Lý Khắc Cường lại tiết lộ đáng kinh ngạc về nguy cơ việc làm của 200 triệu lao động
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng trước đã công khai thu nhập hàng tháng của 600 triệu người chỉ 1.000 nhân dân tệ, đâm toạc ảo mộng “thoát nghèo” và “kinh tế bậc trung” của Tập Cận Bình. Khi các phương tiện truyền thông vẫn đang gấp gáp “chắp vá vết thương” thì gần đây Lý Khắc Cường lại tiết lộ nguy cơ về công ăn việc làm của 200 triệu người.
Theo báo cáo của Tân Hoa Xã, ông Lý Khắc Cường đã chủ trì Hội nghị thường vụ Quốc Vụ viện vào ngày 9/6 để sắp xếp các hoạt động kinh tế nhằm hoàn thành cái gọi là “6 bảo đảm”. Trong đó đặc biệt đề cập đến việc cứu trợ tài chính cho “các doanh nghiệp ngoại thương liên quan đến công ăn việc làm của gần 200 triệu người”. Đồng thời, Quốc Vụ viên cũng hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển các sản phẩm xuất khẩu sang tiêu thụ tại chỗ.
Nhà kinh tế độc lập ở hải ngoại “Tài kinh lãnh nhãn” đã đặc biệt chỉ ra trên Twitter rằng, “các doanh nghiệp ngoại thương liên quan đến công ăn việc làm của 200 triệu người”, đây lại là một “dữ liệu đáng kinh ngạc” khác được Lý Khắc Cường tiết lộ.
Lực lượng lao động của Trung Quốc là 775 triệu người, con số 200 triệu người cũng chính là hơn một phần tư công ăn việc làm của họ lệ thuộc vào các công ty ngoại thương. Một khi bộ phận những người này mất đi thu nhập, sẽ dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt của toàn bộ nền kinh tế.
Liên quan đến số người làm việc của các doanh nghiệp ngoại thương, chính quyền trước đây chưa bao giờ công khai ra ngoài.
Kể từ khi chiến tranh thương mại Trung-Mỹ bùng phát vào năm 2018, các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc đã lần lượt ly khai và các xí nghiệp địa phương dựa vào ngoại thương để tồn tại dần dần rơi vào cảnh khốn cùng.
Sự lây lan của dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu cùng với sự nóng lên cuộc chiến tranh Mỹ-Trung càng làm việc rút vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Một số lượng lớn các doanh nghiệp ngoại thương ở địa phương cũng liên tiếp phải đóng cửa, dẫn tới làn sóng thất nghiệp quét qua đất nước này.
Vào cuối tháng 4 năm nay, Lý Tấn Lôi, giám đốc sở nghiên cứu chứng khoán Trung Quốc – Thái Lan cho biết, rằng dịch bệnh đã khiến tăng thêm hơn 70 triệu người thất nghiệp mới ở Trung Quốc. Điều này vẫn chưa bao gồm số người thất nghiệp trước khi xảy ra dịch bệnh.
Để làm dịu đi tình cảnh khó khăn của các doanh nghiệp ngoại thương, chính quyền đã đề xuất “chuyển các sản phẩm xuất khẩu sang tiêu thụ tại chỗ”, giúp đỡ các doanh nghiệp ngoại thương khai thác thị trường trong nước.
Tuy nhiên, phân tích trích dẫn của Đài Á Châu Tự Do chỉ ra rằng, thị trường nội địa đã bão hòa, hơn nữa suy thoái kinh tế khiến nhu cầu trong nước giảm xuống, cái gọi là chính sách “từ xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa” có hiệu quả rất nhỏ.
Dưới tình huống này, công bố của Lý Khắc Cường về số người không có công ăn việc làm trong các doanh nghiệp ngoại thương hiển nhiên sẽ gây bất lợi cho “duy trì ổn định” của chính quyền.
Trước đó, việc Lý Khắc Cường thừa nhận tại một cuộc họp báo vào ngày 28/5 rằng, Trung Quốc có 600 triệu người với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ, cũng bị trỉ trích là đã để lộ hoàn cảnh khốn khó về sinh kế người dân và nền kinh tế Trung Quốc, dẫn tới sóng to gió lớn một thời gian dài.
Bởi vì dữ liệu đến từ miệng của nhà lãnh đạo ĐCSTQ vậy nên các phương tiện truyền thông chính thức không cách nào trỉ trích Lý Khắc Cường là “tung tin vịt”, không thể làm gì khác hơn là phải ném ra các loại giải thích không có căn cứ để cố gắng “chắp vá vết thương”, bao gồm việc nói rằng thu nhập hàng tháng 1.000 “chỉ là số liệu trung bình” và “chỉ có 400 triệu người” có thu nhập hàng tháng dưới 1000 nhân dân tệ v.v.
Nói một cách thẳng thắn, có khoảng 600 triệu người với thu nhập hàng tháng là 1000 nhân dân tệ, nên Lý Khắc Cường đã ủng hộ “kinh tế vỉa hè” để nỗ lực giảm bớt khủng hoảng sinh kế và công ăn việc làm của người dân do suy thoái kinh tế mang lại.
Nhưng chỉ vài ngày sau, các phương tiện truyền thông chính thức đã tập hợp để vây quét “kinh tế vỉa hè”, chính quyền địa phương như Bắc Kinh và Thâm Quyến cũng bắt đầu phản ứng ngược lại. Theo phân tích của ngoại giới, “tranh cãi đường lối” của các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ rõ ràng đã trở nên công khai.
Gia Hưng (Theo NTDTV)