Hàm nghĩa của chữ “Pháp” trong kinh Phật ám chỉ điều gì?

16/02/19, 10:12 Cổ Học Tinh Hoa

Trong Phật gia, những đạo lý chỉ đạo người tu luyện được gọi là Pháp, đó là quy luật của vũ trụ, cũng là con đường để người ta quay trở về bản tính tiên thiên tốt đẹp của mình. Đó cũng chính là điều mà Đạo gia gọi là Đạo, nói cách khác đó là cách thức vận hành bí ẩn của vũ trụ.

Hàm nghĩa của chữ "Pháp" trong kinh Phật ám chỉ điều gì? - H1
Hàm nghĩa của chữ “Pháp” trong kinh Phật ám chỉ điều gì?

Ý nghĩa tượng hình của chữ “Pháp”

Chữ Pháp 法 trong tiếng Hán có nghĩa là luật hay phương pháp. Chữ này có hai bộ phận cấu thành là bộ thủy  氵và chữ khứ 去. Bộ thủy 氵là biến thể của chữ thủy 水 , chỉ nước, còn khứ 去 nghĩa là đi, từ bỏ hoặc vứt đi.

Dạng chữ cổ của chữ Pháp là 灋, có cùng cách phát âm nhưng được cấu tạo bởi ba bộ phận là bộ thủy  氵, chữ trãi 廌 và chữ khứ 去.

Theo truyền thuyết, trãi 廌 là một linh vật mà các vị thần tiên ban tặng cho Hoàng Đế của đất nước Trung Hoa cổ xưa. Trãi 廌, còn có tên gọi khác là giải trại  獬豸, là một linh vật rất có đạo đức và chính trực, trên đầu có một cái sừng, còn có khả năng phân biệt tốt – xấu, thiện – ác.

Hàm nghĩa của chữ "Pháp" trong kinh Phật ám chỉ điều gì? - H2
Theo truyền thuyết, trãi 廌 là một linh vật mà các vị thần tiên ban tặng cho Hoàng Đế của đất nước Trung Hoa cổ xưa. (Ảnh qua humanum)

Vào thời cổ đại, khi gặp vụ việc khó lòng phân xử đúng sai, người ta bèn cầu trại 廌 tới giúp, nó sẽ dùng sừng húc vào kẻ sai quấy. Việc làm của trãi đã khích lệ người ta tự suy xét bản thân, và cũng giúp giáo hóa và giúp đỡ con người có thể phân biệt rõ hành vi nào là đúng đắn, liêm chính.

Cả trong chữ Pháp  法 và 灋, bộ thủy 氵là chỉ yếu tố nước, một trong những nhân tố chính cấu thành vạn vật, còn chữ khứ 去 có nghĩa là “trừ bỏ” hoặc “vứt đi” những gì không đúng.

Người ta bảo rằng bản tính chính trực của loài trãi 廌 chính là hiện thân của tính cách ngay thẳng, công bằng, cũng nói lên rằng người xưa có đạo đức rất cao thượng hơn hẳn những thế hệ sau này. Lòng người tốt đẹp, đạo đức cao thượng chính là luật lệ và chuẩn mực cần thiết duy nhất để ước thúc hành vi và để phân biệt người tốt, kẻ xấu.

Sau này, chữ trãi 廌 bị bỏ ra khỏi chữ Pháp 灋 để tạo ra cách viết đơn giản hơn 法. Cũng có thể nhìn nhận rằng, khi các thế hệ sau dần dần thoái hóa về đạo đức trong tâm, thì càng cần có hệ thống luật pháp ngày càng tinh vi để đặt ra giới hạn và giúp con người tránh xa điều ác.

Trở về với Pháp

Hàm nghĩa của chữ "Pháp" trong kinh Phật ám chỉ điều gì? - H3
Nếu chúng ta có thể trở về với Pháp, sống phù hợp với Pháp lý của vũ trụ, làm một người thiện lương thì sẽ nhận được phúc báo, mà phúc chưa đến thì họa cũng đã rời xa. (Ảnh: Henry_Wang via Pixabay/ CC0 1.0)

Trong Phật gia, những đạo lý chỉ đạo người tu luyện được gọi là Pháp hay Phật Pháp, đó là quy luật của vũ trụ, cũng là con đường để người ta quay trở về bản tính tiên thiên tốt đẹp của mình. Đó cũng chính là điều mà Đạo gia gọi là Đạo, nói cách khác đó là cách thức vận hành bí ẩn của vũ trụ.

Ở xã hội chúng ta có “pháp luật” chỉ những luật lệ để răn đe, trừng phạt người xấu. Nhưng dù pháp luật có khắt khe, kiện toàn đến đâu cũng không thể bắt hết người phạm tội, hơn nữa không thể trừng phạt những lỗi như nói dối, ăn cắp vặt, bất kính… Nhưng người xưa có câu: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt” hay “Thiện ác đều có báo ứng, chỉ là sớm hay muộn mà thôi”, đó chính là lẽ công bằng của vũ trụ, cũng là “luật trời” đang khống chế vạn vật.

Người thời xưa thường tâm địa lương thiện, thuần phác, chân thành, bao dung, biết kính trên nhường dưới, lễ nghĩa viên dung, chung sống hòa thuận, ít sảy ra xô xát. Thời nay nhiều người hễ mở miệng liền nói dối, tâm tình nóng nảy, hơn thua chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi, thậm chí chuyện xấu gì cũng dám làm. Vì sao vậy? Chính vì người ta không còn Pháp trong tâm để ước thúc bản thân mình nữa. Tiêu chuẩn tốt xấu, thiện ác đã thay đổi quá nhiều rồi, khiến người ta không thể phân biệt thế nào mới thật sự tốt đẹp nữa. Nguy hiểm lắm thay!

Những thập niên gần đây, một pháp môn tu luyện của Phật gia có tên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) đã giảng rằng:Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định”. Trích sách Chuyển Pháp Luân.

Theo đó, nếu chúng ta có thể trở về với Pháp, sống phù hợp với Pháp lý của vũ trụ này, làm một người lương thiện, thì sẽ nhận được phúc báo, mà phúc chưa đến thì họa cũng đã rời xa. Còn hành xử ngược lại với nguyên lý này thì chính là người không tốt, có thể tạo nghiệp, mà tạo nghiệp thì sớm hay muộn cũng phải chịu thống khổ để trả nghiệp mà thôi.

Hàm nghĩa của chữ "Pháp" trong kinh Phật ám chỉ điều gì? - H4
Phật Pháp chính là những đạo lý giúp ta quay trở về với bản tính lương thiện tốt đẹp của mình. (Ảnh qua vandieuhay.net)

Trên pháp quan, chiếc mũ do phán quan của Trung Quốc thời xưa đội, được thêu hình con trãi, để răn bảo rằng những vị quan này phải chịu trách nhiệm thi hành luật pháp, hay chấp pháp, nên họ phải hành xử ngay chính giống loài trãiNghĩa là, các vị phán quan phải có tâm sạch như nước, không thiên vị, không vị kỷ, họ cũng cần phải có trí tuệ nhìn thấu những điều đúng sai, có thể nhận ra ai là kẻ sai quấy, không nao núng sợ hãi làm tốt chức trách ngăn chặn người dân tránh xa điều ác.

Một dạng chữ cổ khác của chữ pháp  法 là chữ 佱, cũng có cùng cách phát âm. Chữ 佱 cấu thành bởi tập 亼 nghĩa là hội họp, và chánh 正 nghĩa là đúng đắn, chính trực. Dạng chữ cổ này nói lên rằng pháp là tập hợp hết thảy điều đúng đắn, và vì thế vai trò của Pháp là khiến người ta quay trở lại với những điều đúng đắn, thiện lương.

Chữ pháp còn được dùng nhiều trong các từ ghép để chỉ về luật lệ, phương pháp. Ví dụ như phương phápbiện pháp chỉ cách thức; pháp luật chỉ luật lệ; lễ pháp chỉ phương thức xã giao hay lễ nghi; thư pháp, chỉ lối viết chữ hay nghệ thuật viết chữ đẹp; toán pháp chỉ thuật toán; hộ pháp nghĩa là bảo vệ luật lệ, chân lý; và lập pháp nghĩa là ban hành hoặc làm luật. Và có một điều hết sức thú vị, từ Pháp Quốc là chỉ nước Pháp ở châu Âu, từ này ra đời do phiên âm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Hán.

Xuân Nhạn, theo Vision Times

Xem thêm:

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x