võ Tòng vì nghĩa mà trừ hổ giúp dân, những Quan Vũ vì nghĩa mà không màng sống chết. Không còn văn hóa tiến bộ soi đường cho tinh thần, không dùng văn hóa dẫn dắt con người quay về những giá trị đạo đức chân chính thì sự lớn mạnh của văn minh vật chất chỉ khiến xã hội ngày một bất ổn định hơn mà thôi.

Một tòa cao ốc đồ sộ nguy nga mất nhiều công sức xây dựng, nhưng hoàn toàn có thể sụp đổ trong chốc lát vì một chút bất cẩn của con người, “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”. Cho nên nếu chỉ biết chạy theo tiến bộ vật chất mà bỏ quên những giá trị văn hóa tinh thần thì chẳng khác nào cứ cố xây nhà cao mà không chú ý đến sức chịu đựng của cái móng.

Tuệ Tâm (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x