Kỳ nhân thích làm ăn mày hơn tú tài, từng tiên tri về vận mệnh của hai vị đại tướng

13/03/19, 11:26 Cổ Học Tinh Hoa

Lưu Tẩm ôm chí lớn, thà làm ăn mày vẫn không chịu làm tú tài. Sau quy thuận cho Tư Mã Chiêu, nhờ vào sự thông minh và tài trí hơn người mà từ đó công danh liên tục phát triển, khiến nhiều người nể phục.

Lưu Tẩm khi còn nhỏ phải sống khổ cực, phải tự kiếm ăn bằng việc bán áo bò (đồ để che thân chống lạnh cho bò). (Ảnh qua S.O.H)

Lưu Tẩm (220-310), tự Tử Chân, là người huyện Cao Đường quận Bình Nguyên (nay là Cao Đường, Sơn Đông), là hậu thế của Tế Bắc Huệ Vương Lưu Thọ – con trai thứ năm của Hán Chương đế Lưu Đát.

Lưu Tẩm là một trọng thần, học giả vào thời Tam Quốc từ đời Tào Ngụy đến đời Tây Tấn. Ông rất hiếu học và tinh thông “Xuân Thu tam truyện”, ông có các tác phẩm như “Xuân Thu điều lệ” gồm 20 quyển, “Tả Thị Điệp Liệt” gồm 20 quyển, “Xuân Thu Công Dương Đạt Nghĩa” gồm 3 quyển, 1 quyển “Tập giải Xuân Thu tự” và 2 quyển sưu tầm văn học, nay đã bị thất truyền.

Theo “Tấn Thư – Lưu Tẩm Truyện”, cha của Lưu Tẩm là Lưu Hoành, từng làm Huyện lệnh Xích Khâu. Có lẽ là do cha mất sớm, nên Lưu Tẩm khi còn nhỏ phải sống khổ cực, phải tự kiếm ăn bằng việc bán áo bò (đồ để che thân chống lạnh cho bò). Đôi khi không có thức ăn, ông phải ra ngoài làm ăn xin. Lúc xin được đồ, ông sẽ tự đem đi nấu cơm, chứ không bao giờ xin người khác cho cơm.

Thế nhưng ông rất hiếu học, vừa cầm lấy sợi dây trong tay, miệng vừa luôn đọc thơ từ. Lưu Tẩm là một người có kiến thức uyên bác, thông thạo cổ kim, có đức hạnh phẩm chất thanh khiết, hành vi không chút sai sót. Trong quận tìm kiếm người tài, tuyển cử tú tài, ông cũng không chịu đi.

Từ chối làm tú tài ở nơi này, Lưu Tẩm đi đến Lạc Dương, làm Kế sử, cũng là phụ trách việc dự trù về các thông tin như nhân khẩu, tiền và lương thực, thuế má, ruộng đất, trộm cướp, ngục tù…của quận, rồi làm bản báo cáo gửi lên triều đình.

Sau đó thì ông lại đảm nhiệm chức Sử Bộ lang, rồi luôn kề cận với Tư Mã Chiêu, tham mưu chuyện quân sự. Sau này, nhờ vào thành tích làm việc thông minh tài trí và xuất sắc của mình, Lưu Tẩm được Tư Mã Chiêu đánh giá cao, nên phong làm Tuần Dương Tử.

Điều này thật sự khiến người ta không thể không phục mắt nhìn của Lưu Tẩm: không chịu làm tú tài, thì ra là có nguyện vọng lớn hơn. Lúc bấy giờ, cục diện họ Tào, Tam Quốc vẫn chưa được rõ ràng, mà ông lại dứt khoát đi theo nhà họ Tư Mã.

Lời tiên tri

Năm thứ tư Cảnh Nguyên (năm 263), Tư Mã Chiêu sau khi nắm quyền nhà Tào Ngụy đã quyết định xuất binh chinh phạt nước Thục. Khi Chung Hội, Đặng Ngải đi thảo phạt nước Thục, có vị khách đến hỏi Lưu Tẩm rằng: “Hai vị tướng này có thể bình định được nước Thục không?”

Lưu Tẩm trả lời: “Nhất định có thể dẹp tan nước Thục, tuy nhiên sẽ không trở về được nữa”. Vị khách hỏi nguyên nhân, ông chỉ cười mà không trả lời.     

Sau đó Đặng Ngải và Chung Hội bắt đầu chiếm đóng nước Thục, Đặng Ngải bắt đầu lấy danh nghĩa của mình để mệnh lệnh tại Thành Đô, Chung Hội cũng bắt đầu xuất hiện những biểu hiện ngạo mạn, tự cao nghĩ rằng mình không cần phải làm thuộc hạ của ai nữa.

Kết quả lại vì tranh công với nhau và có mưu đồ tạo phản, nên cả hai đã bị Tư Mã Chiêu giết chết. Kết cục đúng là xảy ra theo như những lời mà Lưu Tẩm đã nói. Lời tiên tri của Lưu Tẩm hầu hết đều ứng nghiệm như vậy.

Đặng Ngải (trái) Chung Hội (phải). (Ảnh: Wikimedia Commons)

Vì con bị bãi chức quan

Người vợ cũ của Lưu Tẩm sau khi sinh xong 1 đứa con trai thì qua đời, thế là một người họ Hoa đã gả con gái của mình cho Lưu Tẩm. Em trai của Lưu Tẩm kiên quyết phản đối chuyện này, nói rằng người nhà họ Hoa đều rất tham lam, lấy con gái nhà họ chỉ e rằng sẽ tán gia bại sản thôi.

Thông minh cả đời nhưng lại nhất thời hồ đồ, Lưu Tẩm đã cưới con gái của họ Hoa. Sau đó con gái nhà họ Hoa đã sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Lưu Hạ, người con này không học được điều gì tốt cả, mà lại học toàn những điều tham lam xấu xa. Sau khi âm mưu đen tối của Lưu Hạ bị bại lộ, Lưu Tẩm đã vì vậy mà mất đi chức quan.

Không lâu sau đó, Lưu Tẩm lại được trọng dụng trở lại, được bổ nhiệm làm Đại Tư Nông (chức quan quản lý tài chính). Thế nhưng, Lưu Tẩm thật sự là không nên giữ lại đứa con như Lưu Hạ, bởi thời gian không lâu sau đó, Lưu Hạ lại một lần nữa phạm tội, lại một lần nữa hại cha mình, Lưu Tẩm lại bị bãi chức quan.

Lúc Lưu Tẩm còn làm quan thì mỗi lần về quê, đều được người trong làng dùng xe và mang rượu thịt đến tiếp đãi. Giờ đây thật khó xử khi đã phụ lòng dân, nên sau khi cùng mọi người ăn uống xong thì ông trả lại tất cả các thức ăn thừa.

Có người nói với Lưu Tẩm: “Cả đời ông phẩm hạnh thanh cao, mà mấy đứa con trai lại không tuân theo phép tắc. Tại sao ông không dạy dỗ chúng nó mỗi ngày, để chúng nó biết sai mà sửa chữa!”.

Lưu Tẩm nói: “Những gì tôi đã làm, là những gì tôi đã nghe được thấy được, chứ không phải những gì được thế hệ trước truyền lại, chẳng lẽ chỉ cần dạy dỗ liên tục thì có thể đạt được hay sao!”. Người đời cho rằng lời nói của Lưu Tẩm rất có lý.

Một đời cần kiệm

Lưu Tẩm sống rất cần kiệm, cho dù ông làm quan cao nhưng vẫn không đeo đuổi những thứ xa hoa. Ăn uống rất bình dân, ở nơi rất đơn sơ, ăn mặc cũng giản dị. Ông dùng bổng lộc của mình cho việc cứu tế các đồng hương bạn bè thân thích.

Theo “Tấn thư – Vương Đôn Bác” có chép: “Như chuyện nhà xí, trông thấy tấm màn che hoa lệ vô cùng, hai người hầu hạ xách túi thơm, Tẩm bèn lui ra”. Là kể về một lần nọ, Lưu Tẩm đến làm khách tại nhà một “phú hào” là Thứ sử Kinh Châu tên Thạch Sùng, khi ăn xong lúc cần đi nhà xí.

Vừa đến nhà xí thì liền trông thấy tấm màn chắn có nền hoa đỏ đượm, tấm kê thì rất hoa lệ, hai người hầu thì cầm trên tay những túi thơm. Thế là Lưu Tẩm bước ra ngoài, nhìn Thạch Sùng nói rằng: “Tôi đã bước nhầm vào phòng riêng của ông”. Thạch Sùng bảo: “Đó là nhà xí”. Lưu Tẩm nói: “Tôi là người hèn mọn chưa từng dùng sang trọng như vậy”. Thế là ông đi đến nhà xí khác.

Phục chức lại gặp cướp

Sau này, Lưu Tẩm được trọng dụng làm Quốc Tử Tế Tửu (chức hiệu trưởng trường Quốc gia), Tán Kỳ Thường Thị (cố vấn cho vua). Khi Mẫn Hoài Thái Tử Tư Mã Duật Cương được phong là Quảng Lăng Vương, đã chọn Lưu Tẩm làm thầy của mình.

Đầu năm Nguyên Khang (năm 291-299), Lưu Tẩm được thăng tước vị làm Hầu, và dần sau thăng chức làm Thái Tử Thái Bảo (thầy của Thái Tử), ngoài ra còn nhậm chức Thị Trung, Đặc Tiến, Hữu Quang Lộc Đại Phu, Khai Phủ Nghi Đồng Tam Tư, kiêm nhiệm Đô đốc Dực Châu. Năm Nguyên Khang thứ 9 (năm 299), được sắc phong làm Tư Không, sau thăng lên chức Thái Bảo, rồi chuyển thăng lên Thái Phó.

Đầu những năm Thái An (năm 302-303), Lưu Tẩm do già yếu đau ốm nên từ quan, ông được triều đình ban cho xe ngựa, trăm lượng bạc về phủ đệ với danh phận Hầu Tước. Lúc bấy giờ thiên hạ đã đang đại loạn, đến khi gặp phải lúc Trường Sa Vương Tư Mã Nghệ và Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh đánh nhau, Lưu Tẩm cũng vì rơi vào cảnh loạn lạc nên bị bắt oan, nhưng dựa vào trí tuệ ưu việt của mình mà ông đã nghiễm nhiên vượt ngục thành công, lén chạy trốn về quê nhà.

Hưởng thọ và từ trần

Đầu năm Quang Hy (năm 307), Tấn Huệ Đế Tư Mã Chung qua đời, Lưu Tẩm tự chạy xe bò từ quê nhà Sơn Đông, vượt ngàn dặm xa xôi đến Lạc Dương để bái tiễn trước lăng mộ của Tấn Huệ Đế. Tin tức ấy rất nhanh sau đó được triều đình Tây Tấn biết được, Tấn Hoài Đế Tư Mã Xí đang tại vị, đã phong Lưu Tẩm làm Thái Úy. Lúc bấy giờ Lưu Tẩm đã 88 tuổi, ông kiên quyết từ chối nhậm chức vì tuổi đã cao, nhưng không được chấp thuận.

Vĩnh Khang năm thứ 3 (năm 309), chiếu thư viết rằng: “Ngày trước Ngu Thuấn trọng dụng năm vị quan thần, đã đạt được giáo huấn vô vi mà trị, triều nhà Hán trọng dụng Tiêu Hà làm Tướng, rồi được tiếng thơm thống nhất bình định nước nhà, từ đó mà có thể cai trị đất nước hưng thịnh, lưu truyền công lao đẹp đẽ đến muôn đời sau. Ta kế thừa thiên mệnh, thống trị vạn bang, nếu như muốn đạo đức chính trị phát triển lớn lao hiển hách, cũng phải nhờ cậy vào các vị tiền bối nguyên lão trọng thần bá quan, tận lực phò trợ, mới có thể giúp ta thực hiện được nguyện vọng cao cả.

Tuy nhiên ngài năm nay tuổi đã cao, thực là khó lòng trái ý nguyện. Giờ đây ngài hãy nghe ta ban cho thân phận Hầu Tước mà trở về phủ đệ, địa vị này trên cả Tam Tư, bổng lộc vẫn được hưởng như xưa, thưởng ngài đặc ân không cần vào triều chỉ cần ở phủ thôi. Hễ có chính sự lớn của quốc gia, sẽ đến tận nhà ngài xin sự cố vấn, đấy cũng là bày tỏ tâm ý của ta”.

Vĩnh Gia năm thứ 4 (năm 310), Lưu Tẩm qua đời, hưởng thọ 91 tuổi, được ban cho thụy hiệu là Nguyên. Những năm Vĩnh Gia vô vùng hỗn loạn, bát vương đấu nhau, ngũ hồ tranh chiến. Trong một thế giới loạn lạc như vậy, Lưu Tẩm với xuất thân bần hàn vậy mà đã ổn định làm quan, dẫu cho ông nhiều lần bị con trai mình hại,nhưng cũng sống khỏe mạnh đến tận 91 tuổi, không thể không nói đây là một kỳ tích.

Tuệ Tâm

Nguồn: SOH

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x