Hoàng Chi Phong thề không khuất phục, nghị sĩ Quốc hội Mỹ lên tiếng ủng hộ

04/11/19, 07:27 Thế giới

Sự kiện tổng thư ký của Đảng dân chủ Demosistō Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bị hủy bỏ tư cách tranh cử tại cuộc bầu cử ở Đặc khu Hồng Kông, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội Mỹ.

Tổng thư ký của Đảng dân chủ Demosistō Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bị hủy bỏ tư cách tranh cử tại cuộc bầu cử ở Đặc khu Hồng Kông.
Tổng thư ký của Đảng dân chủ Demosistō Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bị hủy bỏ tư cách tranh cử tại cuộc bầu cử ở Đặc khu Hồng Kông. (Ảnh: CNN)

Hoàng Chi Phong: Hồng Kông đã khuất phục trước Bắc Kinh

Hoàng Chi Phong, người có ý muốn tham gia tranh cử nghị viên Hội đồng khu vực (quận) tại Hồng Kông, nhưng tư cách tham gia tranh cử của anh hiện đã bị cơ quan bầu cử hủy bỏ. Hôm 2/11, anh đã gửi thư đến tờ Washington Post nói rõ nguyên do tư cách tham gia tranh cử của anh bị chính phủ Hồng Kông hủy bỏ.

Trong thư Hoàng Chi Phong chỉ ra, anh là người ứng cử viên duy nhất bị hủy bỏ tư cách tranh cử. Chủ nhiệm Ban Bầu cử Thái Lượng (Laura Aron), người đưa ra quyết định này đã nói rằng việc đề cử Hoàng Chi Phong là vô hiệu, bởi vì bà không tin rằng Hoàng Chi Phong sẽ giữ vững Luật cơ bản của Hồng Kông.

Hoàng Chi Phong cáo buộc, dựa vào việc bản thân đang duy trì quyền lợi dân chủ Hồng Kông, và đóng vai trò tham gia nghị trình này trên tầng diện quốc tế, do đó Hoàng Chi Phong cho rằng quyết định này hiển nhiên là xuất phát từ động cơ chính trị, không nằm ngoài chế độ sàng lọc và thẩm duyệt chính trị.

Anh cho biết, khi lần đầu tiên anh quyết định tham gia tranh cử nghị viên Hội đồng địa phương, thì đã biết Bắc Kinh có khả năng sẽ hủy bỏ tư cách ứng của viên của anh. Quyết định hủy bỏ này và quá trình ra quyết sách khiến người ta nghi ngờ, đã thể hiện cho thế giới thấy được Hồng Kông khuất phục dưới sự thống trị độc tài của Bắc Kinh như thế nào.

Hoàng Chi Phong kêu gọi, đây là thời khắc cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng, Hạ viện Mỹ vừa thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, bộ phận Thượng nghị sĩ cũng kêu gọi Thượng viện nhanh chóng hoàn thành việc biểu quyết; 3 Thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã đề xuất “Dự luật Hồng Kông như nước” (Hong Kong Be Water Act), hy vọng có thể tiến hành chế tài đối với quan chức chính phủ Hồng Kông và Trung Quốc có hành vi đàn áp tự do ngôn luận của Hồng Kông.

Những hành động này cũng đã gửi thông điệp cho Bắc Kinh, yêu cầu Bắc Kinh nới rộng sự kiểm soát, nếu không sẽ đối mặt với áp lực quốc tế. Mặc dù tư cách tham gia tranh cử bị hủy bỏ, nhưng Hoàng Chi Phong chỉ ra, phong trào vận động tại Hồng Kông vẫn đang tiếp tục, và việc này chỉ có thể khiến cho thế hệ thanh niên mong muốn thay đổi Hồng Kông càng thêm phẫn nộ và muốn đánh bại ĐCSTQ.

Bầu cử Hội đồng quận tại Hồng Kông năm nay sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 24/11, Hoàng Chi Phong cũng kêu gọi người dân Hồng Kông dùng phiếu bầu để cho thế giới bên ngoài nghe được tiếng nói của họ, bởi vì lần bầu cử này là toàn dân cùng quyết định đối với Bắc Kinh, cũng là cơ hội thể hiện ý chí kiên định và bảo vệ quyền lợi của người Hồng Kông.

“Bắc Kinh có thể cấm tôi tham gia tranh cử, nhưng tôi từ chối giữ im lặng”, dân chủ bắt đầu từ công chúng, ĐCSTQ không thể khiến cho tất cả mọi người im lặng.

Nghị sĩ Quốc hội Mỹ lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chỉ trích trên mạng xã hội Twitter rằng Bắc Kinh và chính phủ Hồng Kông một lần nữa đã phá hỏng pháp trị và nguyên tắc “một đất nước hai chế độ” ở Hồng Kông. Nhiều nghị sĩ của Lưỡng viện đã lên án quyết định của chính phủ Hồng Kông, đồng thời kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

Pelosi đã đăng một bài trên Twitter vào ngày 30/10 nói rằng: “Việc đơn phương loại trừ Hoàng Chi Phong tham gia tranh cử ở cuộc bầu cử Hội đồng Đặc khu sắp tới lại một lần nữa phá hỏng pháp trị và nguyên tắc ‘một quốc gia hai chế độ’ ở Hồng Kông”.

Bà nói rằng, “Người dân Hồng Kông nên được lựa chọn quan chức mà mình muốn bầu”.

Sự kiện Hoàng Chi Phong khiến Quốc hội Mỹ phẫn nộ (Ảnh 2)
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đăng trên Twitter rằng: “Người dân Hồng Kông nên được lựa chọn quan chức mà mình muốn bầu”. (Ảnh: Twitter)

Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã lần lượt đăng bài trên Twitter, lên án quyết định của chính phủ Hồng Kông về việc loại bỏ tư cách tham dự ứng cử của Hoàng Chi Phong. Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trực tiếp chỉ ra rằng: “Quyết định của Hồng Kông về việc loại bỏ Hoàng Chi Phong tham gia cuộc bầu cử dân chủ là một ví dụ thực tế về sự can thiệp quá mức của ĐCSTQ”.

Thượng nghị sĩ Menendez cũng đã đăng một bài trên Twitter, kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

Ủy ban điều hành Quốc hội về Trung Quốc (CECC) cho biết trên Twitter rằng: “Chính phủ Hồng Kông từ chối chấp nhận đề cử Hoàng Chi Phong cho cuộc bầu cử Hội đồng Đặc khu, đã vi phạm quyền tranh cử theo Luật cơ bản của người dân Hồng Kông. Người dân Hồng Kông có quyền tự do bầu cử quan chức trong tình hình không có chế độ kiểm duyệt hoặc áp lực chính trị”.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel cũng đăng tweet nói rằng, người dân Hồng Kông nên được tự bầu cử ra quan chức cho mình chứ không phải là ĐCSTQ. Tuyệt đối không thể để mặc ĐCSTQ làm xói mòn hệ thống “Một quốc gia hai chế độ”. Engel cũng kêu gọi Thượng viện có thể nhanh chóng biểu quyết để thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

Bob Menendez- nghị sĩ Đảng Dân chủ và là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nói trên Twitter rằng, đã đến lúc Thượng viện thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

Thượng nghị sĩ cấp cao Macro Rubio cũng tweet rằng, Hoàng Chi Phong đã bị loại tham gia tranh cử, một lần nữa nhắc nhở Thượng viện về sự cần thiết phải thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”. “Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục tăng cường phá hủy quyền tự trị của Hồng Kông, điều đó cho thấy rằng (Quốc hội) cần phải phản ứng ngay lập tức. Bây giờ là lúc đệ trình nó lên Thượng viện để bỏ phiếu”, ông viết.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton đến từ bang Arkansas nói rằng: “Nếu Hồng Kông muốn khác với Trung Quốc Đại lục, thì nên ngừng phương pháp độc tài chuyên chế của Bắc Kinh. Thượng viện nên ủng hộ người biểu tình Hồng Kông và thông qua ‘Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông’”.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton đến từ bang Arkansas
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton đến từ bang Arkansas ủng hộ Thượng viện thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. (Ảnh: Flickr)

Thượng nghị sĩ Ed Markey- nghị sĩ Đảng Dân chủ, Chủ tịch Ủy ban Tiểu tổ Châu Á Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cũng đăng trên Twitter kêu gọi Quốc hội hỗ trợ người biểu tình Hồng Kông bằng cách thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

“Nên là người Hồng Kông quyết định ai là người lãnh đạo của Hồng Kông chứ không phải ĐCSTQ. Quốc hội Hoa Kỳ nhất định phải thông qua ‘Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông’ để chứng minh sự ủng hộ rõ ràng của người dân Mỹ cũng giống như Hoàng Chi Phong, một người dân Hồng Kông dũng cảm đấu tranh cho dân chủ và sự tự trị”, ông viết.

Rick Scott – Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đến từ tiểu bang Florida cũng nói trên Twitter rằng: “Việc động tay động chân của Bắc Kinh cấm Hoàng Chi Phong tham gia ứng cử, là biểu tượng của sự mềm yếu và sợ hãi của ĐCSTQ. Họ biết rằng người dân Hồng Kông sẽ không ngừng chiến đấu. Bắc Kinh có thể cấm Hoàng Chi Phong ra tranh cử, nhưng bọn họ làm như vậy sẽ chỉ tăng cường cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ của Hồng Kông”.

 

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x