Đột ngột dừng chiếu phim đạt giải Oscar của đạo diễn gốc Hoa, ĐCSTQ sợ điều gì?
Với bộ phim “Nomadland” (Vùng Đất Dân Du Mục), đạo diễn Triệu Đình đã đạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất và giải phim hay nhất tại Lễ trao giải Quả cầu vàng và giải Oscar ở Mỹ. Tuy nhiên một tuần sau, lịch phát sóng ban đầu của bộ phim tại Trung Quốc bất ngờ bị rút lại, nguyên nhân là do một số phát biểu của Triệu Đình bị cáo buộc là “làm nhục Trung Quốc”, dẫn đến sự đảo ngược đáng kinh ngạc này.
Giang Phong – nhà truyền thông kiêm nhà phê bình phân tích chính trị hiện đại đã tiến hành phân tích sâu về sự kiện này, đồng thời chia sẻ những kiến giải độc đáo của mình.
Lý do đằng sau việc Trung Quốc cho công chiếu phim “Nomadland”
Chỉ cách một ngày sau khi Triệu Đình đạt giải, quan chức Trung Quốc đại lục thông báo rằng: “Nomadland” sẽ được phát sóng vào ngày 23/4, áp phích cũng ghi: “Triệu Đình là một đạo diễn người Trung Quốc”. Nói đến cơ chế xét duyệt của Bộ Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc (BTTTWTQ) thì ai cũng biết, chỉ trong một đêm liền có thể xác nhận bộ phim phù hợp yêu cầu và được lên lịch chiếu, thì chắc chắn bên trong phải có nguyên do nào đó.
Ở thời kỳ mà các nghệ sĩ hàng đầu Trung Quốc như Trương Nghệ Mưu và Trần Khải Ca cạnh tranh giải, thì đây là một giải thưởng rất giá trị. Nếu đứng từ quan điểm của người phương Tây mà xét thì đây là một giải thưởng cao quý. Triệu Đình có thể trở thành “nữ đạo diễn Trung Quốc” đầu tiên trong lịch sử nắm giữ giải Quả cầu vàng, điều đó cảm giác như đang “làm rạng rỡ tổ tông.”
Tuy rằng có tự hào, nhưng cái tình cảm dân tộc này vẫn không thể giải thích được việc chỉ một ngày sau khi Triệu Đình được giải, quan chức Trung Quốc liền lên lịch chiếu phim của bà ở Trung Quốc. BTTTWTQ chưa bao giờ coi giá trị thương mại và thị trường là sự lựa chọn hàng đầu, vậy khả năng duy nhất của hành động này chính là một nhiệm vụ chính trị.
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tổ chức vào ngày 4/3, và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc diễn ra vào ngày 5/3, cả 2 kỳ họp này đều là “báo cáo” về thành tựu của Tập Cận Bình trong quá trình chấp chính. Vậy Tập Cận Bình có những thành tự vĩ đại gì?
Mọi người nếu chú ý một chút đến tin tức Trung Quốc đại lục thì sẽ biết điều mà ông Tập Cận Bình đích thân tuyên bố vào ngày 25/2 là: “Cuộc chiến thoát nghèo đã hoàn toàn thắng lợi.”
Khiến người dân Trung Quốc thoát nghèo là một khát vọng lớn bắt đầu từ thời Mao Trạch Đông. Còn thiết lập lịch trình thời gian để người dân Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo là thời Đặng Tiểu Bình. Mặc dù chúng ta biết rằng bản thân việc xóa bỏ đói nghèo của Trung Quốc là một lời nói dối lớn. Trong thời kỳ Đạo Quang nhà Thanh, tổng sản phẩm quốc dân vượt xa Vương quốc Anh, nhưng từ năm 1949 khi những lời nói dối được thực hiện, thì nơi đây đã trở thành “một xã hội lạc hậu, nghèo đói.”
Còn nhớ có một câu chuyện tiếu lâm trong thời “Cách mạng văn hóa”, một cụ già được chính quyền mời đến để kể lại những đắng cay ngọt bùi. Cụ già rất phối hợp, nói: Cái tồi tệ nhất của xã hội cũ tàn ác đó là vào năm 1969, khi đó người chết đói rất nhiều!
Các cán bộ của Ủy ban cách mạng nghe vậy liền vội vàng đi lên bịt miệng ông già rồi thì thầm: Nói sai rồi, năm 1960 đã được giải phóng rồi.
Hiện nay Tập Cận Bình đã hoàn thành nguyện vọng của Mao Trạch Đông và thời gian đặt ra của Đặng Tiểu Bình. Điều đó cho thấy ông ta là người kế tục sự nghiệp của đảng? So với những người tiền nhiệm của mình thì ông cảm thấy mình có bản sự và công lao lớn trong vấn đề “xóa đói giảm nghèo này”? Ông ta thực hiện được việc mà người khác không thực hiện được, vậy có phải là càng có tư cách tiếp tục nắm quyền không?
Vậy nên đó là một chủ đề có nhu cầu tuyên truyền chính trị rất lớn. Ngoài ra, chiến lược cấp cao nhất hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “Đông thăng Tây hàng”, tức là khiến phương Đông thịnh vượng, phương Tây suy tàn. Mà phim của Triệu Đình có vẻ quá “hợp” với mục đích này.
Bộ phim “Nomadland” mô tả căn bệnh xã hội hiện nay ở Hoa Kỳ. Theo thống kê, có gần 20 triệu người Mỹ không có chỗ ở cố định, sống trong những ngôi nhà di động để tìm kiếm cơ hội việc làm, và chịu cảnh nghèo đói. Thể loại phim nhựa khi nhìn sơ qua thì có cảm giác âm ám, chúng ta sẽ tiếp tục bình luận bên dưới về điều này.
Vì vậy, cảnh nước Mỹ tuyệt vọng và bần hàn trong phim phù hợp với mục tiêu tuyên truyền hiện tại của BTTTWTQ. Nó không chỉ trái ngược với sự lớn lao trong “Chiến thắng toàn diện xóa đói giảm nghèo” của Tập Cận Bình, mà còn chứng minh rằng nhận định của ĐCSTQ về tình trạng “Đông thăng Tây hàng” đã xảy ra. Càng thêm tình cờ là Giải Quả cầu vàng được trao 3 ngày trước khi 2 cuộc họp diễn ra.
Điều gì có thể có ý nghĩa chính trị hơn một bộ phim và giải thưởng như vậy? Đây là lý do thực sự tại sao BTTTWTQ và bộ phận thẩm tra của ĐCSTQ có thể sắp xếp lịch trình cực kỳ hiệu quả cho một bộ phim Mỹ được công chiếu tại Trung Quốc ngay sau Lễ trao giải Quả cầu vàng một ngày.
Những tiểu phần hồng đảo ngược tình thế, phá vỡ kế hoạch chính trị của BTTTWTQ
Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc đại lục từ lâu đã được ĐCSTQ đào tạo sự nhạy bén trong việc nắm bắt “các xu hướng mới trong đấu tranh giai cấp”. Vậy nên trào lưu dân túy được dẫn dắt bởi sự kiện “Phản tống Trung”; Sự kiện Mạnh Vãn Châu (phó chủ tịch hội đồng quản trị của Huawei) năm 2019 vẫn luôn chưa bao giờ dừng lại.
Trước đây cái gì là Đền Yasukuni (ở Nhật Bản), cái gì là quần đảo Điếu Ngư, Cư dân mạng đều nghe theo luận điệu của BTTTW. Họ muốn bạn làm ầm ĩ thì bạn liền ầm ĩ, muốn bạn ngừng làn sóng dân túy không cho bùng nổ thì bạn liền ngừng.
Bởi vì hiện tại dịch bệnh vẫn chưa tách khỏi cuộc sống bình thường của người dân, còn có vấn đề Hồng Kông, và trọng tâm là cuộc xung đột Trung-Mỹ vẫn tiếp tục leo thang, nên những người theo chủ nghĩa dân túy luôn cổ vũ ĐCSTQ không bao giờ lùi bước.
Do đó, cũng liền xuất hiện những tiểu phấn hồng yêu nước (chỉ những người trẻ tuổi ủng hộ ĐCSTQ) đào ra được tài liệu bí mật của Triệu Đình, khiến kế hoạch của ĐCSTQ bị đảo ngược, điều này quả thật giống như ‘đại hồng thủy’ tràn vào miếu Long Vương, phá hủy đại cục của BTTTWTQ.
Triệu Đình: Một người đã đạt đến độ thành thục trong việc làm rõ sự thật và suy xét những việc đã xảy ra một cách sâu sắc
Phát biểu được cho là “làm nhục Trung Quốc” của Triệu Đình được một số thanh niên “yêu nước” phẫn nộ đào bới lên. Câu nổi tiếng nhất trong đó có lẽ là: “Quay trở lại thời kỳ tôi trưởng thành ở Trung Quốc, lúc ấy nơi đâu cũng đều tràn ngập lời nói dối.”
Khi Triệu Đình bị những Tiểu phấn hồng bắt bẻ câu chữ thì bà đối đáp lại rằng: Dù mình là người nước nào thì việc có “làm bẽ mặt” quốc gia hay không cũng không có quan hệ gì. Mà điều quan trọng hơn chính là kinh nghiệm trưởng thành của cá nhân bà.
Bà nói: Việc lựa chọn chủ đề (bộ phim) này có thể bắt nguồn từ quá trình lớn lên của bà ở Trung Quốc khi còn là một thiếu niên mười mấy tuổi, nơi đó khắp nơi đều là những lời nói dối và cảm giác như thể tự mình sẽ không bao giờ từ trong đó mà thoát ra được.
Bà còn nói: “Tôi có thể nhận được rất nhiều thông tin không chính xác, điều này khiến tôi chứa đầy sự đối nghịch với hoàn cảnh và gia đình của mình. Về sau, tôi đến Anh và bắt đầu nghiên cứu lại lịch sử của đất nước mình; Nghiên cứu chính trị học là cách để tôi tìm ra đâu là sự thật, cung cấp thông tin cho bản thân và sau đó đặt câu hỏi cho chúng.”
Nội dung bộ phim nói lên điều gì?
Thoạt nhìn, bộ phim của Triệu Đình là một mảng u ám, cách tiếp cận của cô có tông màu tro xám để mô tả căn bệnh xã hội ở Hoa Kỳ – với 20 triệu người sống trong những ngôi nhà di động khổng lồ. Tuy nhiên, dù là đối thoại hay tình tiết truyện, thì chỉ cần bạn nhìn vào, bạn sẽ cảm thấy niềm hy vọng trong hoàn cảnh tuyệt vọng tràn ngập khắp nơi.
Mọi người vô tư giúp đỡ nhau, sưởi ấm cho nhau. Ở trong khu cư xá, doanh nghiệp, giữa người với người có thể nhìn thấy sự bình đẳng, không phân vai vế. Có thể nhận được các cơ hội việc làm mà không cần đi cửa sau hay có mối quan hệ. Chỉ cần bạn mong muốn làm việc và cống hiến, thì bạn luôn có thể đổ đầy bình xăng cho mình và tiến về phía vùng định cư với đầy hy vọng.
Trong bộ phim có người hỏi nữ nhân vật chính: “Cô có phải là người vô gia cư không?”
Nữ chính đáp: “Không, tôi không phải vô gia cư, tôi chỉ không có nhà mà thôi.”
Tôi nhìn thấy những người nghèo khổ đó trước những chiếc xe RV – ngôi nhà di động chật chội, nhưng trong đầu luôn nghĩ về những phát minh khoa học, mặc sức tưởng tượng với một thế giới vô tận. Mọi người trong nghèo đói có thể ấp ủ niềm hy vọng, để đón nhận ánh sáng cuộc đời.
Những gì mà không có sự tuyên truyền cố ý đằng sau, thì chính là cơ chế bảo đảm cơ bản của xã hội Mỹ, nó có thể không phải là hoàn hảo nhất, nhưng nó sẽ cho phép mọi người tiếp tục sống một cách quang minh chính đại. Ngoài ra có thể nhìn thấy sự quan tâm giữa con người với nhau ở khắp mọi nơi, cho dù xa lạ nhưng họ đầy sự tin tưởng lẫn nhau.
Đây có lẽ là điều mà các quan lớn trong BTTTWTQ không thể nhìn ra khi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập tuyên truyền “Thoát nghèo toàn diện” và “Đông thăng Tây hàng” của Tập Cận Bình. Đây cũng chính là nơi mà Triệu Đình thoát khỏi những lời nói dối thời thiếu niên của mình, một lần nữa nhận thức được nơi chân thực của thế giới này (Mỹ), nó xác thực không quá hoàn hảo, thậm chí khiến người ta khốn đốn, nhưng lại chứa đầy tình người và tràn đầy hy vọng.
“Thoát nghèo toàn diện” về bản chất là một cuộc phô trương chính trị đề cao vật chất từ đó tước đoạt nhu cầu tín ngưỡng tinh thần
Nhìn lại, cái gọi là “thoát nghèo toàn diện” của Trung Quốc, đã dẫn đến thảm kịch Dương Cải Lan tự tay bỏ thuốc độc giết chết 6 đứa con của chính mình rồi tự kết liễu cuộc đời mình. Còn điều gì đáng sợ hơn sự nghèo khó? Đó là sự tuyệt vọng bất lực, khi cả nhà Dương Cải Lan nghèo khổ cùng cực vì bị chính phủ ngừng trợ cấp 5 khoản bảo đảm.
Tôi tin rằng không phải sự biến mất của một chút tiền cứu trợ ít ỏi kia đã gây ra bi kịch này, mà là sự lạnh lùng hà khắc và lương tâm không còn sót lại chút gì của xã hội đằng sau việc hủy bỏ cứu trợ đã mang tới bóng tối hoàn toàn cho gia đình cô.
Nhà truyền giáo Cơ đốc – Sam Pollard đã dành cả cuộc đời của mình ở một ngôi làng nghèo thuộc tỉnh Quý Châu. Ông đã xây dựng bệnh viện và trường học đầu tiên ở Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa”, Hồng vệ binh đã đến đây, san bằng sân bóng từng mang theo hy vọng của những đứa trẻ vùng núi, rồi biến nó thành ruộng bậc thang trong một chiến dịch do Mao Trạch Đông tổ chức vào năm 1963. Kết quả nơi đây từng là một trung tâm giáo dục y tế ở phía tây nam trong thời Trung Hoa Dân Quốc nhưng nay đã biến thành một quận cực kỳ nghèo khó.
Điều mà ĐCSTQ trước sau luôn nói trên miệng, đó là đã giải quyết được vấn đề cơm ăn của biết bao nhiêu người. Có vẻ như chỉ cần giải quyết các vấn đề vật chất, ĐCSTQ liền có tính hợp pháp để cầm quyền. Theo logic găm trong xương tủy của ĐCSTQ, có vẻ như sở dĩ con người làm người chỉ là vì cái miệng, mà không cần linh hồn và tinh thần.
“Xóa đói toàn diện” về bản chất là một phong trào vật chất làm mất đi hoàn toàn nhu cầu tín ngưỡng tinh thần và linh hồn của con người. Con người trong khi được cung cấp thực phẩm và tiền mặt ngắn hạn, lại không có được các kỹ năng và hoàn cảnh cần thiết để tồn tại lâu dài. Sự dối trá và thiển cận càng làm mất đi lương tâm của con người. Người Trung Quốc ngày càng cách xa sự giàu có thực sự. ĐCSTQ không chỉ tước đi niềm hy vọng của người nghèo mà còn đắc ý khi ra tay với những người giàu có trong hoạt động kinh doanh.
ĐCSTQ cần những người giàu có vâng lời và sẵn sàng hy sinh cho mình. ĐCSTQ đã liên tục ra tay với Jack Ma và những người giàu có về công nghệ cao như công ty Tencent. Bây giờ ĐCSTQ lại chuyển hướng sang người giàu cấp thứ hai và bắt đầu với những người như Phan Thạch Ngật.
Vậy nên người dân Trung Quốc ngay cả khi đã thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình, thậm chí đã trở thành một người đại giàu có, thì vẫn không có hy vọng. Bạn muốn thành lập một cửa hàng trăm tuổi? Nhưng chỉ 20 năm thôi, ĐCSTQ đã bắt đầu “đánh thổ hào” rồi.
Nộ dung mà “Nomadland” đưa đến cho người dân Trung Quốc nằm ngoài dự đoán của BTTTWTQ
“Nomadland” của Triệu Đình vượt quá tính nhân văn và nghệ thuật. Điều mà nhiều người có thể không nghĩ đến là, mặc dù rất nhiều người trong các chiếc xe RV di động nghèo khổ, nhưng họ không chỉ có ước mơ, mà còn có dũng khí thay đổi thực tại. Họ nghèo, nhưng họ lại không phụ thuộc vào một đảng có thể mang lại phúc lợi cho họ. Một phần lớn trong số họ là những người ủng hộ Trump, và họ ủng hộ một hệ thống kinh tế có thể thay đổi hoàn toàn số phận của họ.
ĐCSTQ muốn lợi dụng bộ phim này để tuyên truyền chính trị. Nhưng e rằng những người bước ra khỏi rạp sẽ thực sự nghĩ về một vấn đề: Rốt cuộc nơi nào là không có chỗ nương tựa? Ai đã cướp đi sự gắn kết và hy vọng đó? Và làm sao chúng ta mới có thể thoát ra khỏi mảnh đất không có chỗ nương tựa này?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.
Tử Vi
Theo soundofhope.org