Giáo sư Harvard, gián điệp của Bắc Kinh từng nghiên cứu ‘virus truyền tín hiệu’
Giáo sư Charles Lieber, nhà khoa học nano nổi tiếng tại Đại học Harvard gần đây đã bị chính quyền Hoa Kỳ buộc tội làm gián điệp cho chính quyền Trung Quốc. Không chỉ có vậy, còn có một bí ẩn xung quanh nghiên cứu của ông này về ‘virus truyền tín hiệu’.
Trước khi Giáo sư Lieber bị điều tra, có thông tin cho rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyển dụng ông để nghiên cứu về pin dây nano. Tuy nhiên, cuộc điều tra của GreatGameIndia đã chỉ ra rằng, ông thực ra nghiên cứu về “virus truyền tín hiệu” – vật truyền tín hiệu có kích thước cực nhỏ, có thể xâm nhập màng tế bào mà không ảnh hưởng đến các chức năng nội bào và thậm chí đo đạc các hoạt động bên trong tế bào tim và sợi cơ.
Gián điệp Trung Quốc Charles Lieber
Được biết, Giáo sư Leiber là một nhà khoa học nano và Chủ tịch khoa Hóa học và Sinh Hóa học tại Đại học Harvard. Vào tháng 01/2020, ông đã bị Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bắt giữ vì đã nói dối về mối liên hệ với Kế hoạch Ngàn Nhân tài (TTP) của ĐCSTQ – kế hoạch tuyển dụng nhằm thu hút các tài năng nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến nước này và đổi lại, Bắc Kinh sẽ thưởng cho các cá nhân nào đánh cắp được các thông tin độc quyền.
Theo các tài liệu cáo buộc, ông Lieber là người tham gia chương trình theo hợp đồng và được trả 50.000 USD hàng tháng, cùng với 158.000 USD chi phí sinh hoạt và 1,74 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Vũ Hán. Việc ông Lieber giữ bí mật về mối quan hệ của mình với ĐCSTQ đã đặt ra vấn đề về sự liêm chính cũng như xung đột lợi ích tài chính giữa Đại học của Hoa Kỳ và hỗ trợ tài chính từ chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài.
Leiber từng nghiên cứu “virus truyền tín hiệu”
Vào năm 1991, Leiber gia nhập Đại học Harvard để nghiên cứu về nano. Trong những ngày đầu ở trường đại học, ông đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực này.
Sau 10 năm, Leiber đã tạo ra một Transistor nhỏ đến mức nó có thể được sử dụng để xuyên qua màng tế bào để thăm dò bên trong mà không ảnh hưởng đến các chức năng giữa các tế bào. Transistor tương thích sinh học với kích thước của virus không chỉ có thể đo các hoạt động bên trong tế bào thần kinh mà còn cả tế bào tim và sợi cơ.
Năm 2017, Leiber và nhóm của ông đã tạo thành công lưới dây nano 3D linh hoạt có thể tiêm vào não hoặc võng mạc của động vật, gắn vào các tế bào thần kinh và theo dõi tín hiệu điện giữa các tế bào.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các quan chức ĐCSTQ đã nhanh chóng coi Lieber là bộ não ưu tú nhất khi nói đến công nghệ nano. Nghiên cứu của ông không những khiến Trung Quốc trở thành một nước quan trọng trong công nghệ tương lai này mà còn giúp nước này tiến bước trong mục tiêu “thống trị ngành sinh học”.
Tầm quan trọng của công nghệ nano trong chiến tranh
Việc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) ủng hộ rất nhiều cho nghiên cứu công nghệ nano cho thấy tầm quan trọng của công nghệ nano trong chiến tranh hiện đại. Bộ này đã tài trợ hàng trăm triệu USD cho các nghiên cứu khác nhau liên quan đến điện tử nano và vật liệu nano.
Công nghệ này có thể giúp tạo ra cảm biến nano và vải nano mà quân đội có thể sử dụng để bảo vệ binh lính chống lại các cuộc tấn công hóa học và sinh học. Việc các cảm biến nano có thể phát hiện một lượng hóa chất cực nhỏ có nghĩa là nó có thể được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm để chống lại các tác nhân chiến tranh hóa học như tác nhân thần kinh và tác nhân máu.
Do đó, sự kết hợp bí mật của Giáo sư Charles Lieber với các viện và trường đại học Trung Quốc có thể gây ra một mối đe dọa quốc phòng nghiêm trọng. Giáo sư Lieber nói dối về mối liên hệ của mình với “kế hoạch ngàn nhân tài” và với Viện Công nghệ Vũ Hán. Điều đó khiến ông không khác gì một gián điệp vũ khí sinh học của Trung Quốc.
Harvard – Trường Đảng Trung ương thứ hai của Trung Quốc
Được biết, trường Đại học Harvard có mối quan hệ sâu sắc với ĐCSTQ, và cộng đồng người Hoa đã đặt cho nó một tên khác đó là “Trường Đảng Trung ương thứ hai”.
Theo tạp chí Slate của Mỹ, ban tổ chức của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã khởi động một dự án vào năm 2001, để đào tạo các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tại Harvard. Một trong những mục tiêu của dự án này là cung cấp cho các quan chức ĐCSTQ bài giảng đào tạo, kỹ năng và kiến thức chuyên môn để họ có thể ứng phó với tình hình ngày càng phức tạp của Trung Quốc và những thách thức của công chúng đối với chế độ độc tài.
Về vấn đề này, ngoại giới cho biết, việc Harvard đào tạo các quan chức cho ĐCSTQ là một điều “nguy hiểm”, bởi vì Harvard đang giúp trau dồi, hoàn thiện và nâng cao tính chuyên nghiệp của một chế độ chuyên chế, chế độ đã vi phạm một cách có hệ thống các quyền con người ở quy mô chưa từng có.
Ngoài ra, ĐCSTQ mới đây đã bị nhiều tổ chức lên án do đã phạm nhiều “tội ác phản nhân loại“. Chẳng hạn, chính quyền này đã chi rất nhiều tiền để ngăn mọi người sinh thêm con, ngăn chặn dư luận trên mạng Internet, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người tập Pháp Luân Công, phong trào Dân chủ Hồng Kông và người Tây Tạng…
Trong một diễn biến liên quan, mới đây nhiều ý kiến cho rằng, nơi nào thân với ĐCSTQ, nơi đó trở thành điểm nóng của dịch virus Vũ Hán, thì hôm 24/03 hiệu trưởng trường Đại học Harvard, Lawrence Bacow đã thông báo với các giáo viên và sinh viên Harvard rằng, ông có kết quả dương tính với virus ĐCSTQ (virus Vũ Hán).
Lương Phong (T/h)