Lý Khắc Cường thừa nhận kinh tế đang gặp khó khăn, kêu gọi chính quyền địa phương giảm thuế

16/07/20, 15:42 Trung Quốc

Gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã một lần nữa kêu gọi chính quyền địa phương giảm thuế và chi phí cho các doanh nghiệp, nói rằng nền kinh tế trong nước đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn, đặc biệt là vấn đề việc làm. 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã một lần nữa kêu gọi chính quyền địa phương giảm thuế và chi phí cho các doanh nghiệp. (Ảnh qua Getty Images)

Ngày 13/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chủ trì “Diễn đàn của các chuyên gia và doanh nhân về tình hình kinh tế”, nhắc lại rằng chính quyền địa phương phải giảm thuế và chi phí cho các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp và lao động nhập cư.

Từ năm ngoái đến nay, giới cao tầng của ĐCSTQ đã nhiều lần kêu gọi chính quyền địa phương cắt giảm thuế và chi phí để sống qua “những ngày tháng khó khăn”.

Chỉ nửa tháng trước, tờ “Tân Hoa Xã” của ĐCSTQ vừa mới đăng bài nói rằng, “Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, từ ‘báo cáo công tác chính phủ’ của Quốc vụ viện đến các cuộc họp liên quan, đều đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ‘Chính quyền các cấp phải thực sự sống những ngày tháng khó khăn’, yêu cầu các chính sách giảm thuế và chi phí cho các doanh nghiệp, nghiêm cấm phô trương lãng phí. Trong bối cảnh như vậy, một số địa phương vẫn làm theo ý mình, vi phạm quy định, kết quả một vài người chịu trách nhiệm đã bị bắt”.

Phân tích thị trường cho rằng, nền kinh tế ĐCSTQ hiện đang vô cùng khó khăn, nhưng đồng thời cũng có các chính sách ở phía trên, ở phía dưới thì đưa ra các đối sách, cái gọi là giảm thuế và chi phí rất khó có thể được chính thức áp dụng cho các doanh nghiệp.

Nhậm Trung Đạo, một nhà tài chính ở Đại lục đã từng nói với Epoch Times rằng, quốc khố của ĐCSTQ trống rỗng, chính quyền địa phương các cấp đang vơ vét khắp nơi, mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương và địa phương cũng rất nghiêm trọng.

Hiện tượng hỗn loạn trong chính trường của ĐCSTQ càng thể hiện rõ hơn sau khi dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, Lý Khắc Cường nhắc đến “kinh tế vỉa hè“, yêu cầu sự hỗ trợ từ các địa phương, sau đó có thông tin rằng Ban quản lý thành phố Bắc Kinh đã ra lệnh điều tra nghiêm ngặt các quầy hàng chiếm diện tích vỉa hè, Trường Xuân và các nơi khác lần lượt xuất hiện các sự việc như lực lượng giữ trật tự đô thị xua đuổi chủ quán, thậm chí thực thi pháp luật một cách bạo lực.

Vào tháng 3, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ yêu cầu đi làm trở lại, nhưng do dịch bệnh nghiêm trọng, các doanh nghiệp thì đang ngừng sản xuất nhưng chính quyền địa phương vẫn báo cáo láo rằng đã đi làm trở lại. Các máy móc cứ mở cho chạy làm tốn biết bao nhiêu điện, giả vờ là đã đi làm trở lại.

Sự sụp đổ của các doanh nghiệp Đại lục và làn sóng thất nghiệp được coi là mối đe dọa đáng sợ nhất đối với giới cao tầng của ĐCSTQ. Trong một buổi tọa đàm về kinh tế vào ngày 13/7, Lý Khắc Cường đã nhắc lại “6 ổn định” và “6 đảm bảo”, và đặt vấn đề việc làm lên hàng đầu, nói rằng “những thách thức khó khăn đối với nền kinh tế trong nước, đặc biệt là áp lực việc làm vẫn còn rất nổi bật”.

Từ suy thoái kinh tế trước dịch bệnh đến khi dịch bệnh bùng phát và đình công, làn sóng thất nghiệp không thể tránh khỏi đã lan rộng khắp Đại lục. Vào tháng 5, các học giả kinh tế Đại lục đã chỉ ra, nếu tính cả lao động nhập cư, có thể có 200 triệu người thất nghiệp ở Đại lục, còn xác lập một kỷ lục của gần 9 triệu sinh viên tốt nghiệp.

Vào tháng 6, chỉ theo dữ liệu chính thức của ĐCSTQ, chỉ số của nhân viên trong ngành sản xuất của Đại lục đã giảm từ 49,4 xuống còn 49,1, là tháng thứ 3 liên tiếp sụt giảm.

Ngày 6/7, Lý Khắc Cường đã nói trong một cuộc khảo sát ở Quý Châu, “Tôi đã thấy rất nhiều nhà máy để không ở ven đường, chính quyền hoàn toàn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp, mở rộng sản xuất hơn nữa, phải tuyển thêm nhiều anh chị em lao động nhập cư ở địa phương”. Điều này gián tiếp chứng minh rằng, thất nghiệp của lao động nhập cư và vấn đề suy thoái của ngành sản xuất là rất nghiêm trọng.

Do thất nghiệp, nợ lương, nhiều người không nhận được trợ cấp thất nghiệp, ĐCSTQ không có cứu trợ trực tiếp, các cuộc biểu tình với quy mô khác nhau đã xuất hiện trên khắp Đại lục, liên quan đến công nhân xây dựng, lái xe taxi và các ngành công nghiệp khác. Vào tháng 6, Thiệu Giang – tiến sĩ chính trị học tại Đại học Westminster ở Anh đã phân tích rằng, các phong trào kháng nghị của công nhân ở Đại lục sẽ gia tăng.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x