Làm cha mẹ phải học (P.12): Vì sao cha mẹ tinh anh nhưng con lại học hành kém cỏi?
Nếu người lớn không có quan niệm đúng khi nuôi dạy con thì sẽ không làm tốt được việc này…
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh nói, cô biết một gia đình có cha mẹ nổi tiếng. Người mẹ sau khi sinh con đã không rời bỏ công việc, mà vẫn tiếp tục cùng chồng phát triển sự nghiệp kinh doanh. Bởi vì điều kiện kinh tế tốt nên đứa trẻ không thiếu bất kỳ hoàn cảnh giáo dục nào. Nhưng thành tích học tập tại lớp của đứa trẻ không được tốt, cứ dần dần bị bỏ lại phía sau.
Sau khi trò chuyện cô Trần biết được vấn đề nằm ở bản thân người mẹ. Khi người mẹ này còn nhỏ, cô ấy đã được cha mẹ giáo dục rằng cô chỉ có tương lai khi dấn thân vào ngành này. Cô chưa bao giờ có cơ hội để phát triển những gì cô ấy muốn làm nhất. Cô ấy buộc phải nỗ lực vì mục tiêu của cha mẹ và gia đình, bản thân cô ấy rất bất bình và oán hận. Tâm trạng này phản ánh lên trên thân của con cô ấy. Cậu bé học đến lớp 3, lớp 4 ở trường rồi nhưng lại không có bạn. Những gì mà cậu ấy đã học được từ mẹ mình chính là phàn nàn và than thở.
Ngoài ra người mẹ này còn có quan niệm không đúng khi cho rằng làm một người mẹ toàn thời gian là một sự hy sinh rất lớn. Cô ấy nghĩ rằng những người có học vị cao thì nên chuyên tâm phát triển sự nghiệp chứ không ở nhà tự nuôi con. Tiến sĩ Trần cho biết những người mẹ có quan điểm như vậy không phải ít.
Cô Trần giải thích để làm một người mẹ tốt cần phải chuẩn bị rất nhiều kỹ năng: Đầu tiên, người mẹ cần phải làm luật sư để giáo dục con không được vi phạm pháp luật; Thứ hai, người mẹ phải là một bác sĩ nhi khoa, khi đứa trẻ xuất hiện những triệu chứng như sốt, người mẹ phải biết cách ứng phó đúng đắn; Thứ ba là phải trở thành giáo viên, biết dạy dỗ con cái như thế nào; Thứ tư là phải trở thành nhà ẩm thực…
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: