Hồng Kông có thể lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc

01/10/19, 15:29 Thế giới

Hồng Kông đang bước vào tuần thứ 16 liên tiếp bất ổn, những người biểu tình đã lấy hạc giấy làm biểu tượng cho sự phản đối. Họ hát bài quốc ca mới, đốt cờ Trung Quốc, dựng rào chắn, ném bom xăng và đánh đối thủ bất tỉnh. Phong trào phản kháng ở khu vực bán tự trị này đã mang điểm đặc trưng của một cuộc biểu tình thực sự, mọi tầng lớp người dân thành phố cảng đều dám đứng lên thách thức quyền lực chính quyền bù nhìn.

Người biểu tình Hồng Kông đốt cờ Trung Quốc bất chấp sự đe dọa từ đại lục (Ảnh qua WSJ)

Phong trào “Ô dù” năm 2014 kéo dài được 79 ngày. Nhưng dù nó có lớn như thế nào đi nữa thì cũng không có tác dụng lâu dài đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên cuộc biểu tình năm nay thì khác hẳn. “Sự tan rã của Trung Quốc ngày càng rõ nét”, Arthur Waldron, nhà sử học về Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania, kể với tôi hồi tháng trước.

Trong lịch sử Trung Quốc, sự sụp đổ của các triều đại thường bắt đầu từ bên ngoài, “từ những hạn chế của chính quyền, sự xâm lấn từ ngoại bang, cho đến khi vị trí quyền lực trung ương không còn hoàn hảo và bị uy hiếp”. Điều này đã từng xảy ra với triều đại nhà Đường hùng mạnh vào thế kỷ thứ 10, như Waldron nói, bị tổn hại nặng nề bởi những rối loạn quân sự nằm quá xa thủ đô.

Tương tự như vậy, vào giữa thế kỷ 19, triều đại nhà Thanh đã bị suy yếu nghiêm trọng bởi cuộc nổi loạn của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài 14 năm. Bắt đầu từ miền nam Trung Quốc, không xa Hồng Kông là mấy. Cuộc nổi dậy thực sự đã trở thành một cuộc cách mạng cướp đi khoảng 20 triệu sinh mạng và hàng chục triệu người nữa phải chịu cảnh loạn lạc tứ phương. Triều đình Mãn Thanh nắm giữ quyền lực thêm được gần nửa thế kỷ nữa nhưng đã không còn hồi phục lại như trước, sau cuộc nội chiến tàn khốc nhất trong lịch sử đó.

Hầu như mọi nhà phân tích ngày nay đều cho rằng bằng cách nào đó, Bắc Kinh sẽ thắng thế trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì quân đội lớn nhất thế giới, với hơn 2 triệu lính. Trong đó có 7.000 lính đóng quân tại Hồng Kông. Còn những người biểu tình Hồng Kông cứng cỏi mặc đồ đen, giống như ‘lực lượng du kích’. Theo số liệu báo cáo từ phóng viên người Mỹ Michael Yon thì họ chỉ có vài ngàn người. 

Mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa nằm ở thế bất lợi. Nhưng hàng loạt cư dân Hồng Kông kiên quyết phản đối hành động xâm phạm quyền của của Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình, ban đầu chỉ là sự phản đối ôn hòa về một dự luật cho phép dẫn độ người Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục để xét xử, sau đó đã mở rộng phạm vi. Bây giờ mục tiêu của nó là chính quyền ĐCS Trung Quốc và nỗ lực loại bỏ chính sách “1 quốc gia, 2 chế độ” hứa hẹn một Hồng Kông hoàn toàn mới “có quyền tự trị cao hơn”.

Những nỗ lực thâu tóm Hồng Kông của Trung Quốc đã dẫn đến biến đổi trong việc tự nhận thức bản thân, đặc biệt là ở những người Hồng Kông trẻ tuổi. Một cuộc khảo sát gần đây của Đại học Hồng Kông cho thấy tỷ lệ những thanh niên từ 18-29 tuổi luôn tự coi mình là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc hay lẫn lộn giữa hai khu vực. Số lượng những người này đã tăng lên khoảng 75% so với 40% từ một thập kỷ trước. Hầu như không ai trong nhóm người này tin rằng mình là người Trung Quốc. Một lượng lớn người dân thành phố ở mọi lứa tuổi hiện nay đều chỉ xem bản thân mình là người Hồng Kông.

Cuộc biểu tình của người Hồng Kông tại quận Hoàng Đại Tiên ngày 11/8/2019. (Ảnh qua Reddit)

Những thay đổi trong hành vi tự nhận thức bản thân đã thúc đẩy một phong trào độc lập,  tuy vẫn còn nhỏ nhưng chưa từng xuất hiện ở thập kỷ trước. Dù người Hồng Kông có muốn tách biệt hoàn toàn khỏi Trung Quốc hay không, Bắc Kinh vẫn phải lo ngại bởi những người biểu tình ở đó lặp lại câu nói trong trò chơi “The Hunger: Nếu chúng tôi cháy, bạn sẽ cùng cháy với chúng tôi!

Khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát, các nhà phân tích cũng lo lắng về một sự kiện Thiên An Môn khác, cuộc tàn sát đẫm máu đã xảy ra vào tháng 6/1989 ở Bắc Kinh. Những người lính xe tăng và xe bọc thép chở quân di chuyển khắp trung tâm thủ đô, tàn sát sinh viên một cách không thương xót.

Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều biết rằng kiểu phản ứng dã man như như vậy là không thể thực hiện trong thời gian này. Cảnh quan đô thị của Hồng Kông dày đặc, các tòa nhà cao tầng, đường hẹp và hẻm nhỏ làm giảm lợi thế của quân đội nhưng có lợi cho những người biểu tình bảo vệ thành phố. Những người biểu tình có thể chiếm giữ vị trí cao tại các tòa nhà chung cư. Nhiều người biểu tình nói rằng họ đã sẵn sàng chiến đấu đến cùng; 8 người biểu tình đã tự sát vì lý tưởng dân chủ của thành phố.

Những người biểu tình không chỉ có quyết tâm cao mà còn đang dần trở thành một lực lượng chiến đấu hiệu quả. Ông Yon, người đã quan sát họ ngay từ đầu nói với tôi rằng, đội ngũ chiến binh trẻ này đang dần tăng lên, họ phát triển nhanh đến mức khiến ông khá ngạc nhiên. Nhà cầm quyền Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn không muốn cuộc chiến đầu tiên của mình phải kéo dài mất nhiều năm, rồi giết hàng ngàn người Trung Quốc và cuối cùng là kết thúc với sự mất mát.

Chính quyền không còn khả năng che đậy sự thật. Các cuộc biểu tình càng kéo dài, thì nguy cơ chúng lan sang đại lục càng cao. Nhiều người đại lục cũng đã vượt biên sang Hồng Kông để cùng sát cánh với những người biểu tình thành phố. Một thanh niên ở tỉnh Quảng Đông đã nói chuyện với tôi hồi đầu tháng trước đồn cảnh sát Vượng Giác. Anh cùng khoảng 1.000 người đàn ông và phụ nữ Hồng Kông đeo mặt nạ đã giằng co kịch liệt với cảnh sát chống bạo động bằng mũ bảo hiểm và kính che mặt kiểu Darth Vader.

Phần lớn người dân đại lục ít có thiện cảm với người Hồng Kông, nhưng họ có những bất bình của riêng mình với chính phủ, đặc biệt là khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và ông Tập thực thi các biện pháp kiểm soát xã hội ngày càng chặt chẽ hơn. Bắc Kinh lo lắng rằng người Trung Quốc sẽ được truyền cảm hứng từ sự táo bạo của người Hồng Kông, những người đã gây ra thiệt hại chính trị nghiêm trọng cho đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và buộc bà phải tuyên bố nhượng bộ.

Người biểu tình biết chắc rằng Bắc Kinh sợ tin tức bị lan truyền, và họ đã nhắm mục tiêu vào các vị khách du lịch đến từ đại lục bằng các tin nhắn thông qua ứng dụng AirDrop của Apple, và hàng loạt các phương tiện truyền thông khác. Họ tụ tập xung quanh các địa điểm mà khách du lịch đại lục thường lui tới để nói rõ sự thật về tình hình của họ.

Video: Biểu tình Hồng Kông tại khu vực chính trung tâm công viên Tamar

Những người biểu tình cũng đã làm thay đổi đáng kể tiết tấu chính trị ở Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh luôn coi là sở hữu chính đáng của mình. Trước đó, có vẻ như một nhân vật thân Bắc Kinh sẽ được bầu làm tổng thống Đài Loan vào tháng 1 tới. Nhưng đến khi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông bắt đầu phát huy sức ảnh hưởng, thì chuyện đó khó có thể xảy ra được nữa. Đảng Dân chủ tiến bộ, còn được gọi là đảng “ủng hộ độc lập”, đã giành được sự ủng hộ và dự kiến sẽ lên nắm quyền Đài Loan.

Sẽ có rất ít sự kiện nổi bật để Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy làm kỷ niệm vào ngày 1/10, mốc 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Dự án bành trướng đế quốc của Bắc Kinh đang bị đình trệ và bắt đầu có dấu hiệu tan rã.

Những người tị nạn thoát khỏi sự cai trị độc tài của Trung Quốc giờ đây đã có lý do để lạc quan. Một người bạn của tôi đã chạy trốn khỏi quân đội Mao và chuyển đến sinh sống tại bang New Jersey khi chính quyền cộng sản tràn vào vào Bắc Kinh cách đây 70 năm. Bà thề sẽ không bao giờ quay trở lại Trung Quốc chừng nào mà Đảng Cộng sản còn cầm quyền, và cũng đã từ bỏ hy vọng quay về. Tuần trước, bà nói với vợ tôi rằng từ giờ bà sẽ sớm trở lại Trung Quốc. Và bà hứa sẽ đưa chúng tôi đến nhà hàng yêu thích của mình ở thủ đô để cùng ăn sủi cảo.

Tác giả: Gordon G. Chang

Thiện Thành biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x