Chuyên gia vạch trần thực trạng TQ: Hơn 1/4 lao động thất nghiệp và nguy cơ sụp đổ dây chuyền
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới đây cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố và thị trấn của quốc gia này là 5,9%. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế đã tiết lộ rằng, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc vượt quá 25%, tức hơn 1/4 lao động đang trong tình trạng thất nghiệp.
Theo dữ liệu Cục Thống kê của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố và thị trấn của Trung Quốc là 5,9% trong tháng 5. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế phương Tây ước tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc trong năm nay là khoảng từ 15% đến 20%. Cũng có những chuyên gia môi giới kinh tế cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc vượt quá 25%.
Cụ thể, Cục Thống kê ĐCSTQ gần đây cho biết, trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tại 31 thành phố lớn ở Trung Quốc là 5,9% và số giờ làm việc trung bình hàng tuần của người lao động tại các doanh nghiệp Trung Quốc là 46,1 giờ.
Người phát ngôn của Cục Thống kê ĐCSTQ bày tỏ, áp lực về tổng số việc làm của Trung Quốc vẫn còn tương đối lớn, và hiện tượng thiếu việc làm biểu hiện ra khá rõ ràng. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 là khoảng 1,2%, cao hơn so với những năm trước, mà áp lực việc làm đối với sinh viên và những đoàn thể chính cũng rất lớn.
Tuy nhiên, ngoại giới cho rằng tỷ lệ thất nghiệp chính thức do ĐCSTQ công bố thiếu tính xác thực và thấp hơn nhiều so với tình hình thất nghiệp thực tế.
Theo Sound of Hope, các nhà kinh tế phương Tây cho rằng dữ liệu chính thức của ĐCSTQ có những lỗ hổng lớn, bởi vì lao động nhập cư đã từng làm việc trong thành phố nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau đã trở về quê làm nông, cùng với những người làm việc ở thành phố bị buộc phải giảm giờ làm hoặc giảm lương đều không có trong thống kê của chính quyền ĐCSTQ. Dựa theo tính toán của các chuyên gia này, tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc năm nay là khoảng 15% – 20%.
Tờ Wall Street đưa tin rằng, Trung Quốc có mấy trăm triệu lao động nhập cư và lao động phi chính thức, nhưng dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp chính thức của ĐCSTQ đối với bộ phận lao động này từ gần như hoàn toàn không được nhắc đến kể từ trước đến giờ.
Báo cáo nói rằng, thật khó cho những lao động thất nghiệp, những người không được tính vào số liệu thống kê chính thức để tìm việc và đảm bảo thu nhập như trước đó. Trên thực tế, sau khi kết thúc phong tỏa thành phố, rất nhiều công nhân đã quay trở lại nhà máy nhưng công ty không có đơn hàng nên không hoạt động.
Trần Hưng Động, một nhà kinh tế học nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc tại BNP Paribas (một ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính của Pháp) nói rằng, một khi cân nhắc đến tất cả những trường hợp này trong thống kê thì Trung Quốc năm nay có hơn 132 triệu người lao động thất nghiệp, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động thành thị của Trung Quốc.
Trước đó, Lý Tấn Lôi, chuyên gia kinh tế trong chứng khoán của Zhongtai Securities (chứng khoán Trung Thái), từng đưa ra một công bố trên Thời báo chứng khoán vào 20/4 rằng, “theo như tổng số người thất nghiệp mà chúng tôi tính toán được, thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc đã đạt trên 20%. Hiện tại số người thất nghiệp tăng thêm có thể đã vượt quá 70 triệu người”.
Lưu Trần Kiệt, chuyên gia kinh tế của Shenzhen Upright Asset Management (Công ty quản lý tài sản Thâm Quyến Vọng Chính) cũng đã viết trên Caixin vào đầu tháng 4 rằng, dịch Vũ Hán có thể làm 205 triệu công nhân Trung Quốc thất nghiệp, khiến tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 25% trong 775 triệu số lượng lao động tại Trung Quốc.
Do sự lây lan của dịch Vũ Hán trên toàn cầu và Chiến tranh lạnh không ngừng leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nên việc rút vốn nước ngoài đã tăng lên, rất nhiều công ty ngoại thương địa phương liên tiếp phải đóng cửa, và các đơn đặt hàng ngoại thương cũng không ngừng giảm, dẫn đến làn sóng thất nghiệp lây lan trên toàn quốc.
Vào 9/6, trong bài phát biểu của Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc tại cuộc họp của Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện nói rằng: “Để hỗ trợ công ăn việc làm cho gần 200 triệu người liên quan tới các doanh nghiệp ngoại thương, Quốc vụ viện ủng hộ các doanh nghiệp chuyển sản phẩm xuất khẩu sang tiêu thụ tại chỗ”.
Nhà kinh tế độc lập ở hải ngoại “Tài kinh lãnh nhãn” (@caijinglengyan) trên Twitter đã chỉ ra rằng, tổng số lượng lao động của Trung Quốc là 775 triệu người, mà Lý Khắc Cường công bố các doanh nghiệp ngoại thương của Trung Quốc liên quan đến công ăn việc làm của 200 triệu người, nói cách khác, hơn 1/4 việc làm của Trung Quốc lệ thuộc vào các doanh nghiệp ngoại thương. Một khi bộ phận này mất đi thu nhập sẽ dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của toàn bộ nền kinh tế.
Đài Á Châu Tự do trích dẫn một phân tích và chỉ ra rằng, để xoa dịu hoàn cảnh khó khăn của các doanh nghiệp ngoại thương, Lý Khắc Cường đã đề xuất “chuyển hàng xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước” để hỗ trợ các doanh nghiệp ngoại thương khai thác thị trường trong nước. Tuy nhiên, thị trường nội địa của Trung Quốc đã bão hòa cùng với suy thoái kinh tế, khiến cho nhu cầu trong nước bị thu hẹp lại. Cái gọi là chính sách “chuyển hàng xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước” kỳ thực có hiệu quả rất nhỏ.
Lương Phong (Theo NTDTV)