Hứa Chương Nhuận phát ‘hịch văn’: Triều đại đỏ đã đến bước đường cùng, trong ngoài nguy khốn

30/06/20, 17:16 Trung Quốc

Hứa Chương Nhuận, cựu giáo sư Học viện Luật của Trường Đại học Thanh Hoa đã đăng một bài viết dài trong ngày Tết Đoan Ngọ, lên án mạnh mẽ hành vi táng tận lương tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc phá hủy Khu Nghệ thuật Bắc Kinh. Ông cho rằng triều đại đỏ giờ đã trong ngoài nguy khốn và sẽ đi vào ngõ cụt.

Ông Hứa Chương Nhuận, cựu giáo sư học viện Luật của Đại học Thanh Hoa. (Ảnh: SCMP)

Vào đúng dịp tết Đoan Ngọ (25/6), Hứa Chương Nhuận, một học giả luật nổi tiếng của Trung Quốc, cựu giáo sư học viện Luật của Đại học Thanh Hoa đã đăng một bài viết dài mang tên “Chà đạp văn nhân, tất phải trừ sạch hết thảy tà mị nhân gian”. 

Bài viết phê phán mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh ngày càng cuồng loạn, trục xuất những người dân cấp thấp ở Bắc Kinh, cưỡng chế dỡ bỏ khắp nơi để tăng cường dự trữ đất đai. 

Ông lên án hành vi tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh, từ hai, ba năm trước đã cưỡng chế phá dỡ và trục xuất nhiều lao động cấp thấp tại Bắc Kinh; gần đây lại tiếp tục phá bỏ các khu nghệ thuật và các cư xá nhà ở.

Ông cho rằng, hành vi này của chính phủ là nhằm để tăng giá đất đai, sau đó áp dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để kiếm tiền. Chủ nhà và ‘cò’ thuê nhà dùng tiền và quyền, cấu kết với nhau mặc sức vơ vét, khổ nhất vẫn là hàng chục triệu người dân thuê nhà. 

Ông chỉ trích chính sách của ĐCSTQ khiến hàng loạt các họa sĩ tại khu nghệ thuật đang vất vả kiếm kế sinh nhai phải lâm vào cảnh bế tắc; những người dân lao động khốn khổ sống ở những khu dân cư cũng vô cớ rơi vào bước khốn cùng. 

Ông nói, các cư xá nhà ở và khu nghệ thuật cũng không phải là xây dựng trái phép, càng không hề làm mất “mỹ quan đô thị”. 

Ngược lại, cuộc sống của các thế hệ nghệ sĩ tuy không khấm khá, nhưng họ đã dùng hết thảy mồ hôi xương máu và tâm huyết của mình để giữ gìn văn hóa và nghệ thuật, khiến cho thôn trang thanh vắng ngập tràn thi vị nghệ thuật. Nay chính phủ lại ra lệnh phá hủy hết thảy để rồi trở thành một đống đổ nát sao. 

Các nghệ sĩ đến đây sinh sống không chỉ cung cấp thêm cơ hội việc làm, thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ, mà còn nâng cao đáng kể đời sống văn minh tinh thần cho người dân, bảo vệ và nuôi dưỡng giá trị quan, nhân sinh quan đúng đắn của con người.

“Mà giờ đây, một lưỡi rìu giáng xuống, nơi ở của họ biến mất, văn nhân lưu lạc, con quái vật ấy quá tàn bạo, quá điên cuồng, đúng là táng tận lương tâm!” 

Bài viết cho rằng, Bắc Kinh vốn là Bắc Kinh, nó không phải là nơi chỉ để cho quan chức chính quyền mọc lên như nấm, mà nó còn là nơi tập trung của những văn nhân nho nhã, trường học lâu đời, cũng là một viên ngọc sáng trong vườn hoa nghệ thuật. 

Ông nói rằng, một lượng lớn các kỹ sư, luật sư ưu tú cũng bước ra từ các trường đào tạo thuộc Bắc Kinh, duy chỉ có các văn nhân nghệ sĩ như các nhà thơ hay nhà toán học vốn dựa vào tài năng thiên phú chỉ cần được mài giũa tất có thể thành công. 

Đối với một chính quyền thông thường mà nói, nhất định sẽ phải không ngừng bồi dưỡng và quý trọng nhân tài. Ngược lại, một chế độ độc tài với đường lối tư tưởng độc đoán và chuyên chế, tuyệt đối sẽ không dung thứ cho những người có tư tưởng độc lập, và sẽ không cho phép nghệ thuật tự do phát triển. 

Do đó nó sẽ không ngần ngại bóp chết hết thảy từ trong trứng nước, biểu hiện chính là việc cưỡng chế mọi thứ phải theo lối tư tưởng phát xít ác ma của nó. 

Bài viết còn nói, dịch bệnh vẫn đang hoành hành, một nửa Trung Quốc vẫn còn đang chìm ngập trong nước lũ. Tai họa liên miên, nhân dân cùng cực. Cùng với xu thế suy thoái kinh tế toàn cầu và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, người dân chỉ cầu sao cho no đủ.

Chính phủ đáng lẽ phải thực thi các chính sách có lợi cho dân, tiến hành miễn giảm thuế, mở đường giải cứu hỗ trợ người dân; ít nhất cũng nên áp dụng chính sách khoan hồng, rộng lượng, không thể thừa nước đục thả câu, người làm mình hưởng.

Hứa Chương Nhuận chỉ trích mạnh mẽ: “Quan chức các cấp một lòng không màng đến đời sống người dân, không ngại ngần chà đạp văn nhân, rốt cuộc các người muốn làm đến mức độ nào? Tham vọng của các người sâu đến thế sao?” 

“Nhìn ra thế giới, toàn quốc bị vây khốn tứ bề, nội nguy ngoại khốn, ván cờ đã bước vào tử lộ rồi. Còn các phương tiện truyền thông vô sỉ tráo trở đăng tin có chủ đích và không xác thực, chỉ biết quẫy đuôi ca ngợi công đức của Đảng, hô hào bài ca đất nước thái bình, bất quá cũng chỉ là tấu lên khúc hát tang thương cuối thời mạt thế mà thôi.”

Đối diện với cảnh bị quản thúc, Hứa Chương Nhuận vẫn kiên định nắm chắc cây bút

Một người bạn giấu tên của Hứa Chương Nhuận đã chia sẻ với Đài Châu Á Tự Do (RFA) rằng, Hứa Chương Nhuận sống ở ngoại ô Bắc Kinh. Mặc dù ông đã bị Trường Đại học Thanh Hoa đình chỉ công tác vào năm ngoái, năm nay lại bị quản thúc tại gia, nhưng ông không hề sợ hãi, vẫn tiếp tục cầm bút viết bài. 

Trong bài tiểu luận “Khi người dân phẫn nộ không còn sợ hãi” được ông Hứa công bố vào tháng 2 năm nay, ông đã lên tiếng chỉ trích rằng, chính hành vi che giấu, đùn đẩy trách nhiệm và tranh giành công trạng của ĐCSTQ mới là nguyên nhân chính khiến tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng như vậy. 

Sau khi đăng bài viết, ông Hứa đã bị cảnh sát giám sát, các tài khoản Weibo, WeChat của ông cũng đều bị chặn.

Vào ngày 21/5, ông Hứa Chương Nhuận lại công bố một bài bài viết dài khác mang tên “Con thuyền Trung Quốc cô đơn trên đại dương văn minh thế giới – Quan điểm chính trị và lý luận văn minh của dịch bệnh coronavirus mới trong bối cảnh toàn cầu”, chỉ trích kịch liệt chế độ ĐCSTQ áp dụng phương thức cực quyền độc đoán, hoang đường, hủ bại để trị nước. 

Nghệ thuật gia Tống Trang:  Nguồn sinh tồn tối thiểu cũng bị đe dọa 

Một nghệ sĩ với biệt hiệu “Đồ Thán” sinh sống tại khu Tiểu Bảo, thị trấn Tống Trang, Bắc Kinh cũng chia sẻ với RFA rằng, những năm gần đây thị trấn Tống Trang không ngừng bị cưỡng chế phá hủy. 

Tuần trước đã xảy ra sự việc phá hủy quy mô lớn nhất, tàn bạo và manh động nhất từ trước đến nay. Hàng trăm nghệ sĩ nhận được thư của luật sư, thay đổi quyền sử dụng đất ban đầu của họ từ 50 năm xuống còn có 20 năm. 

Đồ Thán nói rằng, mọi người đều vô cùng lo lắng, họ không nói sẽ lập tức phá hủy nhà, nhưng lại cũng không cho biết thời gian cụ thể là khi nào. Hiện tại không phải là vấn đề sáng tác, mà là vấn đề sinh tồn tối thiểu cũng đang bị đe dọa. Trong một tuần nay, ông cũng không thể liên lạc được với số điện thoại mà Luật sư cung cấp.

Đồ Thán ký hợp đồng vào năm 2006, và ông đã ký “Thỏa thuận nhập cảnh của Khu sản nghiệp văn hóa và sáng tạo làng Tiểu Bảo tại thị trấn Tống Trang, quận Thông Châu, Bắc Kinh”

Trong đó có ghi: “Bên B có 50 năm quyền sử dụng đất”, mà hiện tại mới trải qua 14 năm đã đòi hủy hợp đồng. Đồ Thán giờ không biết tiếp theo mình sẽ phải đi đâu về đâu.

Thảo Nguyên (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

x