“Đây là những bức ảnh đẹp nhất tại nhân gian” – Chuyện của nhiếp ảnh gia 10 năm ghi chép huy hoàng

12/05/20, 14:13 Thế giới

Ngày 13/5 hàng năm là một ngày đặc biệt đối với mỗi người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công). Đối với tất cả các học viên Pháp Luân Công thuộc mọi dân tộc rải rác trên khắp thế giới mà nói, ngày này là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới”; ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế gian; là ngày sinh nhật của Đại sư Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công.

Ngày 13/5 hàng năm là một ngày đặc biệt đối với mỗi người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công).
Ngày 13/5 hàng năm là một ngày đặc biệt đối với mỗi người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công). (Ảnh qua DKN)

Ngày này cũng là ngày bận rộn nhất của nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Trung Quốc Đới Binh, giám khảo của cuộc thi Nhiếp ảnh người Hoa trên Toàn cầu do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) tổ chức, bản thân ông cũng là một học viên Pháp Luân Công. 

Trong mười năm qua, cứ vào ngày 13/5, Đới Binh lại mang tất cả các thiết bị chụp ảnh của mình, leo lên thang, đứng giữa đường phố Manhattan, New York, chụp lại toàn cảnh diễu hành của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong ngày kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới, sử dụng ống kính của mình để ghi lại giai đoạn lịch sử đặc biệt đầy huy hoàng này.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Trung Quốc Đới Binh, giám khảo cuộc thi Nhiếp ảnh người Hoa trên Toàn cầu do Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) tổ chức. (Ảnh qua Epoch Times)

Ông nói rằng, trong hơn 30 năm sự nghiệp nhiếp ảnh của mình, những bức ảnh về các hoạt động và các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp là “những bức ảnh đẹp nhất” mà ông đã chụp trong đời.

Là một nhiếp ảnh gia xuyên biên giới, Đới Binh có một con mắt nghệ thuật tinh tường. Ông đặc biệt yêu thích nhiếp ảnh, đã tạo và chụp ảnh chân dung, đám cưới, tin tức, phim tài liệu, phong cảnh và các tác phẩm nhiếp ảnh khác. Ông cũng đã chụp không dưới 100.000 bức ảnh trên đường phố Manhattan. 

Học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố
Học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố Manhattan. (Ảnh qua Tân Sinh)

Tuy nhiên, Đới Binh nói rằng, khi chụp ảnh các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp thì không cần phải chỉnh sửa, bởi vì “bản thân họ đã quá đẹp rồi”. Đó là “những gì chân thực nhất”.

“Mỗi lần tôi đứng ở trung tâm thế giới (Manhattan), đưa máy ảnh lên, nhìn thấy đoàn đệ tử Đại Pháp mặc những bộ trang phục lễ hội rực rỡ, lúc thấy đoàn nhạc Thiên Quốc Nhạc Đoàn đi tới, tôi thực sự thấy chấn động tâm can”, ông nói.

Học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố Manhattan. (Ảnh qua Tân Sinh)
Học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố Manhattan. (Ảnh qua Epoch Times)

“Chúng tôi không chụp hình các đệ tử Đại Pháp theo cách mà các nhiếp ảnh gia khác thường làm, như là phải ‘đặc tả’, phải ‘ấn tượng’, mà chúng tôi sẽ ghi lại vẻ đẹp tường hòa, tốt đẹp và thù thắng của tất cả họ. Nó hoàn toàn khác với các nhiếp ảnh gia thông thường. Chúng tôi ghi lại là sự tốt đẹp và bình hòa mà tất cả các đệ tử Đại Pháp mang theo trên mình, cùng với vẻ đẹp chân chính toát ra từ nội tâm của họ”.

Đới Binh nói rằng, khi chụp ảnh, ông cũng chụp những bức ảnh không phải là các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những bức ảnh đó ông nhìn một cái liền có thể nhận ra, bởi vì ông phát hiện “Hầu hết mọi người sẽ không có được sự tường hòa và bình tĩnh trong ánh mắt như các đệ tử Đại Pháp, trường mang trên thân không giống nhau, biểu hiện cũng khác nhau”.

Toronto: Diễu hành và Mít tinh mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế ...
Các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ diễu hành tại Toronto để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. (Ảnh qua Minh Huệ Net)

Sau khi xuất bản nhiều bộ sưu tập ảnh, tổ chức triển lãm ảnh cá nhân, đi qua thế giới phồn hoa rực rỡ, Đới Binh quyết định lấy việc chụp ảnh các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp là mục tiêu chính trong sự nghiệp của mình.

“Tôi cảm thấy các hoạt động của Đại Pháp và các học viên Đại Pháp là đẹp nhất, bởi vì họ đang phản bức hại, phơi bày những lời dối trá của ĐCSTQ và để mọi người nhận ra sự tà ác của ĐCSTQ. Vấn đề này rất quan trọng”. Đới Binh nói, trước đây mọi người đều nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của ĐCSTQ, bây giờ dịch bệnh giáng xuống, mọi người đã nhận ra rằng những gì các đệ tử Đại Pháp đã làm trong hai thập kỷ qua là điều có ý nghĩa nhất đối với nhân loại.

các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Công viên Liên Hợp Quốc ở Manhattan, New York.
Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Công viên Liên Hợp Quốc ở Manhattan, New York. (Ảnh qua Epoch Times)

Hồi tưởng lại “ngày 13/5” ở New York trong một thập kỷ qua

Tháng 5/2020, virus Vũ Hán hoành hành khắp thế giới, tiểu bang New York đã ra quy định người dân ở trong nhà để tránh dịch, vì vậy ngày 13/5 năm nay sẽ không có các hoạt động diễu hành trên quy mô lớn.

Đới Binh đang ngồi trước máy tính, nhìn lại những bức ảnh của ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5 được chụp trong mười năm qua, cảm xúc dâng trào, cảm khái khôn nguôi.

Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công diễu hành trên Đường 42, thành phố New York, Mỹ, để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. (Ảnh qua Epoch Times)

Ông nhìn thấy trên những bức ảnh đó, là nụ cười trên khuôn mặt của mỗi người, trang phục tươi sáng và các chương trình biểu diễn vui tươi sống động. Sự khác biệt là ngày càng nhiều người, đoàn người ngày càng lớn hơn, và ngày càng nhiều trang phục dân tộc với nhiều màu sắc khác nhau.

Đới Binh nhớ lại, từ nhiều năm trước, mỗi năm ở New York đều có một hoạt động kỷ niệm ngày 13/5 được tổ chức bởi các học viên địa phương. Vào năm 2012, khi ngày 13/5 của New York đã trở thành một hoạt động kỷ niệm của các đệ tử Đại Pháp trên khắp thế giới thì số người diễu hành đã tăng vọt lên 8.000 người, và sau đó là 10.000 người.

Celebrando el Día Mundial de Falun Dafa en Nueva York, Chicago y ...
Học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường phố Manhattan. (Ảnh qua Epoch Times)

“Tôi đã chụp ảnh rất nhiều năm như vậy, từ đầu đến cuối, đặc biệt là sau năm 2012, khi tôi đang chụp ảnh các đệ tử Đại Pháp diễu hành ở Quảng trường Thời đại ở Manhattan, tôi đã thấy từng nhóm người sát cánh bên nhau, mỗi một nhóm người đi qua đều có mang theo biểu ngữ đại diện cho quốc gia của họ, nào là ‘Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc’, ‘Pháp Luân Đại Pháp tại Việt Nam’, Iran,  Iraq,  châu Âu, châu Phi v.v. Nhìn thấy Đại Pháp hồng truyền khắp thế gian, điều đó thật tốt đẹp và đáng kinh ngạc. Tôi thực sự rất cảm động”.

Mỗi khi đến dịp này, ông đều tự nhủ trong lòng: “Tôi là một nhiếp ảnh gia, tôi là người ghi chép lịch sử, tôi nhất định phải ghi lại những khoảnh khắc đẹp này lưu lại cho con người, họ chắc chắn sẽ vô cùng trân quý”.

Cơn bão hướng về phía New York nhưng cuối cùng lại vòng sang hướng khác

Trong lịch sử các lời tiên tri của phương Đông và phương Tây đều đề cập đến thời khắc “người và Thần cùng tồn tại”, người ta không biết rốt cuộc là nói đến thời điểm nào. Đới Binh nói rằng, bản thân ông đã trải nghiệm rất nhiều điều thần kỳ.

Một lần là vào tháng 8/2011, khi cơn bão Irene kéo tới. Dự báo thời tiết cho biết khi cơn bão đổ bộ, nó có thể trở thành một cơn bão cấp hai với tốc độ lên tới 169 km mỗi giờ. Chính quyền thành phố New York chuẩn bị sẵn sàng chờ đợi, lần đầu tiên trong lịch sử tàu điện ngầm phải đóng cửa để tất cả người dân ở trong nhà không đi ra ngoài.

Bão “Irene” đưuọc dự báo sẽ đổ bộ vào bờ biển North Carolina, nhưng sau đó hướng. (Ảnh qua Minh Huệ Net)

Ngày hôm sau, vẫn kịp để các đệ tử Đại Pháp ở New York mở Pháp hội (hội nghị thường niên gặp mặt và chia sẻ của các học viên Pháp Luân Công). Các đệ tử Đại Pháp đã luyện công (5 bài công pháp nhẹ nhàng để rèn luyện thân thể) và ‘phát chính niệm’ (tạm hiểu: Gửi đi những niệm chân chính) ở ngoài trời.

“Thị trưởng thành phố New York nói rằng, cơn bão sẽ đến ngay tức thì, do đó các đệ tử Đại Pháp liền phát chính niệm khiến cơn bão phải nhường đường, chúng ta phải mở Pháp hội”. Đới Binh nói, lúc đó ông cũng có mặt. Kết quả, cơn bão đã vòng qua New York và Pháp hội vẫn tiếp tục diễn ra như bình thường.

“Có thể một số người không tin rằng những gì các đệ tử Đại Pháp nói là sự thật. Họ đang vì con người thế gian mà giảng rõ sự thật. Dù con người thế gian có lắng nghe hay không, họ thực sự đang bảo con người cách tránh khỏi thảm họa”.

Các đệ tử Đại Pháp đã luyện bài công pháp số 2 ở ngoài trời.
Các đệ tử Đại Pháp đã luyện bài công pháp số 2 ở ngoài trời. (Ảnh qua Epoch Times)

Các đệ tử Đại Pháp ngồi bất động dưới mưa

Còn một điều nữa khiến Đới Binh ấn tượng sâu sắc. Vào ngày 13/5/2017, các đệ tử Đại Pháp đang xếp chữ đối diện với trụ sở Liên Hợp Quốc thì đúng lúc trời đổ mưa to. Các đệ tử Đại Pháp đã ở trong mưa xếp chữ trong ba giờ đồng hồ, không có dù hay chiếc áo mưa nào.

“Tôi đang quay phim trên lầu đối diện. Quần áo tôi mặc đều ướt sũng, nhưng họ cứ ngồi dưới mưa như thế, lặng yên bất động. Tôi thực sự cảm động trước sự tường hòa và kiên định của các đệ tử Đại Pháp. Mưa gió nào, bức hại nào của ĐCSTQ cũng không thể động được tâm của họ, và không có gì trên thế gian này có thể lay chuyển được các đệ tử Đại Pháp”.

Đới Binh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, khi đó ông đã là một nhiếp ảnh gia thành công. Là một đệ tử Đại Pháp và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ông lặng lẽ chôn giấu hai tâm nguyện trong lòng. Tâm nguyện thứ nhất là được gặp Sư phụ Lý Hồng Chí để chào hỏi, tâm nguyện thứ hai là được chụp một tấm ảnh cho Sư phụ.

Năm nay, khi ngày 13/5 đang đến gần, ông đặc biệt soạn ra những bức ảnh được chụp trong nhiều năm dành tặng cho Sư phụ và các đệ tử Đại Pháp trên khắp thế giới để cùng nhau chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 13/5/2020.

Manhattan: Parade mit 10.000 Falun-Dafa-Praktizierenden – New ...
Học viên Pháp Luân Công diễu hành trên đường 42 ở Manhattan, thành phố New York để chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh qua Epoch Times)

“Có thể trở thành đệ tử Đại Pháp trong đời này, và có thể trở thành người ghi chép lại những cảnh huy hoàng của Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp trong thời khắc Đại Pháp khai truyền khắp nhân gian, tôi thật là may mắn biết nhường nào, thật là vinh dự biết bao! Lúc này tôi chỉ muốn nói một câu: Cảm tạ Sư Tôn!”.

纽约万人大游行场面震撼众华人倍感自豪| 法轮功| 大纪元

法轮功万人大游行震撼曼哈顿华人感佩

各族裔法輪功學員聚紐約同慶大法日@ 回歸的旅程:: 痞客邦::

明慧週報海外版報紙——明慧網,法輪大法,法輪功,修煉,迫害真相,宇宙,人生 ...

歐美學員雲集聯合廣場歌舞頌法輪大法日| 世界法輪大法日| 李洪志大師 ...

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x