Làm cha mẹ phải học (P.11): Cảm giác bất an thời thơ ấu ảnh hưởng xấu tới cuộc đời trẻ
Tiến sĩ Trần Ngạn Linh từng gặp một trường hợp rất khó xử lý, bệnh nhân này là một cô bé, mẹ của cô ấy phát hiện ra con gái mình rất dễ nói dối, thậm chí nói dối rất nghiêm trọng. Hơn nữa, giá trị quan của cô bé đã có sự sai lệch, cô bé nghĩ rằng không cần phải học tập mà chỉ cần kiếm tiền là được rồi, có thể làm bất cứ công việc gì thậm chí những công việc mà người lớn cảm thấy rất đáng sợ.
Sau khi tìm hiểu cô Trần biết được cha của cô bé là xã hội đen. Trong một lần tình cờ trò chuyện, cha của cô bé đã chia sẻ về lý do ông đi vào con đường này. Bởi vì lúc nhỏ ông thường có những cảm xúc bất an, thường bị trêu chọc, bị hiểu lầm. Người cha lúc nhỏ đã là một đứa trẻ rất thông minh, có cách nghĩ riêng, cũng có lòng tự trọng. Ông không chịu nổi sự xem thường và bài xích của giáo viên, cuối cùng chưa tốt nghiệp trung học cơ sở đã nghỉ học. Ông bị thu hút bởi những người trong xã hội đen trên bề mặt rất nói nghĩa khí, ở nơi đó ông đã tìm được vũ đài của chính mình.
Thông qua câu chuyện cô Trần lưu ý, cảm giác bất an thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc đời của mỗi người về sau, thậm chí có nghiên cứu phát hiện ra, những đứa trẻ càng thông minh thì càng nhớ rõ chi tiết sự việc lúc còn nhỏ. Cô khuyên phụ huynh không nên hù dọa trẻ khi nó còn nhỏ.
Mời Quý độc giả xem nội dung chi tiết ở video bên dưới: