Du học sinh Trung Quốc đe dọa, vây đánh học sinh Hồng Kông
Tại nhiều trường học trên thế giới, các du học sinh Bắc Kinh thường đe dọa và công kích học sinh Hồng Kông. Trên tủ đồ của một học sinh bị dán một một bức thư đe dọa ký tên “Một người Trung Quốc”, trong thư nhấn mạnh từ thời xa xưa Hồng Kông đã là một bộ phận của Trung Quốc, cũng nói rằng “Trung Quốc không cần cái gọi là dân chủ”.
Theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây của Canada, 90% người Canada tin rằng Bắc Kinh thiếu pháp trị và nhân quyền, 70% thì cho rằng khi chính phủ Canada giao thiệp với Bắc Kinh, cần phải coi trọng nhân quyền hơn thương mại.
Theo RFA, cựu viên chức ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor đã bị Bắc Kinh tùy ý giam giữ 1 năm. Sở điều tra nghiên cứu Angus Reid Institute đã công bố một cuộc thăm dò mới đây cho thấy, người Canada đang ngày càng thất vọng với Bắc Kinh. Số người có cái nhìn tiêu cực về Bắc Kinh đã tăng mạnh từ 51% năm 2018 lên 66% hiện nay.
Ngoài ra, 70% số người được hỏi cho rằng, khi giao thiệp với Bắc Kinh, nhân quyền quan trọng hơn thương mại. 69% khác hy vọng rằng chính phủ Canada sẽ cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G. 90% người biểu thị, hồ sơ pháp trị và bảo vệ nhân quyền của Bắc Kinh không đáng tin cậy.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi số người Canada có tâm lý tiêu cực đối với Bắc Kinh đã tăng lên, ngoài việc chính quyền Bắc Kinh đe dọa chính phủ Canada bằng cách bắt giữ công dân Canada và cản trở xuất khẩu nông sản, tác phong làm việc của người Đại lục tại Canada đã khiến nhiều người Canada không thể chấp nhận được.
Du học sinh Đại lục đe dọa vây đánh học sinh Hồng Kông
Gần đây, tại Richmond, nơi có mật độ người Trung Quốc sống cao nhất, có một bảng thông tin tại trạm xe bus, vốn là được treo lên để ủng hộ “Phong trào phản đối dự luật dẫn độ” ở Hồng Kông, lại bị người ta phá hoại. Có một người nào đó đã viết từ “Trung Quốc” bằng sơn đỏ lên trên lớp nhựa bên ngoài của bảng thông tin.
Cao Thanh Lệ, thành viên của Hội xúc tiến Nhân quyền tự do dân chủ Trung Quốc ở Vancouver cho hay, đây không phải là lần đầu tiên, mấy tháng trước khi họ đăng quảng cáo kỷ niệm 30 năm sự kiện “Lục Tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), cũng bị người ta phá hoại. Bà rất lấy làm tiếc vì những người Đại lục sống ở đây, không học hỏi được tinh thần và pháp trị của nền văn minh Canada, phá hoại của công là hành vi trái pháp luật.
“Nhìn thấy những nét viết nguệch ngoạc, đương nhiên cảm thấy rất tiếc nuối. Bọn họ cho rằng hành vi của mình là thể hiện lòng yêu nước, thực ra họ còn rất lạ lẫm với văn minh phương Tây. Chúng tôi không chỉ giúp đỡ nền dân chủ và tự do cho Trung Quốc, Hồng Kông, thực ra giá trị của chúng tôi cũng cần chúng tôi phải bảo vệ”.
Chính quyền thành phố Richmond cũng bày tỏ, rất thất vọng khi thấy những bảng thông tin bị phá hỏng, nhấn mạnh đây là hành vi gây tổn hại đến lợi ích công cộng, không chỉ phải chi tiền để dọn dẹp sạch sẽ, mà còn có nguy hiểm tiềm tàng đối với các hành khách xe bus.
Ngoài ra, tuần trước tại một trường học ở Richmond, một học sinh Bắc Kinh đã đe dọa và công kích học sinh Hồng Kông. Trên tủ đồ của một học sinh bị dán một một bức thư đe dọa ký tên “Một người Trung Quốc”, trong thư nhấn mạnh từ thời xa xưa Hồng Kông đã là một bộ phận của Trung Quốc, đồng thời sử dụng ngôn từ như “quân bán nước”, “ti tiện” để nhục mạ người Hồng Kông, cũng nói rằng “Trung Quốc không cần cái gọi là dân chủ”, người viết thư cũng yêu cầu đối phương “quản lý bản thân cho tốt, giữ miệng sạch sẽ một chút”.
Một học sinh khác trả lời câu hỏi của giáo viên trong lớp học, giải thích cách nghĩ về việc Hồng Kông ra sức đấu tranh cho tự do dân chủ, kết quả bị mấy du học sinh Đại lục vây đánh trong phòng lúc ăn trưa. Sau hai sự việc này, khiến cho học sinh và phụ huynh đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi, cũng cho rằng tự do ngôn luận trong khuôn viên trường học đã bị xói mòn.
Video: Sinh viên Trung Quốc tấn công sinh viên Hồng Kông tại University of Auckland vì không “tôn trọng Trung Quốc”
Theo học sinh họ Tống, người quen biết hai học sinh bị hại này nói rằng, trong trường có rất nhiều du học sinh Đại lục, họ luôn thích tụ tập thành nhóm, sống trong thế giới của mình, họ căn bản là không thể lắng nghe ý kiến của người khác, phá hủy môi trường học tập tuyệt vời của Canada.
“Nền giáo dục mà mỗi người nhận được là khác nhau, giá trị cốt lõi của mỗi người cũng khác nhau, họ chỉ biết mỗi bản thân mình, họ không thể suy nghĩ và tôn trọng ý kiến của người khác, thực ra bọn họ bày tỏ ý kiến của bọn họ, chúng em bày tỏ ý kiến của chúng em, em sẽ tôn trọng cả hai bên, em cũng có rất nhiều bạn bè Đại lục như thế”, học sinh Tống nói.
Bộ Giáo dục và Ban quản lý nhà trường đều biết về vụ việc liên quan, trường đã gặp gỡ các học sinh và phụ huynh để giải quyết vấn đề. Bộ Giáo dục nhấn mạnh, mỗi trường sẽ được yêu cầu đảm bảo rằng các cá nhân và tài sản được đối xử tôn trọng như nhau, trên cơ sở đạo đức và pháp luật, tuyệt đối không cho phép xảy ra bắt nạt trong trường học.
Minh Huy (Theo Secretchina)