Những cảnh phim cho thấy Mulan 2020 của Disney tuyên truyền cho chính quyền Trung Quốc

10/09/20, 17:44 Góc Nhìn

Truyền Kỳ Mộc Lan (Mulan) phiên bản live-action trước và sau khi được trình chiếu trực tuyến trên kênh Disney+ vào ngày 4/9 đã vấp phải vô số lời chỉ trích và kêu gọi tẩy chay.

This image has an empty alt attribute; its file name is mulan-2020.jpg
Mulan 2020 – Phiên bản live-action của bộ phim hoạt hình cùng tên do hãng Disney sản xuất. (Ảnh: Disney)

Ngoài những yếu tố chủ quan khiến bộ phim gây thất vọng, như nội dung không đặc sắc thiếu điểm nhấn, bỏ qua những chi tiết hấp dẫn nhất trong phiên bản hoạt hình, diễn xuất “đơ” toàn tập của Lưu Diệc Phi, và sự mờ nhạt của dàn diễn viên gạo cội Củng Lợi, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, thì có một yếu tố đáng chú ý hơn khiến bộ phim nhận chỉ trích gay gắt: Thông điệp tuyên truyền cho chính quyền Trung Quốc.

Hẳn khán giả sẽ không quên việc vào tháng 8/2019, Lưu Diệc Phi đã đăng dòng Tweet bày tỏ sự ủng hộ đối với cảnh sát Hồng Kông đàn áp người biểu tình: “Tôi ủng hộ cảnh sát Hồng Kông, mọi người có thể đánh tôi”. Câu nói đã khơi dậy sự phản đối của những người ủng hộ phong trào biểu tình, kéo theo làn sóng kêu gọi tẩy chay bộ phim, và nó cũng là dấu hiệu khởi đầu cho những thông điệp tiếp theo tuyên truyền cho chính quyền Trung Quốc.

Một điều có thể khẳng định trong bộ phim đó là khán giả không nên kỳ vọng về khả năng truyền tải văn hóa truyền thống Trung Quốc, bởi tất cả đều bị thay thế bằng văn hóa của nhà cầm quyền là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Câu chuyện mở đầu cho sự ra quân của Mộc Lan là bảo vệ “Con đường tơ lụa”. Nếu án chiếu với tình hình thời sự lúc này thì không khó để nhận ra “Con đường tơ lụa” chính là chiến dịch “Vành đai, con đường” mà Trung Quốc ấp ủ trong thời gian rất dài. Đó là chiến dịch quan trọng biến các quốc gia tham gia vào nó trở thành “nô lệ” cho Trung Quốc, mà phương thức cơ bản là ngoại giao bẫy nợ với dòng tiền cho vay liên tục đổ vào. Trung Quốc ra sức củng cố quyết tâm thực hiện thành công chiến dịch này nhằm đạt được mục tiêu trở thành bá chủ toàn cầu thay thế Mỹ.

Một thông điệp khác được khắc trên thanh kiếm của Mộc Lan, và cũng là khẩu hiệu của các chiến binh: “Trung thành, quả cảm, trung thực” (Trung – dũng – chân). Thật trùng hợp khi nó tương tự với khẩu hiệu mà Tập Cận Bình yêu cầu các quan chức Trung Quốc tuyệt đối tuân thủ nhằm củng cố quyền lực của chính quyền Trung Quốc trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, quan trường Trung Quốc là một chiếc tàu đã bị sâu mọt tham nhũng đục cho mục ruỗng. Trung – Dũng – Chân đối với Tập Cận Bình chỉ là khẩu hiệu về một giấc mộng không thực tế. Quan tham Trung Quốc hiện tại đang tìm cách tháo chạy trước những khó khăn mà Trung Quốc gặp phải, 50 tỷ USD theo dòng tiền mã hóa chạy khỏi Trung Quốc. Tập Cận Bình chỉ có thể dùng mệnh lệnh thép, và vận dụng các thủ đoạn để buộc quan chức trung thành, nhưng quân lắm trò thì thần cũng nhiều chiêu, giả dối lừa lọc là thủ đoạn quen dùng để có thể qua mắt cả thế giới chứ chẳng riêng Tập Cận Bình.

Trung dũng chân, yêu cầu của chính quyền Trung Quốc đối với quan chức các cấp. (Ảnh chụp màn hình)

Về tạo hình nhân vật, điểm nhấn thú vị khiến nhiều khán giả không thể không bật cười, đó là nhân vật cha Mộc Lan được khắc họa rất giống với Tập Cận Bình. Trong phim, cha của Mộc Lan là một lão tướng bị thương tật sau chiến tranh. Nếu nhân vật này được dùng để là khắc họa chân dung và tình cảnh thực tế của Tập Cận Bình thì hẳn đây là chi tiết thú vị của bộ phim. Một “lão tướng” Tập Cận Bình bị thương tật trong những cuộc đấu đá nội bộ, nay có lẽ không còn sức chiến đấu và nếu ra trận thì kết cục là nhận lấy cái chết. Là một lão làng trong ngành điện ảnh, hẳn Disney đã không “vô tình” trong việc tạo hình cho nhân vật này.

“Mình giống nhau đến như vậy, thế nhưng không phải là một đâu!”

Một biểu tượng cũng thời sự không kém chính là họa tiết bông hoa trên trán Hoa Mộc Lan khi cô trang điểm để ra mắt bà mối. Bông hoa làm người ta liên tưởng đến logo của Huawei, hãng công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, một cánh tay đắc lực hỗ trợ chính quyền Trung Quốc thực hiện mộng bá quyền. Huawei là móng vuốt của rồng đỏ Trung Quốc, đang lùng bắt và thao túng những con mồi hám lợi. Tuy nhiên, móng vuốt này đã bị chính quyền Donald Trump tìm cách chặt đứt. Trong thời điểm hiện tại, Huawei đang gặp phải rất nhiều khó khăn để có thể vực dậy. Thế nên, biểu tượng bông hoa “Huawei” trên trán Hoa Mộc Lan có thể là sự quảng bá cho ước vọng hồi sinh của một ông lớn công nghệ từng tung hoành ngang dọc.

Biểu tượng trên trán của Mộc Lan liên tưởng đến logo của Huawei. (Ảnh: t/h)

Để tô điểm sự “thần thánh” trong sứ mệnh của Mộc Lan, Disney đã không quên đưa vào biểu tượng tâm linh truyền thống của Trung Quốc: Phượng hoàng. Đáng tiếc, phượng hoàng trong Mulan chỉ giống một con chim khoác trên mình bộ cánh ngũ sắc lòe loẹt, lượn qua lượn lại vô thần. Phượng hoàng là biểu tượng của tái sinh, thế nhưng trong phim không có cái chết nào được tái sinh, có chăng là hy vọng tái sinh của một chính quyền Trung Quốc đang đứng bên bờ sụp đổ. Hay đơn giản là biểu tượng của một hãng truyền thông Trung Quốc, Đài truyền hình Phượng Hoàng, và hãng truyền thông tích cực tuyên truyền cho Trung Quốc, hãng NBC.

Phượng hoàng được thay thế cho nhân vật rồng đỏ nhỏ trong phiên bản hoạt hình. (Ảnh: t/h)

Tạo hình của Củng Lợi trong phim là phù thủy với hóa thân là đại bàng, một biểu tượng của nước Mỹ. Nhân vật Tiên Nương của Củng Lợi bị ruồng rẫy, cô độc bởi cô có sức mạnh của “khí”, thứ làm nên một chiến binh nhưng không nên tồn tại ở người phụ nữ. Bất kể người phụ nữ nào sở hữu “khí” đều bị coi là phù thủy. Tiên Nương vì để khẳng định giá trị của mình, đã phụng sự cho thủ lĩnh quân Nhu Nhiên. Khát vọng của cô là cất lên tiếng nói nữ quyền, một thông điệp tương tự phong trào kêu gọi bình đẳng giới lan rộng ở Mỹ. Tiên Nương hỗ trợ quân Nhu Nhiên lật đổ vương triều Trung Quốc để soán ngôi. Kết cục là quân nổi dậy thất bại, và Tiên Nương cuối cùng bị chính mũi tên của thủ lĩnh giết chết. Một thông điệp quả thực sẽ làm hài lòng nhà cầm quyền Trung Quốc: Nước Mỹ dẫu có “ma lực” cường đại thế nào, hung hăng ra sao thì cuối cùng cũng giãy chết không chút tiếc thương. Điểm này Lưu Diệc Phi diễn rất “đạt’, bởi khuôn mặt cô hoàn toàn “đơ” trước cái chết của người đã đánh đổi sinh mạng cho mình.

Tạo hình phù thủy Tiên Nương do Củng Lợi thủ vai. (Ảnh: t/h)

Và hiện, phong trào tẩy chay bộ phim Mulan 2020 với hashtag #boycottmulan, ngày càng lan rộng tại Hong Kong, Đài Loan và ngay cả ở Việt Nam. Điểm thúc đẩy làn sóng này lan mạnh chính là lời tri ân của đoàn phim gửi đến 8 cơ quan thuộc chính quyền Trung Quốc, trong đó có Cục Công an Trung Quốc ở Tân Cương, cơ quan thực thi các chính sách giám sát, bức hại tín đồ Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Một số cảnh quay trong Mulan được thực hiện ở Tân Cương. Theo Vogue, các phân đoạn Tân Cương của bộ phim được quay ở “cồn cát của sa mạc Mingsha Shan” “ngôi làng Mazar bằng đất sét ở thung lũng Tuyuk”. Theo nhà báo Shawn Zhang, “Trại cải tạo số 87” ở Tân Cương nằm ở huyện Shanshan, cách nơi quay phim chỉ 7km.

Để đáp lại lời cám ơn mà Disney dành cho chính quyền ĐCSTQ ở Tân Cương, Chủ tịch ETNAM Salih Hudayar viết:

“Bằng cách quay bộ phim ở Turpan, Đông Turkistan, nơi có thể có hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung và nhà tù, Disney không chỉ giúp thúc đẩy tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc mà còn giúp ĐCSTQ minh oan cho nạn diệt chủng mà người Duy Ngô Nhĩ phải đối mặt, đồng thời coi người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc Turkic khác ở Đông Turkistan là “man rợ” và là kẻ thù của Trung Quốc và người Trung Quốc.”

Phần credit phim Mulan gây phẫn nộ khi cảm ơn nhiều cơ quan thuộc chính quyền Tân Cương. (Ảnh chụp màn hình)

Với tất cả những biểu tượng và thông điệp được nhắc đến trên đây và có thể còn nhiều hơn nữa, đủ để cho thấy Mulan 2020 một bộ phim tuyên truyền cho ĐCSTQ hơn là tuyên dương văn hóa truyền thống Trung Hoa. Bởi điểm cốt yếu trong câu chuyện về Mộc Lan là chữ hiếu, là nỗi dằn xé của một cô gái đã quyết định tòng quân thay cha, là những khó khăn khi phải che giấu thân phận để sống giữa những người đàn ông. Đây quả thực là một nỗi ám ảnh đối với phụ nữ thời xưa. Rộng hơn nữa là ước mơ chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình của Mộc Lan, bởi khi đó cô sẽ được trở về nhà để phụng dưỡng cha mẹ, giữ trọn đạo làm con, làm một người phụ nữ của gia đình như thiên chức mà cô được trao. 

Dẫu 12 năm xông pha nơi trận mạc, lập vô số chiến công, nhưng khi trở về Mộc Lan đã khước từ danh vị tướng quân, bởi lẽ cô đã vì chữ hiếu mà xông pha nên cũng sẽ vì chữ hiếu mà trở về. Và hơn hết, tận sâu trong tâm can của người nữ chiến binh anh dũng và quả cảm ấy là hình tượng trọn vẹn của một người phụ nữ truyền thống, một người phụ nữ yếu mềm, nhưng có thể cứng cỏi để gồng gánh trọng trách nếu đó là vì trách nhiệm và vì những người mà họ thương yêu. Được trở về nhà đối với Mộc Lan còn là sự trở về của thiên tính người phụ nữ, được cởi bỏ lớp giáp sắt và những lớp áo che giấu con người thật của cô.

Không thể nói Mulan phiên bản live-action của Disney là bộ phim thành công, nhưng thành công hay không cũng không quan trọng ngay cả với người trong cuộc, bởi có thể ở một góc khuất nào đó nó đã được chọn để biến thành công cụ tuyên truyền chứ không phải là một bom tấn kiếm doanh thu. Trong thời cuộc quá nhiều biến động này, để tìm kiếm một bộ phim truyền tải chân thật nội hàm văn hóa truyền thống Trung Hoa là điều khó khăn. Những toan tính về chính trị kinh tế đã xâm chiếm phần lớn tư tưởng con người, khiến họ mất khả năng nhận biết và cảm nhận chân giá trị của văn hóa truyền thống.

Dung Nhân

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Tu thân

    Tu thân

x