Họa sĩ Bắc Kinh bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc chỉ vì đức tin của mình

Lương Tiểu Quân, một luật sư ở Bắc Kinh đã xác nhận rằng, đến ngày 22/7, Hứa Na (Xu Na) – một họa sĩ ở Bắc Kinh và cũng là học viên Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã tuyệt thực được 4 ngày tại trại tạm giam Đông Thành, Bắc Kinh để phản đối sự đàn áp của chính quyền đối với việc cô tu luyện Pháp Luân Công.

Họa sĩ Hứa Na chụp ảnh cùng chồng là nhạc sỹ Vu Trụ, người đã bị bức hại đến chết vì đức tin của mình năm 2008. (Ảnh: Epochtimes)

Trang Minghui.org đưa tin, vào ngày 19/7, Hứa Na đã bị giám đốc đồn công an sân bay ở quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh cùng với cảnh sát An ninh Quốc gia bắt cóc. Vào ngày 20/7, cảnh sát đã đến gõ cửa nhà cô một lần nữa, lục soát trái phép và lấy đi tất cả các sản phẩm điện tử và máy quay phim của cô.

Vào ngày 24/7 theo giờ Bắc Kinh, luật sư Lương Tiểu Quân chia sẻ với phóng viên của tờ Epoch Times rằng, nhiều nguồn tin đã cho ông biết, vào ngày 19/7 khi cô Hứa Na bị bắt cóc, lúc đó Hứa Na cùng nhiều học viên Pháp Luân Công khác đang đọc sách Pháp Luân Công cùng nhau tại nhà. Có tổng cộng 14 hoặc 15 người đã bị bắt, Hứa Na hiện đang bị giam tại trại tạm giam Đông Thành, Bắc Kinh.

Lương Tiểu Quân nói rằng, khi ông đến trại tạm giam Đông Thành Bắc Kinh vào ngày 22/7, ông đã có được tin tức mới nhất về cô Hứa Na. Cô Hứa đã tốt nghiệp Học viện Phát thanh Bắc Kinh (nay là Đại học Truyền thông Trung Quốc), cô cũng là một họa sĩ chuyên nghiệp, các tác phẩm của cô đã giành được nhiều giải thưởng. Cha cô Hứa là một họa sĩ của Liên đoàn Văn học và Nghệ thuật, còn mẹ cô là giáo viên của Học viện Mỹ thuật Cát Lâm.

Vì quyết tâm kiên định tu luyện Pháp Luân Công, cô Hứa Na đã nhiều lần bị bắt cóc và bị giam giữ một cách phi pháp bởi chính quyền ĐCSTQ. (Ảnh: Epochtimes)

Lần này Hứa Na bị bắt cóc, trong nhà còn có người cha già cao tuổi. Thời điểm Hứa Na bị bắt cóc trùng với cái ngày gọi là “ngày nhạy cảm” của ĐCSTQ. 21 năm trước, vào ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi chứng kiến sự phổ truyền rộng rãi của môn tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời sợ hãi khi thấy số người tập luyện càng lúc càng đông, vượt quá số Đảng viên ĐCSTQ, cho nên đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc. Cuộc đàn áp này đã kéo dài từ đó cho đến tận ngày nay.

Levi Browde – Giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, gần đây đã bày tỏ với Epoch Times rằng, cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công không hề giảm nhẹ đi trong suốt 21 năm qua, “Bất kỳ người tu luyện Pháp Luân Công hoặc người ủng hộ Pháp Luân Công nào cũng đều có nguy cơ bị giam cầm hoặc bị kết án phải ở tù. Kiểu bức hại này đối với các học viên Pháp Luân Công không hề được giảm nhẹ trong suốt 21 năm qua”. 

Ông Levi Browde cho biết, cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công không hề giảm nhẹ đi trong suốt 21 năm qua. (Ảnh: Epochtimes)

Vì quyết tâm kiên định tu luyện Pháp Luân Công, Hứa Na đã nhiều lần bị bắt cóc và bị giam giữ. Năm 2001, cô đã bị kết án phi pháp 5 năm tù và sau đó vào năm 2008 cô lại bị kết án thêm 3 năm tù.

Chồng của cô Hứa là anh Vu Trụ, đã từng tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, và là một nhạc sĩ nổi tiếng thông hiểu nhiều loại ngôn ngữ. Anh đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết vào ngày 6/2/2008 vì tu luyện Pháp Luân Công và hiện tại cơ thể anh vẫn đang bị đông lạnh.

Trái ngược hoàn toàn với cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công ở Đại lục, trên thế giới, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công và yêu cầu ĐCSTQ phải chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp vô nhân đạo này.

Vào ngày 20/7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – Mike Pompeo đã lên tiếng kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt ngay lập tức hành vi lạm dụng và ngược đãi đối với môn tu luyện Pháp Luân Công, “21 năm đàn áp các học viên Pháp Luân Công là quá dài, và nó phải được chấm dứt”.

“Nhiều bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục đàn áp, và lạm dụng cộng đồng tín ngưỡng này cho đến ngày hôm nay, bao gồm cả việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công và giam giữ hàng ngàn người”, ông Pompeo nói.

Cùng ngày, các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gặp gỡ 5 đại diện của các học viên Pháp Luân Công tại Bộ Ngoại giao. 

Sam Brownback – Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã đăng một tweet chính thức vào ngày hôm đó, ông ca ngợi các học viên Pháp Luân Công vì sự kiên định đối với đức tin cùng sự nhẫn chịu bất khuất của họ.

Ngoài ra, có hơn 606 các nghị sĩ từ các đảng phải của 30 quốc gia đã cùng nhau ký tên đưa ra thông cáo chung, yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp đối với đoàn thể những người tu luyện Pháp Luân Công.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x