Ít nhất 2.054 học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc và sách nhiễu từ tháng 9 -10/2022

Trang website Minghui.org đưa tin, từ tháng 9 – 10/2022, hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt cóc và sách nhiễu trên toàn Trung Quốc Đại Lục.

(Ảnh: Minghui.org)

Trong số 2.054 người bị bắt và sách nhiễu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt cóc 659 người, sách nhiễu 1.395 người, đưa 50 người đến các lớp tẩy não, lục soát nhà của 389 người, cưỡng bức lấy máu (ADN) của 20 người, giữ lại lương hưu của 7 người và buộc 9 người phải bỏ nhà đi lang thang.

Trước Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, các ủy ban chính trị và pháp luật địa phương, cục công an, đội an ninh quốc gia, đồn cảnh sát và nhân viên cộng đồng đã sách nhiễu và bắt cóc các học viên Pháp Luân Công, đồng thời đe dọa, ép buộc họ phải từ bỏ tu luyện.

Trong số các học viên Pháp Luân Công bị bức hại, có những công chức xuất sắc, giáo sư, phó giám đốc Cục Thư tín và Điện thoại, giám đốc Cục Thuế địa phương, kỹ sư cao cấp, nhà thiết kế, nhà quản lý và các tầng lớp xã hội khác.

Trong vòng 2 tháng, cảnh sát đã lục soát nhà của họ một cách bất hợp pháp, tống tiền 341.750 nhân dân tệ (khoảng 48.000 USD) và 6.400 USD từ các học viên Pháp Luân Công.

Ông Hứa Văn Long, học viên Pháp Luân Công ở Tế Nam, Sơn Đông, lại bị bắt cóc

Ngày 4/10, ông Hứa Văn Long (SN 1986), học viên Pháp Luân Công ở Tế Nam, đã bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Trí Viễn ở quận Lịch Hạ bắt cóc một cách thô bạo. Ông đã bị thẩm vấn nhiều lần, bị còng tay, xiềng xích, và buộc phải lấy máu. Trong quá trình này, viên cảnh sát liên tục hét vào mặt ông.

Sau đó, ông Hứa Văn Long bị giam giữ tại Đồn cảnh sát phố Lão Ty Lý, và được thông báo rằng ông sẽ bị giám sát tại khu dân cư nửa năm. Người nhà của ông sẽ không được phép đến thăm ông.

Ông Hứa Văn Long tốt nghiệp cử nhân Học viện Mỹ thuật Trung ương ở Bắc Kinh, và giành được nhiều giải thưởng trong thời kỳ của mình. Ông tốt bụng và chân thành.

Ngày 17/6/2011, khi đó ông 25 tuổi, bị cảnh sát Bắc Kinh bắt cóc và hãm hại. Ông bị Tòa án Quận Triều Dương ở Bắc Kinh kết án bất hợp pháp 8 năm tù, bị đưa đến Nhà tù Thái Lai ở Tề Tề Cáp Nhĩ, và bị tra tấn vô nhân đạo.

Chiều ngày 4/10 năm nay, 3 cảnh sát đã gõ cửa xông vào muốn đưa ông Hứa Văn Long rời khỏi nhà. Em gái ông ngăn cảnh sát bắt cóc và cũng bị bắt đi. Khi đó, một cảnh sát đang cưỡi trên người ông Hứa Văn Long, khiến ông hét lên đau đớn.

Trên đường đến đồn cảnh sát, một cảnh sát đã đánh đập ông Hứa. Quần áo của ông bị xé toạc từ vai đến cổ tay, để lộ cả cánh tay. Ông nói rằng tai ông có thể đã bị đánh thủng và yêu cầu kiểm tra.

Hứa Văn Long và em gái của ông bị thẩm vấn trong một phòng giám sát nhỏ ở đồn cảnh sát, và buộc phải lấy mẫu máu (DNA).

14 học viên Pháp Luân Công ở Nam Kinh bị đặc vụ bắt cóc

Tháng 4/2022, khi bà Diệp Minh Vân, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, đang nói sự thật về Pháp Luân Công cho người dân, một đặc vụ mặc thường phục đã nghe được rất nhiều sự thật.

Tuy nhiên, kể từ đó đặc vụ mặc thường phục này đã theo dõi bà Diệp Minh Vân đến điểm học Pháp (nơi các học viên Pháp Luân Công đọc sách “Pháp Luân Công” cùng nhau).

Đặc vụ này đã phối hợp với cảnh sát từ Sở cảnh sát Thái Sơn, cạy cửa điểm học Pháp khi không có ai ở đó, cài đặt một camera siêu nhỏ trong máy điều hòa ngay đối diện với cửa, và theo dõi 2 điểm học Pháp khác.

Ngày 15/10, 14 học viên Pháp Luân Công từ 3 điểm học Pháp đã bị bắt cóc, 11 người đã trở về nhà ngày hôm đó, 3 người vẫn đang bị giam giữ bất hợp pháp trong trại tạm giam.

Cảnh sát hộ tịch xuất sắc bị bắt cóc

Vào lúc 9:00 tối ngày 28/9, Tào Quân Anh, Phó đội trưởng Đội An ninh Quốc gia huyện Hương Hà, thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, dẫn hơn 10 cảnh sát từ Cục An ninh Quốc gia và đồn cảnh sát đường Tân Hoa đột nhập vào nhà của học viên Pháp Luân Công Vương Chí Sơn, bắt cóc và lục soát nhà ông. Vợ ông không phải là học viên cũng bị bắt cóc và được thả sau đó.

Ông Trương Hiến, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Lang Phường, cũng bị bắt cóc gần như cùng lúc. Nhà của ông bị lục soát, các vật dụng cá nhân như máy tính, radio và điện thoại di động đều bị tịch thu. Ông và ông Vương Chí Sơn vẫn đang bị giam giữ bất hợp pháp tại Nhà tù huyện Hương Hà.

Ông Trương Hiến (49 tuổi) từng là một cảnh sát hộ tịch ưu tú tại thành phố Lang Phường. Trong 23 năm qua, ông đã bị bức hại rất tàn bạo, từng 4 lần bị đưa đến trung tâm tẩy não, 3 lần bị đưa đến trại lao động. Trong đó, có 2 lần ở trại lao động Thạch Gia Trang, 1 lần ở trại lao động Khai Bình thành phố Đường Sơn và 2 lần bị phạt nặng.

Ông Hoàng Vĩnh Sướng, giáo sư về hưu của Đại học Công nghệ Bắc Kinh, bị bắt cóc

Học viên Pháp Luân Công Hoàng Vĩnh Sướng là giáo sư về hưu tại Viện Vật lý Lý thuyết, Trường Toán và Vật lý Ứng dụng, Đại học Công nghệ Bắc Kinh.

Khoảng 7:00 tối ngày 11/10, ông bị bắt bởi Văn phòng số 4 Bộ Công an (của Đội An ninh Quốc gia, tức Văn phòng “610” Trung ương – tổ chức bất hợp pháp chuyên đàn áp Pháp Luân Công) và cảnh sát từ Đồn cảnh sát Phan Gia Viên. Hiện ông đang bị giam giữ bất hợp pháp tại Nhà tù quận Triều Dương.

Ông Hoàng Vĩnh Sướng đã giảng dạy hơn 20 năm, hướng dẫn và đào tạo hơn 30 nghiên cứu sinh thạc sĩ và tiến sĩ. Kể từ khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông đã bị bắt 3 lần, và phải mất 6 năm ông mới được phong giáo sư.

Bà Đường Bội Liễn 84 tuổi ở Trường Sa bị quấy rối nhiều lần

Một cảnh sát họ Lý từ Đồn cảnh sát cộng đồng Bắc Sa Tỉnh ở quận Thiên Tâm, thành phố Trường Sa thường xuyên đến nhà bà Đường Bội Liễn để quấy rối bà. Cảnh sát họ Lý đến nhà bà hàng ngày hoặc cách ngày để sách nhiễu bà.

Cuộc đàn áp tàn bạo kéo dài 23 năm của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công đã khiến cộng đồng quốc tế không ngừng chú ý và lên án. Ngày 16/11, “Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc” (CECC) đã công bố “Báo cáo về Nhân quyền và Pháp quyền ở Trung Quốc năm 2022”.

Báo cáo nêu rõ rằng: “Các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt với khổ nạn tàn bạo, gồm cả những cái chết liên quan đến việc giam giữ, bị bắt giam và quấy rối trường kỳ.”

Ngày 20/7 năm nay, nhân dịp kỷ niệm 23 năm ngày chống bức hại của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới, CECC đã đăng hai dòng tweet, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, và trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ.

Báo cáo viết: “Trong 23 năm qua, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện những hành vi vi phạm nhân quyền kinh hoàng đối với các học viên Pháp Luân Công, nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công.” “Những vi phạm nhân quyền này phải chấm dứt, và tất cả học viên Pháp Luân Công bị cầm tù phải được trả tự do.”

Ngày 12/4, Báo cáo Nhân quyền năm 2021 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đệ trình cho Quốc hội đã chỉ ra: “Việc bắt giữ và giam giữ tùy tiện của ĐCSTQ vẫn còn mang tính hệ thống, và luật (của ĐCSTQ) trao cho công an quyền hạn giam giữ hành chính rộng rãi, cho phép họ giam giữ các cá nhân trong thời gian dài, mà không cần bắt giữ chính thức hoặc buộc tội hình sự.”

Báo cáo trích dẫn ví dụ của học viên Pháp Luân Công Nhậm Hải Phi. Ông đã bị chính quyền bắt giữ mà không có lệnh. Ông bị giam giữ không xét xử, và không bị buộc tội kể từ tháng 6/2020.

Ngày 23/4/2021, ông Chu Đức Dũng, học viên Pháp Luân Công, là kỹ sư địa chất cấp cao của Mỏ dầu Thắng Lợi, Sơn Đông, đã bị cảnh sát ĐCSTQ bắt cóc, giam giữ và hãm hại bất hợp pháp. Ngày 25/8 năm nay, ông bị Tòa án quận Đông Doanh xét xử phi pháp.

Ngày 27/9, Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, Rick Scott và 8 Dân biểu Hoa Kỳ khác đã cùng nhau gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken, thúc giục Quốc vụ viện Hoa Kỳ nêu vụ việc của ông Chu Đức Dũng với ĐCSTQ, trừng phạt các quan chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm về vụ việc, và yêu cầu chính quyền ĐCSTQ trả tự do cho ông Chu vô điều kiện.

***

Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.

Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.

Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.

Theo Tri Thức VN

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x