Du học sinh TQ kêu gọi thế hệ trẻ kế thừa tinh thần của phong trào Lục Tứ

20/05/20, 15:57 Trung Quốc

Trước thềm kỷ niệm 31 năm sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, một du học sinh Trung Quốc tại hải ngoại đã phát động phong trào cùng ký tên vào một bức thư ngỏ có tựa đề “Lục Tứ 31 năm”, kêu gọi thế hệ trẻ hãy kế thừa và tiếp tục theo đuổi các giá trị dân chủ của phong trào sinh viên năm 1989.

Du học sinh TQ kêu gọi thế hệ trẻ kế thừa tinh thần của phong trào Lục Tứ
Du học sinh Trung Quốc đã phát động phong trào cùng ký tên vào một bức thư ngỏ có tựa đề “Lục Tứ 31 năm”, kêu gọi thế hệ trẻ kế thừa tinh thần của phong trào Lục Tứ. (Ảnh qua Creaders)

Bức thư ngỏ được viết bởi Khổng Chí Hào, một du học sinh Trung Quốc tại Đại học Purdue ở bang Indiana, Mỹ. Trong bức thư viết: “Dân chủ hóa Trung Quốc là một sự nghiệp lâu dài, cần phải dựa vào sự đấu tranh bền bỉ mới có thể đạt được, hơn nữa thế hệ trẻ người Hoa là lực lượng nòng cốt, không ai có thể bì lại với sức chiến đấu của chúng ta”.

Thư ngỏ cũng kêu gọi thanh niên Trung Quốc hãy tán đồng với các giá trị dân chủ và tự do, cự tuyệt sự im lặng, kế thừa tinh thần dũng cảm chiến đấu của phong trào dân chủ 1989, đồng thời coi dân chủ hóa Trung Quốc là trách nhiệm của chính mình, không công nhận vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và tích cực thúc đẩy các ý tưởng dân chủ và đòi quyền dân chủ. Cho đến nay, có 107 người đã tham gia ký tên vào thư ngỏ.

Trong một cuộc phỏng vấn, Khổng Chí Hào cho biết mục đích của việc kêu gọi mọi người cùng ký tên là vì anh muốn nhiều người có thể đứng lên để bày tỏ sự bất mãn của mình đối với chính quyền ĐCSTQ và bày tỏ mong muốn theo đuổi các giá trị dân chủ, tự do của chính bản thân họ.

“Rất nhiều người không hài lòng với chính quyền ĐCSTQ, nhưng lại không muốn mất đi cuộc sống đang tốt đẹp của bản thân, do đó đem hy vọng cải cách này trông chờ vào tay người khác”.

Khổng Chí Hào cũng mượn ví dụ từ phong trào phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông, nhấn mạnh mối quan hệ đối nghịch giữa ĐCSTQ và nền dân chủ hóa.

“Sau các sự kiện ở Hồng Kông chúng ta có thể thấy, chính quyền ĐCSTQ sẽ không vì sự phát triển kinh tế mà trở nên cởi mở hơn, nó cũng sẽ không bao giờ tôn trọng các kháng nghị dân chủ của người dân, sẽ không có sự thương lượng nào giữa người dân và chính phủ. 

Điều mà những thanh niên Trung Quốc chúng ta có thể làm là không hợp tác với ĐCSTQ, không tham gia vào thể chế của nó, đồng thời tích cực học tập chế độ hoạt động của hệ thống dân chủ, phải có dũng khí đứng ra và lên tiếng”.

phong trào phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông
Phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông năm 2019. (Ảnh qua Twitter)

Không gian ngôn luận bị chèn ép, nhiều án phạt vì tự do ngôn luận 

Trong những năm gần đây, thế hệ trẻ Trung Quốc đã dần dần thức tỉnh. Tuy nhiên, dưới áp lực kiểm soát tự do ngôn luận của chính quyền ĐCSTQ, nhiều người vì lên tiếng nói lời chân thật mà bị kết án tù oan, do đó rất khó để những người Trung Quốc dám đứng ra nói lên sự thật. 

Ví dụ như Đổng Dao Quỳnh, một cô gái sống tại Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, vì “vấy mực” vào bức chân dung của chủ tịch Tập Cận Bình mà bị đưa đến bệnh viện tâm thần. Cô cáo buộc chính quyền đã áp dụng các hình thức tra tấn tinh thần để bức hại cô. Các nhà dân chủ trẻ tuổi như Kỳ Di Nguyên, Trương Phán Thành cùng vì phản đối Tập Cận Bình mà bị truy tố. 

Cùng lúc đó, một cư dân mạng tên là Lý Lâm, là người đã từng đăng tweet chỉ trích chính sách của chính quyền Tân Cương ở hải ngoại. Đầu tiên anh bị bắt vì bị nghi ngờ tội tham gia “kích động thù hận dân tộc và phân biệt đối xử chủng tộc”, sau đó lại bị buộc tội âm mưu “kích động lật đổ quyền lực nhà nước”, cuối cùng anh đã bị kết án 4 năm tù giam. 

Chia sẻ với các phóng viên, mẹ của Lý Lâm, bà Lý Tân Hoa nói: “Lý Lâm đã đăng trên Twitter rằng ở Tân Cương rất khó có thể sử dụng được internet, nó nói rằng một số nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương đã bị phá hủy. Sau đó còn nói có rất nhiều cảnh sát canh gác ở Tân Cương, điều này hơi lãng phí. Và việc xóa đói giảm nghèo ở Tân Cương chỉ là giả bộ, hoàn toàn không mang lại hiệu quả”.

Bà Lý Tân Hoa còn nói các quan chức chính phủ đã không đưa ra bất kỳ tài liệu pháp lý nào, họ đã đưa Lý Lâm đi và không cho trở về nhà nữa. Thêm vào đó, họ còn vi phạm các thủ tục xử lý và xét xử vụ án, giả tạo chứng cứ giả. Luật sư được gia đình thuê cũng chưa bao giờ được gặp mặt Lý Lâm.

Khổng Chí Hào, người khởi xướng phong trào cùng ký tên thư ngỏ “Lục Tứ 31 năm”, chia sẻ với các phóng viên rằng việc chính quyền liên tục đàn áp tự do ngôn luận và tự do cá nhân của người dân chính là một trong những lý do khiến anh khởi xướng phong trào ký tên này. 

“Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn sử dụng áp lực để kiểm soát và bịt miệng người dân. Tôi ở ngoại quốc cảm nhận một cách sâu sắc rằng bản thân phải có trách nhiệm trong việc phá bỏ những thứ này. 

Càng nhiều người lên tiếng, ngược lại họ càng an toàn và càng người ít lên tiếng, thì chính quyền càng tự do làm ác, sẽ dẫn đến sự quản chế về tự do ngôn luận càng nghiêm khắc hơn”.

Trong hình chụp nổi tiếng này, một người biểu tình đơn độc, “Người biểu tình vô danh”, đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5/6/1989.
“Người biểu tình vô danh”, đứng chặn một đoàn xe tăng tại Bắc Kinh trong hơn nửa giờ ngày 5/6/1989. (Ảnh: Đkn)

Trường giang sóng sau xô sóng trước

Đáp lại hoạt động đồng ký tên này, Hạng Tiểu Cát, một trong những người lãnh đạo Phong trào sinh viên 1989 và là phó giám đốc của nhóm đối thoại của chương trình “Đối Thoại với Trung Quốc” tại Washington DC, đã có lời ca ngợi.

“Có một nhóm bạn trẻ vẫn bảo trì được sự thông minh, tinh thần nhiệt huyết của bản thân, không muốn tự mình cam chịu, không muốn giả ngu giả ngốc bị ĐCSTQ tuyên truyền tẩy não, dám đứng ra lên tiếng, điều này khiến người ta cảm thấy rằng Trung Quốc vẫn còn có hy vọng”.

Hạng Tiểu Cát cũng bày tỏ rằng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, thì chi phí duy trì sự ổn định của chế độ độc tài sẽ ngày càng tăng lên và việc phong tỏa thông tin cũng không còn dễ dàng như trước nữa. Nhiều người sẽ bắt đầu thay đổi thói quen và hình thành năng lực suy nghĩ độc lập, từ đó mà lên tiếng phản đối. 

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x