Tờ báo lớn nhất ở Estonia công khai xin lỗi vì tuyên truyền cho ĐCSTQ

Tổng biên tập tờ báo lớn nhất Đông Âu của Estonia đã công khai xin lỗi dư luận vì đăng tải bài báo tuyên truyền về Tân Cương cho đại sứ Trung Quốc. Đây là sự cố thứ hai ở Estonia trong năm nay về việc báo chí đăng đàn xin lỗi do đăng tải các bài tuyên truyền không chính xác cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Estonia
Thành phố Tallinn, thủ đô của Estonia. (Ảnh qua Epoch Times)

Ngày 15/4, Evening News – tờ báo lớn nhất ở Estonia, đã đăng một bài báo quảng cáo toàn trang về Tân Cương cho Lý Siêu – Đại sứ Trung Quốc tại Estonia. Nội dung bài báo là bác bỏ những luận điệu bên ngoài về trại tập trung Tân Cương; Cho rằng hành vi diệt chủng, cưỡng bức lao động,… chỉ là những lời đồn thổi, dối trá, không phù hợp với tình hình thực tế ở Tân Cương. 

Sau khi được phát hành, bài báo ngay lập tức gây tranh cãi trong cộng đồng Estonia. Trước sức ép của dư luận, cùng ngày, Ông Shimutov – Tổng biên tập tờ Evening News đã thay mặt tờ báo công khai xin lỗi công chúng vì đã đăng các bài báo tuyên truyền cho ĐCSTQ. 

Trong một cuộc phỏng vấn với Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Công cộng Estonia, Shmutov nói rằng họ đã xuất bản các quảng cáo theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tờ báo đã vi phạm các giá trị và mắc sai lầm trong việc xuất bản các bài báo tuyên truyền cho ĐCSTQ ở Tân Cương. Shmutov cho biết, tờ báo sẽ cải tiến công tác tổ chức để tránh lặp lại sai lầm trong tương lai.

Tổng biên tập Shimutov và bộ phận quảng cáo của tờ báo đã từ chối tiết lộ mức phí cho quảng cáo này. Sau khi tham khảo bảng giá quảng cáo của tờ Evening News, giới truyền thông địa phương ước tính phí quảng cáo toàn trang vào khoảng 3.300 euro đến 4.200 euro. (Khoảng 91 triệu đến 116 triệu VNĐ)

Trước đó vào tháng 2, một tờ báo lớn khác là Nhật báo Estonian cũng đăng một bài tuyên truyền về Tân Cương cho Lý Siêu. Trưởng phòng quảng cáo của tờ báo này đã thừa nhận việc đăng những bài báo tương tự như vậy là không đáp ứng được tiêu chuẩn tiếp thị quảng cáo của tờ báo, và tờ báo đã phạm sai lầm.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc không phải lúc nào cũng thành công. The Postman, một tờ báo có sức ảnh hưởng ở Estonia với hơn 150 năm tuổi, đã từ chối đăng các bài báo tuyên truyền cho Bắc Kinh.

Ledersell – Tổng biên tập tờ The Postman nói rằng: Họ rất yêu văn hóa Trung Quốc, nhưng nếu liên quan đến việc biện minh cho việc trấn áp, bức hại, thì tờ báo của họ sẽ không bao giờ xuất bản các tài liệu tuyên truyền liên quan.

Tân Cương
ĐCSTQ trấn áp bức hại ngươi dân tại Tân Cương. (Ảnh qua Change)

Ông cũng tiết lộ rằng: Vào năm ngoái, cơ quan ngoại giao của ĐCSTQ đã đến tận cửa với hy vọng tờ Postman sẽ đăng một bài báo tuyên truyền, nhưng đã bị từ chối. Nội dung bài báo này sau đó đã xuất hiện trên Nhật báo Estonian vào tháng 2.

Được biết, nhiều tờ báo lớn của Estonia có lịch sử lâu đời. Sau khi Liên Xô chiếm Estonia, những tờ báo này trở thành cơ quan ngôn luận tuyên truyền địa phương của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã và Estonia độc lập trở lại, những tờ báo này đã được tư nhân hóa và quay trở lại ngành truyền thông.

Một số nhà phân tích các vấn đề thời sự nói rằng: Những kinh nghiệm lịch sử tương tự khiến giới truyền thông và dư luận Estonia vừa hiểu vừa không thích tuyên truyền đỏ. Mặt khác, sự hợp tác chặt chẽ giữa ĐCSTQ và Nga trong lĩnh vực tuyên truyền và truyền thông đã khiến Estonia và các nước Baltic khác cảnh giác hơn với Nga và các hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ tại địa phương.

Thủ tướng mới của Estonia chỉ trích gay gắt ĐCSTQ

Estonia đã và đang theo sát nhân quyên của Trung Quốc ở Tân Cương, Tây Tạng, và các lĩnh vực khác. Kalas – thủ tướng đương nhiệm của Estonia, người nhậm chức vào tháng Giêng năm nay, đã chỉ trích ĐCSTQ dữ dội về vấn đề Tân Cương vào tháng 7/2020. Thời điểm đó, Karas là lãnh đạo của “Đảng Cải cách” đối lập, bà cho rằng việc Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng giống với cách đối xử của Đức Quốc xã với người Do Thái.

Karas kêu gọi Estonia có lập trường cứng rắn hơn chống lại chính quyền Trung Quốc. Bà cũng chỉ trích EU vì muốn có được đầu tư từ Trung Quốc mà không thể có lập trường chung chống lại Trung Quốc.

Karas nói rằng chính sách ngoại giao của Estonia nên nhất quán. Nếu Estonia chỉ trích Nga trong các lĩnh vực như nhân quyền, thì nước này cũng nên chỉ trích Trung Quốc. Bà cũng chỉ trích chính phủ Estonia khi đó đã không chính thức cảm ơn Đài Loan vì sợ chính quyền Trung Quốc sau khi có được nguồn tài trợ y tế chống dịch từ Đài Loan.

Estonia coi ĐCSTQ là mối đe dọa an ninh số một

Trong các báo cáo thường niên do cơ quan an ninh Estonia đưa ra trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc và Nga đều bị liệt vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia.

Báo cáo thường niên do Cơ quan Tình báo Đối ngoại Estonia đưa ra hồi tháng 2 nhấn mạnh rằng: Bắc Kinh đã gia tăng sự thâm nhập và ảnh hưởng của mình ở phương Tây thông qua đòn bẩy kinh tế, giám sát công dân Trung Quốc ở nước ngoài và đào tạo giới tinh hoa địa phương.

Truyền thông Estonia đưa tin, Estonia đã trục xuất một nhà ngoại giao Trung Quốc vào cuối mùa hè năm 2020. ĐCSTQ sau đó đã trả đũa và trục xuất một nhà ngoại giao Estonia. Tuy nhiên, các quan chức của cả hai nước đã xử lý sự cố ngoại giao này một cách thiếu nghiêm túc, và họ miễn cưỡng báo cáo và bình luận công khai.

Gần đây, một công dân Estonia cũng là một học giả hàng đầu ở Bắc Cực đã bị tòa án Estonia kết án 3 năm tù vì tội cung cấp thông tin tình báo cho ĐCSTQ. Các phương tiện truyền thông Estonia cho rằng cơ quan tình báo quân đội Trung Quốc đã sử dụng trung tâm phân tích học thuật như một vỏ bọc để thiết lập liên lạc với người học giả này, đồng thời trả tiền để ông ta đi du lịch châu Á và ở trong những khách sạn sang trọng.

Tử Vi

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x