Đạo Đức và Nước Lá Cam

26/03/14, 16:30 Cổ Học Tinh Hoa

Một câu chuyện cổ về sức khỏe của Trung Quốc

Lá cam được sử dụng trong thảo dược Trung Hoa để thanh lọc gan. (Ảnh: sripfoto/photos.com)
Lá cam được sử dụng trong thảo dược Trung Hoa để thanh lọc gan. (Ảnh: sripfoto/photos.com)

Vào thời Trung Quốc cổ đại, các danh y của y học Trung Hoa thường được biết đến bởi sự tu dưỡng nhân cách và đạo đức. Họ thường tránh xa danh lợi và nguyện sẽ dành cuộc đời để cứu độ thế nhân. Tâm huyết cứu người và xoa dịu nỗi đau của người bệnh là nét đặc trưng của rất nhiều câu chuyện truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.

Người xưa lưu truyền một truyền thuyết kể về vị lương y nổi tiếng tên là Tô Đam, sống dưới thời kỳ trị vì thanh bình của Văn hoàng đế triều Hán (206 TCN – 220 SCN) hay còn gọi là Hán Văn Đế. Tô Đam là một lương y rất giỏi, nhưng ông không bao giờ nhận một đồng nào của người bệnh. Vì phẩm chất cao thượng của ông, mọi người gọi ông là Tô Tiên.

Một năm nọ, Tô Đam rời nhà để học hỏi thêm về y thuật. Trước khi rời đi, ông nói với mẹ mình: “Theo thuyết Ngũ vận Lục khí, con tính toán được rằng sẽ có một đợt dịch bệnh thương hàn vào năm sau. Rất nhiều người sẽ phải chịu đựng cơn sốt trầm trọng và những cơn lạnh thấu xương. Hãy đun sôi một nồi nước giếng nước với lá cam, sau đó đưa thuốc sắc cho người bệnh uống. Khi họ được chữa lành, đừng nhận bất kỳ khoản đền đáp nào, giống như con vẫn thường làm.”

[Chú thích của người biên tập: Thuyết Ngũ vận Lục khí là một lý thuyết nghiên cứu sự chuyển biến của cơ thể với các thay đổi thời tiết và thiên văn]

Dịch thương hàn xảy ra đúng như dự đoán của Tô Đam. Mẹ ông đã theo chỉ dẫn của ông mà cứu được rất nhiều người bệnh. Hay tin, nhiều người từ vạn dặm xa xôi cũng lặn lội đến để nhận thuốc sắc từ nước giếng đun với lá cam. Phương thuốc của Tô Đam đã cứu mạng rất nhiều người.

Ngày nay lá cam được sử dụng trong thảo dược Trung Hoa để thanh tẩy gan, giúp lưu thông khí huyết và là một chất tống đờm (thuốc giúp tống khứ nước mũi).

Vì vậy, câu chuyện về nước giếng lá cam của Tô Đam – “Tô Đam quất tỉnh”- đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và câu thành ngữ “Quất tỉnh tuyền hương” (hương cam nước giếng) hoặc “Long bàn quất tỉnh” (rồng cuộn cam nước giếng) đã trở thành lời khen tặng cho những lương y có phẩm chất cao thượng.

China Gaze là phiên bản tiếng Anh của tờ báo in và phiên bản điện tử nổi tiếng Trung Quốc Kanzhongguo. China Gaze cung cấp một những hướng tiếp cận đúng đắn vào các lĩnh vực triết lý, văn hóa, và tinh hoa của nền văn minh 5000 năm của Trung Quốc.

Link bản tiếng Trung: http://www.secretchina.com/news/13/08/14/508685.html

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x