Điểm lại 10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc

05/04/16, 14:54 Cổ Học Tinh Hoa

Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới với hàng trăm môn võ cùng những đại cao thủ “xuất thần nhập hóa”. Sau đây là 10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Điểm lại 10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc.1
Danh y Hoa Đà. (Ảnh: Internet)

Những cái tên dưới đây không hẳn ai ai cũng biết, nhưng điều khó hiểu nhất là tại sao Hoa Đà lại đứng đầu trong danh sách này, một thầy thuốc danh tiếng từ lúc nào lại lọt vào hàng ngũ võ lâm?

1. Hoa Đà – danh y thời Đông Hán

Nhắc đến Hoa Đà, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một danh y tinh thông y thuật nhưng ít ai biết rằng, ông cũng là một võ sư. Hoa Đà là cha đẻ của “Ngũ Cầm Hí” (một bài khí công cổ đại, mô phỏng điệu bộ của năm loài thú là cọp, nai, gấu, khỉ và chim) – môn võ  thuật sớm nhất ở Trung Quốc. Do vậy, có nhiều người suy tôn ông là người sáng lập võ thuật Trung Hoa.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 2Vài thế võ trong “Ngũ Cầm Hí”

Môn võ cổ xưa này được ghi chép lại trong “Hậu hán thư” và “Tam Quốc chí”. Trong sách “Dưỡng sinh diên mệnh lục” thời Nam bắc triều cũng từng nhắc đến “Ngũ Cầm Hí”. Mỗi cầm hý là tập hợp 1 số động tác dựa theo từng hành trong ngũ hành và đặc điểm các cơ quan nội tạng, khí huyết, kinh mạch.

2. Nhạc Phi – chiến tướng thời Nam Tống

Nhạc Phi sinh ra ở Hiếu Đễ, thôn Vĩnh Hà, huyện Thang Âm, Tương Châu, Định Phủ Lộ, tỉnh Hà Bắc , năm thứ 2 Sùng Ninh Bắc Tống Huy Tông.

Theo “Thang Âm huyện trí”, khi chưa trưởng thành Nhạc Phi đã có thể nâng được cây cung nặng 150 kg, có thể kéo được chiếc nỏ nặng khoảng 440 kg. Nhạc Phi võ thuật cao cường, không thua kém các sư phụ của mình như danh sư Chu Đồng (bắn cung), Trần Quảng (đao thương và quyền thuật. Chỉ trong thời gian ngắn, Nhạc Phi đã là người giỏi võ nhất huyện

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 3
Danh tướng Nhạc Phi. (Ảnh: Internet)

Nhạc Phi giỏi đánh trận. Dù là tướng quân nhưng ông luôn lĩnh ấn tiên phong, đi đầu hàng ngũ. Từ Bắc vào Nam, Nhạc Phi đã kinh qua không biết bao trận chiến. Trong “Ngũ nhạc từ minh ký” viết: “Ta đến từ phía bắc sông, khởi nghiệp ở Đài Châu, từng tham gia hơn 200 trận chiến”. Có lần, dù được quân lính và các tướng ngăn cản, Nhạc Phi vẫn lao lên một mình truy đuổi địch và hạ sát thành công tướng lĩnh quan trọng của quân Kim. Nhưng đây cũng là trận chiến cuối của ông.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 4
Mẹ Nhạc Phi viết 4 chữ “Tận Trung Báo Quốc” trên lưng con. (Ảnh: Internet)

Sau khi trở về từ chiến trường đánh Kim, Nhạc Phi bị gian thần Tần Cối vu vạ, quy tội mưa phản. Ông kết thúc cuộc đời trung quân, ái quốc ở tuổi 39.

Vượt qua nhiều đại cao thủ khác, Nhạc Phi được người đời tôn sùng, gọi là Vũ Thánh. Tài thao lược, cận chiến phi phàm và nhân cách, phẩm giá, lòng yêu nước của tướng quân Nhạc Phi thật sự là một biểu tượng cho tài năng , đức độ của một vị chiến tướng.

3. Trương Tam Phong –  người sáng lập ra phái Võ Đang 

Trương Tam Phong là người hành tung vô địch và là một đạo sĩ thần bí. (Ảnh: Internet)
Theo ghi nhận của cổ thư Trung Hoa, Trương Tam Phong là một người có hình dung cổ quái, tóc dài, râu rậm, mặt đỏ, môi thắm, ăn khỏe như cọp, đi nhanh như gió cuốn. Tương truyền, Trương Tam Phong vài ngày, thậm chí vài tuần mới ăn cơm một lần nhưng vẫn ung dung tự tại sống nhờ các bài võ, khí công. Ông thường chu du trên núi, ngả lưng trên mây tuyết “như người ở chốn thần tiên” và có hành tung rất bí ẩn.

Những năm Chính Đức (1506-1521), Lý Tính Chi thời Minh Vũ vào núi Võ Đang thì bắt gặp Trương Tam Phong, tính đến lúc ấy đã …250 tuổi.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 6
Cố diễn viên Vu Thừa Huệ thủ vai Trương Tam Phong trong “Ỷ thiên Đồ long ký”. (Ảnh: Internet)

Trương Tam Phong còn sáng tạo ra 1 bộ võ học có tên là Cửu Tiêu Chân Kinh trước khi sáng tạo ra Thái Cực Quyền Và Thái Cực Kiếm. Cửu Tiêu Chân Kinh gồm 9 chương tu luyện nội công, điển tịch võ học này sử dụng cương nhu nhị kình (giống như Thái Cực) để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn, sức mạnh được sánh ngang Dịch Cân Kinh.

Ông từng xuất hiện trong 2 bộ truyện “Thần điêu hiệp lữ” và “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung và được đánh giá là một trong những đại cao thủ võ lâm trong thế giới võ hiệp Kim Dung.

4. Trương Tùng Khê – sáng lập phái Võ Đang Tùng Khê

Trương Tùng Khê người huyện Ngân (Triết Giang) sống thời nhà Minh. Vào những năm Gia Tĩnh, ông nổi tiếng khắp vùng nhờ Nội gia quyền. Công pháp nội gia tập trung vào đỡ đòn, chống cự và chỉ ra đòn phản công khi gặp nguy cấp. Quyền của ông chỉ truyền cho đệ tử thập nhất, không truyền cho người ngoài.

Trong bộ truyện “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung, Trương Tùng Khê là đệ tử thứ 4 của Trương Tam Phong, đứng thứ 4 trong thất hiệp Võ Đang và được đánh giá mưu trí hơn người.

5. Thích Kế Quang

Thích Kế Quang là vị chiến tướng rất thành thạo sử dụng các loại binh khí như côn, đao, thương, xiên, bừa, kiếm, kích, cung, tên, lá chắn nhưng vẫn rất giỏi quyền pháp và cho rằng mọi người học võ cần học quyền pháp cho tay chân nhanh nhẹn, phản xạ linh hoạt – là điều căn bản của võ học.

Ông luyện quyền “thân pháp đơn giản, thủ pháp linh hoạt, cước pháp nhẹ nhàng, thối pháp bốc cao”, đạt đến cảnh giới cao siêu “mọi thế đều thành, chiến thắng mọi kẻ địch”. Ông tham khảo trường quyền 32 thức của Tống Thái Tổ, lục bộ quyền, hầu quyền và hành quyền 72 thức của Ôn gia, 36 thức khóa, 24 thức thám mã, 8 thức lật mình, v.v.. Đồng thời ông cũng dung hợp chiêu pháp của các phái để sáng tạo bộ quyền pháp hoàn chỉnh có giá trị thực tiễn gọi là “Thích gia quyền” với 5 lại quyền đè, đánh, ngã, nắm và đá.

Thích Kế Quang còn nghiên cứu sâu về thương pháp, côn pháp và luôn có ý thức học hỏi võ thuật nhiều nơi khác, kể cả từ quân Nhật Bản.

10 đại cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc - Phần 1 - Ảnh 7
Bộ tem danh tướng Thích Kế Quang. (Ảnh: Internet)

Trong một lần giao chiến, Thích Kế Quang thu được một quyển “Kiếm cổ Nhật Bản” rồi chỉnh sửa phát triển thành “Đao pháp Tân Dậu” giúp chặn đứng đao của quân Oa (Nhật Bản).

Ông có viết “Kỷ hiệu tân thư” – một cuốn sách vô giá về võ thuật Trung Hoa, nơi tập hợp những ghi chép, nghiên cứu tinh thâm của ông giữa kỹ thuật đối kháng và quyền pháp tăng cường sức khỏe.
Sau này, Thích Kế Quang còn đảm nhận trọng trách bảo vệ kinh thành. Năm 1587, ông mất vì bệnh tật.

6. Võ thuật gia Cam Phượng Trì

Cam Phượng Trì (người Nam Kinh, Giang Tô) là cao thủ võ thuật nổi tiếng thời nhà Thanh. Là trẻ mồ côi từ bé, thưở nhỏ Cam Phượng Trì rất ham luyện võ công và thích kết giao với người trong giang hồ, nức tiếng một vùng. Tương truyền ông có sức khỏe hơn người, có thể nâng 1 con trâu.

Khi đó thành Dư Diêu, Chiết Giang có một võ sư nội gia quyền là Hoàng Bách Gia, ông là con trai của nhà tư tưởng và sử học nổi tiếng Hoàng Tông Hi. Nghe tin có tiểu anh hùng Cam Phượng Trì đến vùng thì tìm gặp và nhận làm đồ đệ sau khi kiểm tra vài đường quyền. Chỉ sau 3 năm kiên trì tập luyện, Cam Phượng Trì đã lĩnh hội gần hết toàn bộ võ công của sư phụ. Nghe lời Hoàng lão sư phụ, Cam Phương Trì trở thành người thầy nhân nghĩa, làm rất nhiều việc cứu nhân độ thế.

Sau này ông còn theo học Nhất Niệm hòa thượng học quyền pháp Thiếu lâm, bắt đầu đi khắp nơi hành hiệp, trượng nghĩa. Giới giang hồ xưng tụng ông là “Giang Nam Đại hiệp” . Nhân vật nghĩa sĩ Phượng lão gia trong “Nho lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử lấy nguyên mẫu từ chính ông.

Cam Phương Trì là người có tư tưởng “Phản Thanh phục Minh”. Tương truyền, ông từng giúp Lữ Tứ Nương vào cung vua, ám sát Ung Chính nhưng câu chuyện này đến nay vẫn là bí ẩn lịch sử.

7. Đổng Hải Xuyên

Đổng Hải Xuyên sinh năm Gia Khánh nhà Thanh (1797-1882), người Mễ Gia huyện Văn An tỉnh Hà Bắc . Một lần tình cờ, Đổng Hải Xuyên gặp Vân Bàn lão tổ và theo học võ công nhiều năm trời. Khi chào từ biệt đồ đệ Hải Xuyên, sư phụ Vân Bàn còn tặng ông 2 chiếc chùy và dặn” “Võ nghệ của con đã thuộc hàng cao thủ nhưng chưởng pháp vẫn cần phải hoàn thiện và phát triển”.

10-dai-cao-thu-vo-lam-co-that-trong-lich-su-trung-quoc-58-180924

Cao thủ võ lâm Đổng Hải Xuyên. (Ảnh: Internet)

Nghe lời sư phụ, Hải Xuyên ra sức luyện võ, nghiền ngẫm và phát triển “Bát quái chưởng” lên mức thượng thừa. Chưởng pháp lợi hại này đã được truyền qua nhiều thế hệ đến tận ngày nay.

Đổng Hải Xuyên sống rất thọ, khi sắp lìa đời vẫn nằm trên giường tay múa quyền pháp đầy uy lực rồi mới trút hơi thở cuối cùng.

8. Đại Đao Vương Ngũ

Vương Ngũ tên thật là Vương Chính Nghị, tự là Tử Bân, nguyên quán Thương Châu, Hà Bắc, người dân tộc Hồi. Vương Ngũ đao pháp điêu luyện, cốt cánh phi phàm nên được người đời tôn kính gọi là “Đại đao Vương Ngũ”.

Thưở thiếu niên, Vương Ngũ vì muốn bái Lý Phương Cương làm thầy mà đã quỳ ngày đêm trước cửa nhà Lý sư phụ, mong được làm đồ đệ. Trước tấm lòng hiếu học võ nghệ của Vương Ngũ, Lý Phượng Cương đã truyền dạy võ công cho ông. Chỉ mấy năm sau, võ công của Đại Đao Vương Ngũ đã ngang ngửa sư phụ.

Sinh thời, Vương Ngũ một đời hành hiệp trượng nghĩa, ủng hộ các phong trào yêu nước và là một trang anh hùng hào kiệt ưu tú của Trung Hoa.


Hình ảnh hiếm hoi của Vương Ngũ Đại Đao. (Ảnh: Internet)

Năm 1900, phong trào vận động phản đế ái quốc của Nghĩa Hòa Đoàn nhen nhóm ở phía Bắc. Vương Ngũ và thuộc hạ cùng kề vai sát cánh với quân của Nghĩa Hòa Đoàn tấn công người Tây. Nghĩa Hòa Đoàn hoạt động một thời gian thì suy yếu, Vương Ngũ về Bắc Kinh. Nhưng ông đã bị mật báo dò ra nơi ở và vây bắt. Vì không muốn liên lụy bạn bè, Vương Ngũ nhận mọi trách nhiệm và cuối cùng bị quân Đức tử hình, rồi bêu đầu ở tuổi 56.

Hoắc Nguyên Giáp ở Thiên Tân nghe tin vội đến lẻn hạ đầu của Vương Ngũ xuống, mang đi mai táng trong lòng thương tiếc vô hạn.

9. Hoàng Phi Hồng

Hoàng Phi Hồng là con trai của Hoàng Kỳ Anh, một cao thủ trong “thập hổ Quảng Đông”. Từ năm lên 6, Phi Hồng đã theo cha học võ và mãi võ kiếm tiền, lĩnh hội đầy đủ công phu gia truyền. Sau đó được Lâm Phúc Thành, Tống Huy Thang  truyền thụ cho thiết tuyến quyền, tuyệt chiêu phi đà, vô hình cước, võ nghệ ngày càng cao cường. Sau khi Hoàng Kỳ Anh qua đời, Hoàng Phi Hồng nối nghiệp của cha trở thành một võ sư trẻ nhất phương Nam bấy giờ.

Vì rất thành thạo các tư thế võ hổ nên mọi người thường gọi ông là “Hổ si”. Ông từng được đô đốc Ngô Toàn Mỹ, thủ lĩnh quân Hắc kỳ Lưu Vĩnh Phúc mời huấn luyện võ thuật cho quân đội.

Trong suốt 10 năm tung hoành giang hồ, Hoàng Phi Hồng đã đánh hàng trăm trận chiến, lấp nhiều chiến công hiển hách. Với các đệ tử của mình, ông luôn dặn dò “lấy võ đức làm trọng. Ngoài tinh thần thượng võ, Hoàng Phi Hồng là người rất yêu nước. Khi còn sống, ông thường kêu gọi chính nghĩa bênh vực kẻ yếu, cứu nhân độ thế. Có rất nhiều giai thoại về cuộc đời của ông, là tấm gương cho hậu thế noi theo.

10. Hoắc Nguyên Giáp

Hoắc Nguyên Giáp (18/1/1868 – 14/9/1910), tự là Tuấn Khanh, nguyên quán ở An Lạc Đồn, Đông Quang, tỉnh Hà Bắc (thuộc Thương Châu), người Hán.

Hoắc Nguyên Giáp nổi tiếng với võ nghệ cao cường và lòng yêu nước, thương nòi. Năm 1901, Hoắc Nguyên Giáp đã ra khiêu chiến với một võ sĩ người Nga sau khi tên võ sĩ này coi thường võ thuật Trung Hoa, đăng biển rêu rao không có địch thủ và lăng mạ người Trung Quốc là “Đông Á bệnh phu”. Thông qua người phiên dịch, tên võ sĩ người Nga được nghe danh tiếng lẫy lừng của Hoắc đại hiệp nên từ chối tỉ thí, chấp nhận đính chính, xin lỗi trên các mặt báo.

Võ sư Hoắc Nguyên Giáp. (Ảnh: Internet)

Tháng 9/1910, Hội Judo Nhật mang 10 đại cao thủ sang tỉ thí với Hoắc Nguyên Giáp tại “Trung Quốc tinh võ thể thao hội”. Hoắc Nguyên Giáp anh dũng vô song, đánh bại hết các cao thủ xứ Phù Tang. Sau trận đấu, người Nhật tổ chức tiệc rượu mờ Hoắc võ sư. Không ngờ, Hoắc Nguyên Giáp đã bị ai đó lẻn đầu độc, ho khạc tại bàn và tử vong vài ngày sau đó, hưởng dương 42 tuổi.

Sau khi Hoắc Nguyên Giáp qua đời, các đệ tử của Tinh võ môn và các nhân sĩ võ thuật đã long trọng tổ chức lễ tưởng niêm rồi mới mai táng ông. Năm 2009, Chính quyền thành phố Thiên Tân đã đổi tên thị trấn Hà Nam quê ông thành thị trấn Tinh Võ để tưởng nhớ vị võ sư ái quốc nổi tiếng trong và ngoài nước này.

Theo Vntinnhanh/ Đại Đoàn kết

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x