22 quốc gia cùng ký thư yêu cầu Trung Quốc chấm dứt đàn áp ở Tân Cương

08/08/19, 08:48 Trung Quốc

Trung Quốc đang phải chịu áp lực lớn trong việc chấm dứt bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, sau khi các đại sứ Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc từ 22 quốc gia ký lá thư lên án những trại giam khét tiếng gắn mác ‘trại giáo dục cải tạo’ của nước này.

Số phận người Duy Ngô Nhĩ ở các trại giam của Trung Quốc

Theo các nhà hoạt động nhân quyền và các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác hiện đang bị giam trong các trung tâm giam giữ ở Trung Quốc. Chính quyền nước này miêu tả họ là tâm điểm cần ‘chuyển hóa bằng giáo dục’, để dạy cho họ các kỹ năng mới và ngăn chặn sự phổ biến của các hệ tư tưởng cực đoan.

22 quốc gia cùng ký thư yêu cầu Trung Quốc chấm dứt đàn áp ở Tân Cương
Các đại sứ tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc từ 22 quốc gia đã ban hành một lá thư kêu gọi Trung Quốc ngừng việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác. (Ảnh: flickr)

Tuy nhiên, đa phần người ta vẫn còn mơ hồ về số phận của những người bị giam giữ. Sau khi Trung Quốc thông qua Quy định về chống cực đoan vào tháng 3/2017, sự phân biệt đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc Hồi giáo khác càng gia tăng ở Tân Cương. Bất cứ ai bị gắn mác là “nghi ngờ theo chủ nghĩa cực đoan” sẽ bị bắt đến các trại cải tạo mà không qua xét xử công bằng hay không được tiếp cận với luật sư. Ngoài ra, một số người Hồi giáo trong các trại giam cũng cho biết họ bị ngược đãi và bị tra tấn thậm tệ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tổ chức Ân xá Quốc tế, Kairat Samarkan đã chia sẻ những gì anh từng trải qua trong các trại giam vào tháng 10/2017. Ngoài anh còn có gần 6.000 tù nhân khác trong trại. Trong 12 giờ đầu bị giam giữ, anh buộc phải đứng ở một vị trí cố định với tay chân bị xích. Tù nhân phải hát những bài hát chính trị và bị bắt nghiên cứu các bài phát biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mỗi bữa ăn, họ phải tung hô “Chủ tịch Tập Cận Bình vạn tuế”. Nếu không làm vậy họ sẽ bị trừng phạt, như bị lăng mạ, đánh đập, bị cô lập và bỏ đói. Samarkan còn chia sẻ đã có rất nhiều người chết trong các trại giam như vậy.

Samarkan là một trong số ít những người có đủ can đảm vén lên bức màn che đậy những gì đã và đang xảy ra trong các trại giam ở Trung Quốc. Các cáo buộc về nhân quyền ở Tân Cương đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế và các quốc gia này tin rằng thế giới không nên để bản chất thật của các trại giam của Trung Quốc này bị che đậy trong bóng tối mãi.

Các cáo buộc về nhân quyền ở Tân Cương đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế. (Ảnh: Youtube)

Lá thư

Trong một tuyên bố lên án việc Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo, 22 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã có động thái chung đầu tiên về vấn đề này. 

Trong thư có đoạn viết: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc duy trì luật pháp quốc gia, nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng quyền con người cũng như các quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng ở Tân Cương và trên khắp Trung Quốc”

Báo Epoch Times trích lời của một nhà ngoại giao phương Tây nói rằng: “Đây là phản ứng tập thể đầu tiên về vấn đề Tân Cương”.

Các quốc gia đã ký vào lá thư bao gồm Canada, Nhật Bản, Úc, Vương quốc Anh và Pháp. Tuy nhiên bức thư này không phải là một tuyên bố chính thức của hội đồng nhân quyền hoặc là một nghị quyết được đệ trình để bỏ phiếu vì các chính phủ vẫn lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa về chính trị và kinh tế.

Bà Michelle Bachelet, cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đã liên hệ với Trung Quốc yêu cầu họ cho phép Liên Hợp Quốc tiếp cận và điều tra các cáo buộc về vi phạm nhân quyền xảy ra trong các trại giam. (Ảnh: Youtube)

Tuy nhiên, một đặc phái viên cho biết đó thực sự là một lá thư mà sau này sẽ trở thành tài liệu chính thức của Hội đồng nhân quyền. 

Ông John Fisher, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Geneva cho biết bức thư này có mục đích gây áp lực để Trung Quốc ngừng “đối xử tàn ác với người Hồi giáo ở Tân Cương. Ông nói: ‘Hiện tuyên bố chung này không chỉ quan trọng đối với dân số Tân Cương mà còn quan trọng cả với những người trên khắp thế giới, những người phụ thuộc vào cơ quan nắm quyền hàng đầu của Liên Hợp Quốc nhằm tạo ảnh hưởng đến cả những quốc gia hùng mạnh nhất’.

Bà Michelle Bachelet, cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, đã liên hệ với Trung Quốc yêu cầu họ cho phép Liên Hợp Quốc tiếp cận và điều tra các cáo buộc về vi phạm nhân quyền xảy ra trong các trại giam. Nhưng với việc chính phủ Trung Quốc gia tăng sự kìm kẹp đối với các nhóm dân tộc thiểu số thông qua lực lượng cảnh sát và cảnh sát tăng cường, đồng thời cung cấp cho các nhà báo và các nhà ngoại giao những sự thật đã qua sàng lọc, thì việc những tiếng nói khẩn khoản ở Trung Quốc hoàn toàn rơi vào im lặng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Phản hồi từ những người ủng hộ ĐCSTQ

Đáp lại bức thư từ Hội đồng nhân quyền, hơn 30 quốc gia đã ký một tuyên bố chung bảo vệ các trại giáo dục cải tạo của Trung Quốc và gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Các đại sứ ký thư hồi đáp chủ yếu đến từ các nước châu Á, cùng các quốc gia Trung Đông và châu Phi. 

Trong bức thư hồi đáp còn có một phần tuyên bố ca ngợi Trung Quốc vì đã đóng góp cho sự nghiệp nhân quyền quốc tế. 

Trước những báo cáo về những gì thực sự xảy ra trong các trại giáo dục cải tạo, lá thư hồi đáp này dường như cộng hưởng với tuyên truyền của ĐCSTQ hiện nay và rất phù hợp với quan điểm của Trung Quốc về nhân quyền.

Điều gây chú ý trước tiên là sự khác biệt về địa lý giữa hai danh sách. Danh sách đầu tiên là 22 quốc gia chỉ trích Trung Quốc bao gồm các quốc gia phương Tây, chủ yếu ở châu Âu, và danh sách thứ hai là 30 quốc gia ủng hộ Trung Quốc bao gồm các quốc gia châu Phi và Trung Đông. Điều quan trọng là lá thư đầu tiên không bao gồm chữ ký từ một quốc gia Hồi giáo nào trong khi chữ lá thư thứ hai có nhiều chữ ký từ các quốc gia Hồi giáo như Ả Rập Saudi và Pakistan.

Có những quốc gia đã không xuất hiện trong cả hai danh sách, đặc biệt là Mỹ. Trong khi Mỹ từng chỉ trích các chính sách của Trung Quốc về Tân Cương, thì chính quyền Trump dường như không muốn đẩy sự việc đi quá xa, ưu tiên đàm phán thương mại hơn các chỉ trích nhân quyền. Ban Biên tập Washington Post, đã bình luận trong thư gửi tòa soạn cuối tuần qua: ‘Hoa Kỳ nên đi đầu trong việc vạch trần và tố cáo những lạm dụng này. Thay vào đó, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng Mỹ chỉ lên tiếng khi thuận tiện cho các ưu tiên khác của ông Trump’.

Sự vắng mặt của hầu hết các nước Trung và Đông Âu cũng rất đáng chú ý . Ví dụ, trong số các quốc gia được gọi là 16 + 1 – một định dạng kết hợp trong đối thoại thông thường giữa các quốc gia Trung, Đông Âu (CEE) và Trung Quốc – chỉ có Estonia, Latvia và Litva đã đứng lên chỉ trích Trung Quốc. Phần còn lại là Albania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Hungary, Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia nhắm mắt để chọn một bên. Hy Lạp cũng khoanh tay đứng nhìn.

Đối với nhiều quốc gia, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là mối quan tâm hàng đầu khi quyết định công khai khiển trách Bắc Kinh. Đối với các quốc gia khác, chẳng hạn như Nga, Ả Rập Saudi và Bắc Triều Tiên, hồ sơ nhân quyền của họ vốn đã bị lên án thường xuyên, vì vậy bảo vệ Trung Quốc trở thành một cách tự bảo vệ mình.

Dưới đây là bản gốc lá thư từ 22 quốc gia thuộc Hội đồng nhân quyền LHQ lên tiếng chỉ trích các trại giáo dục cải tạo của Trung Quốc. (PDF)

Thiên Hoa (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x