Virus corona dưới kính hiển vi có hình dáng giống với chiếc vương miện

03/03/20, 11:53 Tri thức

Gần đây, các nhà khoa học từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã công bố những hình ảnh đầu tiên của virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) hiện đã lan ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và cướp đi sinh mạng hàng ngàn người. 

Hình ảnh dưới kính hiển vi công suất cao được bộ phận y tế trực quan tạo màu cho thấy chủng virus corona mới có hình dạng giống một chiếc vương miện. (Ảnh: AP)

Theo Daily Mail, để chụp được những hình ảnh của virus SARS-Cov-2, ban đầu các nhà khoa học đã thu thập những mẫu thử từ các bệnh nhân bị lây nhiễm, sau đó chụp lại nhiều tấm ảnh mô tả virus corona xuất hiện trên nhiều kiểu tế bào khác nhau thông qua kính hiển vi điện tử. Tiếp đó, hình ảnh sẽ được đưa cho bộ phận y tế trực quan tạo màu để phân định chủng virus này, tránh nhầm lẫn với các tế bào khỏe mạnh khác.

Các nhà khoa học không ngạc nhiên khi nhận thấy những hình ảnh thu được từ virus corona mới qua kính hiển vi khá giống với chủng virus SARS. Hiện chủng virus gây bệnh COVID-19 cũng đã được đặt tên mới có phần tương đồng với virus SARS là SARS-CoV-2.

Hình ảnh virus corona chủng mới dưới kính hiển vi. (Phần màu vàng) (Ảnh: AP)

Được biết, virus corona là siêu vi khuẩn được đặt tên dựa trên sự tương đồng về hình dạng của chúng với chiếc vương miện. 

Vi khuẩn là các tế bào được tạo nên từ các bào quan, cùng một cấu trúc nền tảng hình thành nên con người, động vật và thực vật. Tuy nhiên, virus lại có cấu tạo khác biệt, chúng chỉ bao gồm một trong hai phân tử: DNA hoặc RNA, được bao bọc bởi một lớp vỏ bọc protein gọi là capsid. Một số chủng virus có thêm một lớp màng bổ sung bên ngoài. 

Các chủng virus khác nhau ở chỗ cấu trúc di truyền RNA hoặc DNA của chúng, và lớp protein phía ngoài là yếu tố giúp chúng có thể xâm nhập xuyên qua lớp màng của các tế bào khác.

Chủng virus corona mới được bao quanh bởi một lớp ‘gai nhọn’ khiến chúng có hình dạng giống một chiếc vương miện. Các protein dằm chính là phần ‘gai nhọn’ hơi nhô lên trên đường viền quanh mỗi virus mà chúng ta có thể thấy trong hình ảnh do Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố.

Hình ảnh tái tạo màu sắc cho thấy lớp vỏ bọc protein của virus COVID-19, hay còn gọi là capsid (màu xanh nước biển). (Ảnh: AP)

Việc giải trình tự các protein dằm có trong virus corona mới giúp các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ như Michael Letko và Vincent Munster có thể xác định được rằng chủng virus này có nguồn gốc gần với virus SARS.

Qua hình ảnh dưới kính hiển vi, các tế bào này được nhìn thấy đang nhô lên từ một số tế bào để tấn công các tế bào khác, đôi khi việc này xảy ra tại các cụm tập trung nhiều tế bào.

Virus là những con quái vật nhỏ bé và kỳ lạ. Trên thực tế, kích cỡ của chúng nhỏ đến mức chúng ta không thể nhìn thấy bằng loại kính hiển vi thông thường được sử dụng ở hầu hết các trường trung học hay đại học. Thay vào đó, các nhà khoa học đã phải dùng loại kính hiển vi điện tử có công suất cao hơn mới có thể thấy được chúng.

Do có cấu trúc rất đơn giản nên virus không thể sinh tồn hoặc tự nhân bản được mà chúng cần một vật chủ để ‘ký sinh’ và phát triển. Chúng bám vào các enzym trong cơ thể của vật chủ sống để lấy năng lượng và bắt đầu quá trình nhân bản. 

Virus SARS-CoV-2 (màu vàng) được tạo nên từ các hạt cấu trúc nhỏ hơn rất nhiều so với những tế bào cấu tạo mô ở người hoặc động vật (phần màu xanh và tím). (Ảnh: AP)

Hình ảnh thu được dưới kính hiển vi điện tử cho thấy chủng virus SARS-Cov-2 nổi lên và di chuyển giữa bề mặt các tế bào để lấy năng lượng từ chúng và phát triển. 

Việc xác định được hình dạng và cấu trúc của virus không ngăn được quá trình kể trên, nhưng sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những manh mối quan trọng để kiểm soát chúng.

Hiện dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019 đã lan ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến hơn 90.000 người nhiễm bệnh, trong đó có hơn 3.100 người tử vong, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng con số nhiễm bệnh thực tế tại Trung Quốc có thể cao hơn nhiều lần so với số liệu công bố chính thức.

Các virus (màu cam) có thể tấn công vào nhiều mô tế bào của con người và động vật (màu xám trắng). Virus SARS-CoV-2 có xu hướng tấn công vào các mô tế bào hô hấp. (Ảnh: AP)

Huy Hoàng (Theo Daily Mail)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x