10 cây cảnh phổ biến có tác dụng chữa bệnh
Không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, những cây cảnh dưới đây còn có tác dụng chữa bệnh mà có thể bạn chưa biết.
1. Cây Đào
Đào là loại cây thường thấy trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài việc cho trái; nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị thuốc.
Nhân của quả đào có tác dụng chữa ho, chống viêm, chống dị ứng, ức chế đông máu. Nó còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện. Lá đào được dùng làm nước tắm gội chữa ghẻ lở, ngứa, viêm kẽ chân.
2. Cây Bỏng
Cây bỏng (cây lá bông) là một loại cây cảnh thông dụng, được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng trước nhà.
Theo Đông y, loại cây này có vị nhạt, hơi chua, tính mát. Lá cây có tác dụng rất tốt trong việc chữa bỏng, vết thương bầm tím, chữa viêm họng, chảy máu cam, mất ngủ, kiết lỵ, say rượu.
3. Cây Quất
Cây Quất có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và đã được trồng ở nước ta từ rất lâu. Quả quất được dùng làm đồ giải khát, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt. Hạt quất được dùng để cầm máu, chống nôn.
4. Cây Lô Hội
Ngoài ra Lô Hội còn được sử dụng để chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em.
5. Cây bàng
Bàng là loại cây được trồng ở khắp đường phố Việt Nam.
Tại một số vùng, người dân thường đem vỏ bàng đun lên, sắc lấy nước để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ hoặc sát trùng các vết thương. Hạt bàng dùng để chữa đại tiện ra máu còn lá bàng được dùng để chữa cảm sốt.
6. Đinh lăng
Đinh lăng không chỉ là cây cảnh mà còn là vị thuốc rất có giá trị.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lợi tiểu.
Lá đinh lăng có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ, chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy. Còn thân của nó được dùng để chữa tê thấp, đau lưng.
7. Cây Hoa hồng
Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình.
Tinh dầu từ hoa hồng có tác dụng tốt cho tim vì thế những người bị hẹp van tim thường được kê đơn xông bột hoa hồng. Cánh hoa hồng chưng với đường phèn có tác dụng chữa ho, trị lở loét miệng.
8 . Ngọc Lan
Việt Nam có khoảng 20 loài thuộc chi Ngọc lan, nhưng phổ biến nhất vẫn là ngọc lan trắng và ngọc lan vàng.
Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc từ hoa ngọc lan được dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Lá cây dùng chữa các vết sưng tấy còn rễ cây có tác dụng thông kinh.
9. Cây Cúc vàng
Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, tăng độ bền mao mạch, chống viêm và ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Nó còn được dùng để chữa chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, tăng huyết áp, mụn nhọt.
10.Cây hoa hòe
Nụ hoa hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình. Quả hoè có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.
Theo Zing