Không ngờ hoa ban chẳng những đẹp mà còn có thể chữa bách bệnh

28/03/2017 Thảo dược

Trong Đông y, cây hoa ban không chỉ mang lại vẻ đẹp thuần khiết mà nhiều bộ phận của chúng như như rễ, vỏ cây, lá và hoa còn có thể kết hợp những vị thuốc quen thuộc khác để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Hoa ban còn được sử dụng để làm thuốc từ những bộ phận quen thuộc như rễ, vỏ cây, lá và hoa dạng khô. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Hoa ban – Vị thuốc quý trong Đông y

Vào mỗi độ tháng 3, hoa ban lại nở rộ khắp các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta. Ở Hà Nội cũng không quá khó để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này. Bạn có thể bắt gặp những cây hoa ban tại hồ Tây, đường Thanh Niên, đường Bắc Sơn.. Cánh hoa mỏng manh, nhẹ nhàng như những cánh bướm với sắc trắng tím làm nao lòng biết bao người đi qua.

Không chỉ được trồng để làm bóng mát, làm cảnh…, hoa ban còn được sử dụng để làm thuốc từ những bộ phận quen thuộc như rễ, vỏ cây, lá và hoa dạng khô.

Hoa ban là cây loại gỗ có xuất xứ vùng Tây Bắc nước ta. Việc sử dụng hoa ban làm thuốc vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một số nước châu Á như Ấn Độ, Nepan, Trung Quốc lại có nhiều kinh nghiệm sử dụng các bộ phận của hoa ban với mục đích chữa bệnh.

Trong Đông y, hoa ban có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, kiện tì, tán thấp. Lá ban có vị nhạt, tính bình, có công dụng nhuận phế, chỉ khái, hoãn tả được sử dụng để trị ho, tiểu tiện bí, tiêu chảy. Vỏ cây ban có vị chát, đắng nhẹ, tính bình có công dụng kiện tỳ, táo thấp. Rễ hoa ban chỉ huyết, kiện tỳ có công dụng trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ khiến đi ngoài ra máu, sử dụng để sắc uống”, ông Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho hay.

Hoa ban đâu chỉ tô điểm vẻ đẹp tháng 3, bạn hoàn toàn có thể tận dụng loại hoa này để chữa bệnh - Ảnh 1.

Dưới đây là một số bài thuốc từ loài hoa tháng 3 này:

Trị chứng ho khan: 15-20 g hoa ban phơi khô, đem sắc với khoảng 500 ml nước đến lúc chỉ còn lại khoảng 100 ml nước. Chia làm 3 lần, uống vào các bữa sáng – trưa – tối. Bạn có thể cho thêm chút đường nếu muốn tăng thêm hương vị và dễ uống hơn. Bài thuốc này có thể trị được chứng ho khan, viêm họng cực tốt.

Đau bụng, lỵ, tiêu chảy: Nụ hoa phơi trong bóng râm đến khi khô cong. Thêm nước vào đun sôi khoảng 7 phút rồi đem uống trước bữa ăn mỗi sáng. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh tiến triển khá hơn.

Viêm gan, xơ gan, viêm phổi, viêm khí quản, viêm tiết niệu, bí tiểu, phù thũng: 10-20 g hoa ban khô đem sắc lấy nước uống. Đem hoa rồi nấu ăn hàng ngày cũng giúp trị tiêu chảy mạn tính.

Sốt: 50 g hoa ban đem đun sôi với 500 ml nước trong 4 phút, sau đó để nguội chia uống hết trong ngày. Làm liên tục 2-3 ngày sẽ giúp bạn hết sốt.

Bài thuốc từ vỏ cây ban

Rối loạn tiêu hóa, mụn nhọt, người suy nhược cần bồi bổ: Lấy vỏ thân sắc uống, lấy nước đắp lên mụn nhọt.

Lỵ amip: Vỏ cây hoa ban đem cạo vỏ bẩn bên ngoài, rửa sạch rồi đem thái lát thật mỏng, vắt lấy nước uống.

Tiêu chảy: Vỏ cây hoa ban, búp ổi, vỏ thân cây vối rừng tươi, lấy mỗi thứ liều lượng bằng nhau, đem giã rồi vắt lấy nước, đem uống trong ngày, mỗi lần 2 thìa, cứ 4-5 tiếng lại uống một lần.

Trị giun đũa: Nước ép vỏ thân cây ban uống mỗi ngày 4 thìa, uống liền một lúc, thực hiện trong vòng 4 ngày sẽ giúp loại bỏ giun đũa trong cơ thể.

Vết thương mới bị: Vỏ thân đem cạo vỏ, thái lát, phơi hoặc sao khô, tán thành bột mịn, thêm nước sạch, trộn đều thành hồ nhão bôi bên ngoài vết thương đã khô, se sẽ giúp sớm lên da non.

Bài thuốc từ lá cây ban

Chữa bệnh kiết lỵ: Lá ban, búp ban non rửa sạch, sao vàng hạ thổ sẽ chữa bệnh kiết lỵ hiệu quả.

Rễ hoa ban

Rễ hoa ban vị hơi chát, mát có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm  ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu… Trước khi dùng, đem rễ rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Sắc uống.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hoa ban như một món rau rừng, có thể dùng để nấu canh hoặc đồ lên ăn hàng ngày cũng giúp tăng cường sức khỏe, đem đến tinh thần sảng khoái. Nói chung, đây là loại hoa hoàn toàn có thể ăn được mà không phải lo lắng tác dụng phụ có thể gặp. Sử dụng nước đun từ vỏ cây hoa ban để súc miệng trị viêm họng, trị nám da và hói đầu bằng cách uống và thoa bên ngoài da.

Lưu ý: Ngoài cây móng bò sọc (hoa ban) nói trên còn có cây móng bò tai voi hay còn gọi là cây chân trâu (Bauhinia malabarica Roxb), thường được trồng làm cây bóng mát. Có thể dùng nụ hoa (10-20g) dưới dạng nước sắc để uống… Nói chung, các loài móng bò phổ biến ở các nước châu Á và Đông Nam Á, chúng đều được sử dụng làm thuốc, chủ yếu về bệnh đường ruột: tiêu chảy, lỵ; hoặc bệnh ngoài da: mụn nhọt, ghẻ, lở, vết thương…

Theo afamily

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x