Hồng nhị đại: Tập Cận Bình đang ngồi trên miệng núi lửa và có người muốn lật đổ Tập

04/07/20, 08:40 Trung Quốc

Dịch bệnh ở Trung Quốc đang bùng phát trở lại, cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng chưa từng thấy và cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trở nên rõ ràng hơn. Từ Trạch Vinh – một “Hồng nhị đại” (hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ) đã nói rằng, Tập Cận Bình đang ngồi trên miệng núi lửa và có người đang ủ mưu để lật đổ Tập Cận Bình.

Dịch bệnh ở Trung Quốc đang bùng phát nghiêm trọng và cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ cũng căng thẳng không kém. (Ảnh: Twitter)

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ “Vision Times” ở Hồng Kông, Từ Trạch Vinh, một Hồng nhị đại, tiến sĩ khoa học chính trị tại Đại học Oxford, và là một học giả quân sự lịch sử đã nói rằng, nhiều Hồng nhị đại đã không hài lòng với chế độ độc tài của Tập Cận Bình. Sự bất mãn của Hồng nhị đại với Tập Cận Bình đã tích lũy trong bốn hoặc năm năm, “ngọn núi lửa âm ỉ trong một thời gian dài rồi cũng sẽ tuôn trào”.

Vì điều này mà Nhậm Chí Cường – một Hồng nhị đại và là một nhà bất động sản nổi tiếng ở Trung Quốc đã viết một bài báo công kích Tập Cận Bình, lời lẽ của bài báo khá gay gắt. Các Hồng Nhị Đại cũng như dư luận đã bàn tán những điều tương tự. Từ Trạch Vinh nói rằng, bức thư ngỏ của Hồng nhị đại Trần Bình và bài viết này của Nhậm Chí Cường là những điểm sáng.

Từ Trạch Vinh tiết lộ rằng, đặc biệt là những Hồng nhị đại đã sinh sống và học tập ở phương Tây, nhưng không phải là tất cả các Hồng Nhị Đại hay phần tử trí thức đều không hài lòng đến mức muốn lật đổ chính phủ, vì nhiều người trong số họ sống phụ thuộc vào mức lương cao của chính phủ, chẳng hạn như cấp Cục trưởng nhận hơn 10.000 nhân dân tệ lương hưu mỗi tháng, mức lương của các giáo sư đại học cũng rất cao. Những mức lương cao này được sử dụng để mua chuộc lòng người.

Từ Trạch Vinh cho rằng, phe chống Tập không hài lòng với việc Tập Cận Bình chặn đường cải cách, điều quan trọng hơn là không có sự “chia đều lợi ích “, nghĩa là Tập không màng đến Hồng nhị đại.

Ông nói rằng, thông qua Internet ông nhận thấy các Hồng nhị đại ở Hoa Kỳ đang yêu cầu Hoa Kỳ hợp tác để lật đổ Tập Cận Bình. Việc sử dụng quân đội để lật đổ Tập Cận Bình gần như là không thể. Họ áp dụng chiến thuật mà Brezhnev đã dùng để lật đổ Khrushchev, đó là tiến hành các cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng v.v.

Khrushchev đã sử dụng quân đội khi lật đổ Malenkov vào những năm 1950. Là người đứng đầu quân đội, Zhukov đã ra lệnh cho các máy bay quân sự chở tất cả Ủy viên Trung ương trên toàn quốc đến Moscow để họp. Cả hai lần đều được coi là “đảo chính cung đình”, đã có tiền lệ trong phong trào cộng sản quốc tế.

Từ Trạch Vinh phân tích rằng, Hồng nhị đại muốn sử dụng các phương thức hợp pháp. Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các cuộc họp quan trọng của ĐCSTQ đều là một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị Trung ương, các tư lệnh quân đoàn đều tham dự. Các Hồng nhị đại đang bắt chước phương pháp này.

Ông nói rằng, mặc dù Tập Cận Bình đã đề bạt nhiều tướng quân đội, một người có chí lớn nhưng tài năng hạn hẹp như Tập khó thu phục được các tướng. Việc các tướng có tuân theo Tập hay cứu ông khi gặp nạn hay không còn là một ẩn số.

Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường tham dự lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân ĐCSTQ tại Bắc Kinh vào ngày 15/3/2019. (Ảnh: Getty Images)

Từ Trạch Vinh dự đoán rằng, có một mức độ đồng thuận nhất định giữa các cán bộ cấp cao của ĐCSTQ, bao gồm cả những quan chức đã nghỉ hưu ở cấp Phó quốc trở lên. Họ có thể không nhất thiết phải sử dụng quân đội, nhưng chỉ cần khi Tập ra lệnh cho họ, họ không thực hiện, điều này đồng nghĩa với việc sử dụng quân đội.

Ông lấy cuộc chính biến của Yeltsin làm ví dụ. Vào thời điểm đó, quân đội và xe tăng đã đến trước cửa quốc hội, xếp hàng và chĩa họng pháo bên ngoài. Quân đội không đến để tấn công, mà là để bảo vệ quốc hội. Trung đoàn trưởng đã nói với Yeltsin: “Chúng tôi ở đây để bảo vệ chế độ chính quyền nhân dân.”

Từ Trạch Vinh cho rằng, Hồng nhị đại đã liên lạc với Mỹ và cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận của người Mỹ. Nếu không thể sử dụng quân đội trong nước, cách duy nhất là dựa vào Hoa Kỳ. Nếu Tập Cận Bình sử dụng binh biến để bắt giữ các Hồng nhị đại và phe phái chống lại mình, một khi ông ta thất bại, Tập sẽ có kết cục thảm hại. Nếu Tập bị lật đổ mà không có cuộc nổi loạn nào được phát động,  có thể vẫn giữ được một chức vụ thấp hơn, sự an toàn của ông ta và gia đình cũng sẽ được đảm bảo.

Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng làm như vậy. Malenkov trở thành người đứng đầu một nhà máy thủy điện, Khrushchev được cho nghỉ hưu. Từ Trạch Vinh chỉ ra rằng, sau khi Gorbachev nghỉ hưu, nhưng khi ông muốn cải cách, Bộ trưởng quốc phòng Yazov đã phát động một cuộc đảo chính trong một tuần, sau đó trao trả lại chính quyền.

Từ Trạch Vinh mô tả tình hình hiện tại ở Trung Quốc như một ngọn núi lửa sắp phun trào. Tập Cận Bình dùng xi măng để lấp lại nhưng không thể được.

Ví dụ, trong thời kỳ Đảng Cộng sản Liên Xô, từ chức theo cách của Ceausescu có thể giữ được mạng sống; Khrushchev không giết ai khi lật đổ Malenkov, Brezhnev không giết khi lật đổ Khrushchev; Yazov không giết khi lật đổ Gorbachev; Yeltsin chỉ vào Gorbachev và yêu cầu ông ta trao quyền lực. Mặc dù thái độ của ông ta rất tàn bạo, ông ta không giết ai cả.

Từ Trạch Vinh tin rằng, Hồng Nhị Đại của Trung Quốc và một số trí thức theo đuổi dân chủ nên làm như vậy sau khi họ đã đạt được sự đồng thuận.

Ông nói rằng, khi tham chiếu lại lịch sử, mỗi khi nông dân nổi dậy hoặc quý tộc khởi xướng một cuộc “đảo chính cung đình” để lật đổ vương triều, đó là bởi vì những người cầm quyền bất tài và bạo lực. Phương Đông hay phương Tây đều giống nhau, nhưng phương Tây đang dần tiến tới nền dân chủ. Từ Trạch Vinh nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa hợp hiến dân chủ là cách duy nhất để làm cho đất nước giàu có và thịnh vượng.

Trong 5 năm đầu tiên của chính quyền Tập Cận Bình, dùng tham nhũng để làm tan rã phe Giang Trạch Dân, tiêu diệt hệ thống chính trị phe Giang. Để giải quyết những khó khăn kinh tế, Tập đã liên tục dọn dẹp các nhóm lợi ích do giới quyền quý của ĐCSTQ kiểm soát. Cuộc đấu tranh nội bộ tàn khốc và cuộc đấu tranh giành quyền lực và lợi ích đã dẫn đến sự chia rẽ liên tục của ĐCSTQ, và ngay cả Hồng nhị đại cũng bị chia rẽ công khai.

Đặc biệt, sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính quyền đã che giấu sự thật, khiến virus này tàn phá thế giới và gây thiệt hại khôn lường về tính mạng và tài sản cho nhiều quốc gia khác nhau. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng yêu cầu ĐCSTQ nhận trách nhiệm và bồi thường. Dịch bệnh trong nước hết lần này đến lần khác bùng phát, cuộc khủng hoảng kinh tế đã nghiêm trọng chưa từng thấy, dẫn đến mâu thuẫn giữa các phe phái của ĐCSTQ ngày càng gia tăng. Phe phản Tập, chống Tập ngày càng nổi lên, các Hồng nhị đại cũng tham gia vào trong đó.

Trước kỳ họp Lưỡng hội, một bức thư ngỏ của “Đặng Phác Phương” viết cho Đại biểu của Lưỡng hội đã được lưu hành trên Internet. Thư ngỏ nêu ra 15 câu hỏi, tất cả đều là câu hỏi và cảnh báo nhắm vào Tập Cận Bình.

Một số người cho rằng, bức thư này là sự tiếp nối với lá thư chống Tập do Hồng nhị đại Trần Bình chuyển tiếp. Trong bức thư, Trần Bình kêu gọi mở một cuộc họp mở rộng khẩn cấp của Bộ Chính trị ĐCSTQ để thảo luận về việc ông Tập Cận Bình có còn phù hợp để tiếp tục làm lãnh đạo quốc gia hay không.

Vào đầu tháng 6, Thái Hà, cựu giáo sư của trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, trong một cuộc hội đàm đã chỉ trích các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ là “một đám xã hội đen” và khẳng định rằng “Đảng này đã là một thây ma chính trị”, có thể sẽ có một sự sụp đổ về kinh tế vào cuối năm hoặc đầu năm tới. Thái Hà tin rằng, chỉ có thay người lãnh đạo thì Trung Quốc mới có hy vọng.

Tuy nhiên, Lý Nguyên Hoa, nguyên phó giáo sư của Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh biểu thị, không ai dám đặt hy vọng vào Đảng cầm quyền này, lối thoát duy nhất là giải thể. Sau khi giải thể, Trung Quốc là một xã hội bình thường, cũng giống như các nước phương Tây khác,  có nền dân chủ, hệ thống luật pháp, các giá trị phổ quát, v.v. Nhưng chừng nào ĐCSTQ còn tồn tại thì những điều này sẽ không thể thực hiện được.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x