Khám phá Tây Du ký: Định Hải Thần Châm của Tôn Ngộ Không có gì thần bí?
“Tây du Ký” là một tác phẩm kể về quá trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng. Tuy nhiên, mỗi chi tiết trong câu chuyện thực chất đều có ẩn ý về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo.
Sau khi đánh bại Hỗn Thế Ma Vương, Thạch Hầu (khỉ đá, hay Tôn Ngộ Không) liền ở Hoa Quả Sơn hưởng thụ những tháng ngày vui vẻ. Tuy nhiên, Thạch Hầu vốn căn cơ rất tốt, nên đã phát hiện rằng đao thương đều không dùng được tốt, cho nên đã tới Long Cung tìm kiếm Định Hải Thần Châm (gậy Như Ý).
Định Hải Thần Châm này quả là không phải tầm thường, bởi nó tượng trưng cho “Định”. Người tu luyện Phật gia và Đạo gia đều nhấn mạnh đến “Định”, đều thuyết rằng “Định có thể sinh Huệ”. Hiện nay chúng ta thường nói “Nhất định”, cũng đều là có nguyên nhân của nó. “Nhất định có thể…”, nguyên lai là chỉ người tu luyện khi có thể nhập định, liền có thể thực hiện được điều gì đó.
Động đao múa thương đều là công phu bên ngoài, không thể giải quyết vấn đề căn bản của con người. Thạch Hầu tới Long Cung tìm bảo vật, kỳ thực, chính là tìm phương pháp có thể giải quyết vấn đề căn bản của con người, kết quả đã tìm được pháp bảo “Định”, thuộc về tĩnh công tu luyện, chính là đả tọa, nhập định.
Định Hải Thần Châm này từ đó về sau vẫn luôn là vũ khí quan trọng để hàng yêu phục ma, chính là dùng “Định” để ức chế đủ loại quấy nhiễu trong tu luyện. Rèn luyện thể dục hiện nay là rèn luyện trong vận động, khí chạy dưới da, chỉ có thể đạt được cường tráng ở bề mặt, mà không thể giải quyết vấn đề căn bản của người ta.
Khí công là tu luyện trong tĩnh, khí nhập đan điền, chỉ có vậy mới có thể giải quyết vấn đề căn bản. Những kỳ tích như “trường sinh bất lão”, “cải lão hoàn đồng”, đều là thông qua “tĩnh” mà sản sinh ra vậy.
Thuận tiện lại nói một chút, khi bàn về Thần, Phật, người ta cần phải có tâm kính sợ. Hiện tại nhiều người đốt hương bái Phật, không kể họ làm vậy xuất phát từ mục đích gì, rốt cuộc cũng là theo hình thức ấy mà thể hiện sự kính trọng đối với chư Phật.
Nhưng nếu phỉ báng Phật, phỉ báng Đạo, không sợ Thần, chính là không tin nhân quả luân báo, như vậy liền dám làm chuyện xấu, phát triển tiếp nữa thì sẽ đến chỗ không chuyện ác nào không làm, điều này cực kỳ nguy hiểm. Do đó hy vọng mọi người sau này khi bàn về Phật, Đạo, Thần thì cố gắng giữ sự kính trọng.
Hiện tại con người đã đánh đồng Thần với con người, tìm lý do để thuyết “nhân tính hóa, hiện thực hóa”, điều này thậm chí còn trở thành “mốt thời thượng”, như vậy làm sao còn có thể nói là kính Thần đây? Thần sao có thể giống như con người? Cấp cho Thần cái gọi là nhân tính, còn không phải là phỉ báng Thần sao? Đây là chỗ mấu chốt của vấn đề.
Ôm giữ nhận thức sai lầm mà bái Phật, thì Phật có thể trông nom người đó không? Đây thực ra là sự việc hết sức nghiêm túc. Rất nhiều người như vậy đến chùa thắp hương bái Phật, thực sự là quá đáng thương, chính họ cũng không biết là mình đang làm gì nữa.
Tuệ Tâm