Hạ viện Mỹ thông qua Đạo luật Nhân quyền Hồng Kông, chờ TT Trump ký duyệt

21/11/19, 14:22 Thế giới

Hạ viện Mỹ hôm 20/11 đã thông qua phiên bản dự luật về Hồng Kông được Thượng viện thông qua một ngày trước đó. Như vậy Quốc hội Mỹ đã phê duyệt dự luật và chuyển tới Tổng thống Trump ký thành luật hoặc phủ quyết.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.
Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ về dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông diễn ra hôm 20/11 với kết quả 412 phiếu ủng hộ và 01 phiếu phản đối. (Ảnh: AFP)

Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ về Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (The Hong Kong Be Water Act) diễn ra hôm 20/11 với kết quả 412 phiếu ủng hộ và 01 phiếu phản đối. Đây chính là phiên bản dự luật mà Thượng viện đã thống nhất 100% thông qua hôm 19/11.

“Quốc hội gửi đi một thông điệp rõ ràng tới thế giới rằng Mỹ luôn đồng hành với những người yêu tự do ở Hồng Kông và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do của họ”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói hôm 20/11.

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông nếu được Tổng thống Trump ký thông qua sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm phải rà soát xem Hồng Kông có được duy trì quyền tự chủ để được nhận các ưu đãi kinh tế đặc biệt trong quan hệ với Mỹ hay không.

Đạo luật này cũng sẽ mở đường cho việc buộc các quan chức nước ngoài phải chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền nhất định tại Hồng Kông. Các án phạt bao gồm cấm quan chức lạm dụng nhân quyền nhập cảnh vào Mỹ và phong tỏa tài sản của họ tại Mỹ.

Ngoài dự luật nêu trên, hôm 20/11 Hạ viện Mỹ cũng thông qua dự luật khác với tên gọi “Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông” với 417 phiếu ủng hộ, không có phiếu chống. Luật này sẽ yêu cầu Mỹ cấm xuất khẩu cho cảnh sát Hồng Kông một số vũ khí kiểm soát đám đông. Một dự luật tương tự cũng đã được Thượng viện thông qua vào thứ Ba (19/11).

Động thái này của Mỹ lập tức vấp phải phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/11 triệu quyền Đại sứ Mỹ William Klein để trao công hàm “phản đối mạnh mẽ” và cảnh báo Mỹ sẽ “chịu mọi hậu quả” nếu không rút dự luật Nhân quyền và Dân chủ của Hồng Kông 2019.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng chỉ trích bất kì nỗ lực nào của Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc là vô ích.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng chỉ trích bất kì nỗ lực nào của Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc là vô ích. (Ảnh: Sina)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cùng ngày cũng chỉ trích bất kì nỗ lực nào của Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc là vô ích, kêu gọi Mỹ “xem xét rõ ràng tình hình” và ngăn chặn dự luật trở thành luật.

Ông Cảnh cho rằng động thái của Thượng viện Mỹ “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc quan hệ quốc tế”, nói Trung Quốc “chỉ trích và phản đối mạnh mẽ”. Ông này cho rằng tình hình ở Hồng Kông không phải về dân chủ và nhân quyền mà là về ngừng bạo lực và khôi phục trật tự.

Theo CNBC, phản ứng với chỉ trích của phía Trung Quốc, Dân biểu Chris Smith nói rằng vấn đề này nên được nhìn nhận theo một khía cạnh khác.

Sự can thiệp duy nhất mà tôi nhìn thấy đó là sự can thiệp của Bắc Kinh vào các quyền tự do dân chủ của Hồng Kông”, ông Smith nói. Dân biểu của Đảng Cộng hòa cho rằng Trung Quốc cần giữ lời hứa cho phép Hồng Kông duy trì tự do và độc lập tư pháp ở mức cao.

Hiện Nhà Trắng chưa có tín hiệu liệu Tổng thống Donald Trump có ủng hộ dự luật bảo vệ Hồng Kông mà Quốc hội đã thông qua hay không, nhưng thực sự ông Trump có thể đang phải đối mặt với tình huống khó xử.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (19/11), ông Trump đã không trả lời khi các phóng viên hỏi về việc liệu ông có ký thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông hay không. Tuy nhiên, CNBC dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng ông Trump có thể sẽ ký thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông. Và cho dù tổng thống có phủ quyết thì với sự thống nhất lưỡng đảng cao, Quốc hội hoàn toàn có thể bỏ phiếu để vượt qua phủ quyết của tổng thống và chính thức chuẩn thuận dự luật thành luật.

Cảnh sát Hồng Kông vây bắt người biểu tình tại trường Đại học Bách Khoa.
Cảnh sát Hồng Kông vây bắt người biểu tình tại trường Đại học Bách Khoa Hồng Kông. (Ảnh: Facebook)

Tổng thống Trump đã từng nói rằng Trung Quốc nên tự giải quyết vấn đề Hồng Kông, nhưng ông cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu chính quyền Bắc Kinh không giải quyết bất ổn này một cách nhân đạo, thì sẽ không có thỏa thuận thương mại nào hết. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhiều lần lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc biểu tình Hồng Kông.

Sau khi Hạ viện thông qua phiên bản cuối cùng của dự luật ủng hộ biểu tình Hồng Kông, một số nghị sĩ đã phát đi tuyên bố thúc giục tổng thống Trump ký phê chuẩn thành đạo luật.

Thượng nghị sĩ Jim Risch – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã gọi việc Hạ viện thông qua dự luật là “bước quan trọng hướng tới việc buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm”. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói ông kêu gọi Tổng thống Trump hãy“ký dự luật quan trọng này thành luật càng sớm càng tốt”.

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer tuyên bố rằng Quốc hội đã cho thấy Mỹ “ủng hộ những người biểu tình dân chủ tại Hồng Kông và sự đàn áp tự do sẽ không đứng vững”.

Việc quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua dự luật dường như được thúc đẩy bởi tình hình căng thẳng leo thang gần đây ở Hồng Kông khi người biểu tình bị cảnh sát vây bắt và trấn áp trong trường Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) từ hôm 17/11.

Cảnh sát triển khai lực lượng vây bên ngoài trường suốt hơn 4 ngày qua và sử dụng đạn cao su, hơi cay, vòi rồng để ngăn cản những người trốn ra ngoài mà không giao nộp mình. Khoảng 1.100 người biểu tình bị bắt tại PolyU trong hai ngày 18 và 19/11. 800 người đã rời khỏi ngôi trường để “đầu hàng” theo lời kêu gọi của cảnh sát, tuy nhiên, còn khoảng 100 người vẫn cố thủ bên trong PolyU.

Gia Hưng (T/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x