Điều TQ không muốn tiết lộ: Cần bao nhiêu máu cho những vụ phóng tên lửa “thành công”?
Gần đây, truyền thông nước ngoài đã thu thập được hai tài liệu nội bộ cho thấy: ĐCSTQ đang che giấu những tai nạn, và lo lắng ẩn chứa đằng sau trong khi tuyên dương “thành tựu” của ngành hàng không vũ trụ.
Thời báo Epoch Times nắm trong tay một tài liệu nội bộ với tựa đề: “Tổng hợp các sự kiện xảy ra vào tháng 7/2020”. Tài liệu cho thấy, trong tháng 7 cả nước (Trung Quốc) xảy ra 4 vụ tai nạn – cấp độ 4, trong đó có 3 vụ tai nạn giao thông và 1 vụ do sốc nhiệt, tổng số có 15 người bị thương và 3 người đã tử vong.
Tài liệu cho thấy, sự cố sốc nhiệt xảy ra tại Căn cứ phóng xạ Hàng không Vũ trụ ở thị trấn Long Lâu, thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam vào lúc 14h25’ ngày 23/7, khiến 6 người bị thương. Sau đó Thành phố phải điều động 6 xe cứu thương và 18 nhân viên cứu hộ đến hiện trường.
Trên trang web chính thức của Tân Hoa xã, lúc 12h41 ngày 23/7 đưa tin, bãi phóng xạ hàng không Văn Xương đã sử dụng tên lửa vận chuyển Long March 5, để khởi động nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa đầu tiên của Tàu thăm dò phóng xạ không trung “Tianwen-1”. Theo các phương tiện truyền thông chính thức, lần phóng này đã “đưa tàu thăm dò vào quỹ đạo định trước một cách thành công”.
Bài viết dẫn lời của nhà bình luận chính trị Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng, sự cố sốc nhiệt xảy ra cùng địa điểm và thời gian với vụ phóng tên lửa, nhưng báo cáo của quan chức ĐCSTQ lại che giấu nguyên nhân đằng sau gây ra sự cố sốc nhiệt.
Sốc nhiệt dùng để chỉ những bệnh nhân bị rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương khi thân nhiệt quá cao. Nói chung, sốc nhiệt là giai đoạn nghiêm trọng nhất sau cảm nắng, có thể dẫn đến tử vong.
Sự cố sốc nhiệt nói trên khiến 6 người bị thương, và có quy mô không hề nhỏ. Tuy nhiên các phương tiện truyền thông chính thức chỉ tuyên bố rằng, vụ phóng tên lửa đã thành công, mà không đề cập về vụ tai nạn, cũng không quan tâm đến việc 6 người có chuyển biến tốt hơn không, và có để lại di chứng không,… vv.
Ngoài ra, tờ Epoch Times cũng nhận được một thông báo nội bộ từ Trung tâm huyết dịch tỉnh Hải Nam rằng, trước khi tên lửa Long March 5 được phóng vào năm 2019. Chính quyền Trung Quốc đã phát động một chiến dịch có tiêu đề, “Dự án đảm bảo sử dụng huyết dịch y tế, cho nhiệm vụ phóng tên lửa Long March 5 của căn cứ phóng tên Văn Xương” (gọi tắt là “dự án”).
Theo báo cáo chính thức của các phương tiện truyền thông, tên lửa vận chuyển Long March 5 đã được kích hoạt và cất cánh tại Bãi phóng Không gian Văn Xương vào ngày 27/12/2019. Nhưng “Dự án” mà Epoch Times có được thông tin trong tay, được đưa ra vào ngày 20/12/2019, và kèm theo đó là một kế hoạch cho các sự cố khẩn cấp.
“Dự án” yêu cầu thu thập mô và cung cấp máu cho cơ sở y tế ở tỉnh Hải Nam, phải đảm bảo nguồn máu đủ và an toàn cho việc phóng tên lửa Long March 5 tại Căn cứ phóng tên lửa Văn Xương (27 – 29/12/2019).
Để đáp ứng điều này, Trung tâm huyết dịch tỉnh Hải Nam đã thành lập nhóm nhỏ lãnh đạo để đảm bảo nguồn máu, do Giám đốc trung tâm – Phù Sách Anh là tổng chỉ huy. Đồng thời kích hoạt cơ chế cảnh báo kho máu, để có biện pháp cảnh báo và cấp cứu sớm khi lượng máu dự trữ thấp hơn lượng máu cảnh báo thấp.
“Thang kiểm kê hợp lý máu dương tính RH (D)” trong “dự án” cho thấy, lượng máu tồn kho tối thiểu là 1550u (1u = 200ml) cho loại A, loại 0, loại AB và loại B, tương đương với 310 lít.
Lý Lâm Nhất đặt ra nghi vấn, xét từ lượng máu lưu trữ tối thiểu, cần chuẩn bị bao nhiêu lượng máu cho người thương vong?
Trong những năm gần đây, hàng không vũ trụ của ĐCSTQ đã xảy ra nhiều vụ tai nạn. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thống đối với các vụ tai nạn phóng tên lửa đều nhắm mắt bỏ qua, chưa bao giờ đề cập đến.
Việt Anh
Theo m.soundofhope.org