Doanh nghiệp Mỹ tại Hồng Kông đứng ngồi không yên trước luật an ninh quốc gia của Trung Quốc
Theo một khảo sát kinh doanh công bố ngày 3/6, nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Hồng Kông đã bày tỏ quan ngại, về quyết định thi hành luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung Quốc lên đặc khu.
Chính quyền Bắc Kinh đã thông qua dự luật, sau cuộc bỏ phiếu mang tính hình thức của cơ quan lập pháp ngày 28/5. Điều luật đã vấp phải sự chỉ trích quốc tế vì đe dọa quyền tự trị và tự do của Hồng Kông, một vấn đề vốn được bảo đảm vào năm 1997, khi Anh trao trả chủ quyền đặc khu cho Trung Quốc.
Điều luật sẽ cấm các hành vi mà chính quyền Trung Quốc cho là có liên quan đến việc ly khai, đảo chính, khủng bố và can thiệp nước ngoài.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông đã khảo sát 180 người, tức 15% tổng thành viên trong hai ngày 1/6 và 2/6. Phần lớn những đối tượng được thăm dò là các doanh nghiệp Hoa Kỳ, hơn 30% còn lại là các doanh nghiệp và công ty tại Hồng Kông đến từ các quốc gia khác.
Khảo sát cho thấy, bà Tara Joseph – Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ nhận định: “Hơn một nửa người tham gia khảo sát cho biết, họ lo ngại hoặc khá lo ngại trước luật an ninh quốc gia, trong khi đó gần một nửa người phản hồi rằng, họ cảm thấy bi quan về viễn cảnh lâu dài của đặc khu”.
53,33% người tham gia cho biết họ “rất lo ngại” và 30% cho biết họ “khá lo ngại” về luật an ninh quốc gia.
Tổ chức cũng ghi nhận những quan ngại cụ thể từ các thành viên trực thuộc. Một thành viên giấu tên khẳng định: “Nó [điều luật] có thể hạn chế các quyền tự do dân sự cơ bản, làm xói mòn các quy trình và quy định lập pháp sắp tới, dẫn đến xung đột công khai và phá hủy tín nhiệm của chính phủ đương nhiệm”.
Một thành viên khác cho biết: “Điều luật sẽ phá hủy môi trường kinh doanh tại Hồng Kông – nơi từng là một môi trường tự do với với hệ thống pháp lý, tài chính và lập pháp công bằng”.
Khi được hỏi liệu tiến trình kinh doanh tại Hồng Kông có bị ảnh hưởng bởi luật an ninh hay không? 60% người phản hồi cho biết, họ tin rằng sẽ bị ảnh hưởng. Một người tham gia khảo sát viết: “Động thái này có thể sẽ gây nên việc dòng vốn chảy ra và giảm đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông, điều này cũng sẽ gây ra sự thiếu hụt việc làm cho người dân Hồng Kông.”
Khi được hỏi về những điều quan ngại nhất với điều luật, 64.44% người phản hồi cho biết, họ lo ngại về “sự không rõ ràng trong phạm vi áp dụng và thực thi điều luật”. Trong khi đó, 56.67% người phản hồi cho hay, họ lo ngại về tác động của điều luật tới hệ thống tư pháp độc lập của đặc khu.
Chính quyền Trung Quốc dự kiến sẽ soạn thảo các chi tiết cụ thể của điều luật trong vài tháng tới.
70.56% người phản hồi cho biết họ không có dự định di chuyển khối tài sản, hoặc hoạt động kinh doanh ra khỏi đặc khu. Số còn lại thì đang xem xét việc di dời hoạt động kinh doanh sang Tokyo, Đài Bắc, Sydney, Bangkok, London và Hoa Kỳ.
48.33% chia sẻ, họ cảm thấy bi quan về tương lai của khu vực bất kể về trung hạn hay dài hạn, trong khi đó 36.67% cho biết họ cảm thấy bi quan với viễn cảnh ngắn hạn của Hồng Kông sắp tới, nhưng lại tự tin về viễn cảnh trung hạn và lâu dài của đặc khu.
Cuộc khảo sát cũng đề cập đến quyết định thu hồi các đặc quyền thương mại, dành cho Hồng Kông của Tổng thống Donald Trump theo quy định luật pháp Hoa Kỳ. 73.89% cho biết họ sẽ “chờ xem” diễn biến sự việc, trong khi 18.33% dự định sẽ cắt giảm đầu tư vào đặc khu.
Thủ tướng Anh – Vladimir Johnson cũng đã viết trong một bài xã luận công bố trên tờ South China Morning Post, ông khẳng định sẽ thay đổi các tiêu chí nhập cư của Anh Quốc nếu luật an ninh quốc gia được thực thi tại Hồng Kông.
1/ #Hongkongers welcome @BorisJohnson’s visa offer to 3 million #HongKong citizens, at the time when #Beijing government completely ignores the will of #HKers and unilaterally imposes the draconian #nationalsecuritylaw over the city.
— Joshua Wong 黃之鋒 😷 (@joshuawongcf) June 3, 2020
Ông Johnson cho biết khoảng 350 nghìn người tại Hồng Kông đang sở hữu hộ chiếu quốc gia Anh (ở nước ngoài) và 2,5 triệu người Hồng Kông khác đủ điều kiện để đăng ký hộ chiếu này.
Những người dân Hồng Kông sinh ra trước giai đoạn đặc khu được bàn giao chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997 đều có hộ chiếu này.
“Nếu Trung Quốc thi hành luật an ninh quốc gia, chính phủ Anh sẽ thay đổi tiêu chí nhập cư, đồng thời cho phép những ai đang ở Hồng Kông sở hữu hộ chiếu được quyền đến Anh… và sẽ được cấp cho các quyền nhập cư khác, bao gồm quyền được làm việc tại quốc gia, một yếu tố củng cố cho tiến trình nhận quyền công dân”, ông Johnson nêu rõ.
Vị Thủ tướng Anh cảnh báo rằng, luật an ninh quốc gia sẽ “hạn chế quyền tự do của Hồng Kông và làm xói mòn nghiêm trọng quyền tự trị của khu vực”.
Ngày 2/6, Bộ trưởng Ngoại giao Anh – Dominic Raab đã đưa ra ý kiến tương tự về phương án nhập cư trước Hạ viện Anh.
Việt Anh (theo Epoch Times)