Con trai Hồ Diệu Bang: Lãnh đạo tối cao vì dân hay vì Đảng?

04/06/20, 14:15 Trung Quốc

Virus Vũ Hán kéo dài hơn 5 tháng đã làm rung chuyển Trung Nam Hải, đồng thời đẩy nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Gần đây, một đoạn video về cuộc phỏng vấn độc quyền với Hồ Đức Hoa – con trai của Hồ Diệu Bang đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng, ông chất vấn nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ là vì nhân dân hay là vì Đảng?

Hồ Đức Hoa - con trai của Hồ Diệu Bang đặt câu hỏi liệu nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản là vì nhân dân hay đảng?
Hồ Đức Hoa – con trai của Hồ Diệu Bang đặt câu hỏi liệu nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản là vì nhân dân hay đảng? (Ảnh qua Twitter)

Cuộc phỏng vấn này với Hồ Đức Hoa, con trai của Hồ Diệu Bang, lúc đầu được xuất bản trên tạp chí “Dương quang thời vụ”, được thành lập năm 2011 bởi hồng nhị đại (hậu duệ của thế hệ hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ) Trần Bình – Chủ tịch tập đoàn truyền hình Dương Quang, tạp chí đã bị ngừng xuất bản vào năm 2013 sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Hình ảnh video cho thấy, địa điểm video phỏng vấn là nơi ở cũ của Hồ Diệu Bang tại sân số 25 Hồ Đồng, thuộc Sở kế toán Bắc Kinh, cánh cửa màu đỏ được mở ra, ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng khách dọc theo hành lang hẹp, sô pha màu xanh lục, chén sứ trắng, khay trà màu đỏ, thời gian ở địa điểm phỏng vấn dường như chỉ dừng lại ở những năm 80.

Bức chân dung lớn treo trên tường là cựu chủ nhân của nơi này, cựu Tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ Hồ Diệu Bang. Con trai thứ 3 của ông là Hồ Đức Hoa được phỏng vấn ở đây, nói về cha mình, nói về cải cách, nói về mở cửa, câu hỏi cốt lõi là: Lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ là vì nhân dân hay là vì Đảng?

Hồ Đức Hoa nói thẳng: “Hôm nay chúng tôi vẫn gọi là cải cách, nhưng cải cách ngày hôm nay không giống với cải cách của cha tôi hơn 20 năm trước”. Ông cho rằng, ranh giới này đã bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình.

“Đều nói là 30 năm cải cách, nhưng 10 năm trước không giống với 20 năm sau. Vấn đề nan giải lớn nhất của cải cách ngày nay vẫn là một câu hỏi: Vì Đảng hay vì dân? Vì Đảng là cách làm của ngày hôm nay, là cách làm của Đặng. Vì dân là cách làm của cha tôi tại thời điểm đó”, ông nói.

Hồ Đức Hoa nói, sự khác biệt cốt lõi giữa Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang là ở chỗ một người cứu Đảng, một người cứu dân. Trong lúc vẫn còn đang nhiều việc bỏ dở, hai con đường này chồng chéo lên nhau, nhưng rất nhanh chóng mỗi người đi một ngả, cải cách của ngày hôm nay là đi dọc theo tuyến đường cứu Đảng.

Dưới đây là nội dung video của cuộc phỏng vấn độc quyền năm 2012 của Hồ Đức Hoa với “Dương quang thời vụ”:

Thái độ của Đặng Tiểu Bình chính là, “Bức tường dân chủ” sẽ nói không tốt về Đảng, nên kiên quyết phải dập tắt nó, còn muốn bắt người. Cha tôi không đồng ý, nói rằng người dân cũng cần có một nơi để nói chuyện, một nơi để thể hiện cảm xúc của họ. Ông “cứu dân”, còn ông Đặng thì “cứu Đảng”. Chỉ cần nói Đảng không tốt, Đặng Tiểu Bình sẽ xử lý anh ngay lập tức.

Vì vậy, anh xem đến cuối năm 1986 – đầu năm 1987, cha tôi đã nhân nhượng vì phong trào sinh viên. Tại thời điểm diễn ra phong trào sinh viên, cha tôi cũng nói rằng ông không thể trấn áp phong trào sinh viên, ông muốn nghe giải thích, nghe sinh viên muốn nói gì, sau đó chúng ta sẽ thể hiện quan điểm của mình, ông Đặng nói không được, vẫn là tự do hóa, tự do hóa sẽ tiêu diệt ông ta vô điều kiện, mâu thuẫn cốt lõi của họ là ở đây.

Do đó, sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, toàn bộ các ngành nghề rơi vào khủng hoảng, lúc đó “cứu Đảng” và “cứu dân” là cùng nhất trí với nhau. Nhưng khi nền kinh tế cải thiện đôi chút, mọi người đã ăn no, ông lại có yêu cầu khác, yêu cầu có quyền lợi bày tỏ, khi bạn bày tỏ quan điểm có thể nói đông, cũng có thể nói tây, có thể nói tốt, cũng có thể nói xấu, trong tình hình đó, Đặng Tiểu Bình không cho phép, anh chỉ có thể nói Đảng tốt, không được nói Đảng xấu.

Giống như cha tôi, ông có quan điểm là ít nhất nên có tự do và quyền lợi khi bày tỏ ngôn luận, về phần quan điểm của anh có đúng hay không, vì điều này vẫn còn nhiều trình bày và phân tích…”Vì Đảng” là cách làm của ngày hôm nay, “vì dân” là cách làm của cha tôi lúc đó, vì vậy bây giờ mọi người đều nói về 30 năm cải cách, tôi cho là không giống nhau, 10 năm trước và 20 năm sau không giống nhau…

Đoạn video phỏng vấn này gần đây đã được lan truyền nhanh chóng trên Twitter, cư dân mạng đã đăng lại video này và nói rằng: “Đặng Tiểu Bình là vì Đảng, Hồ Diệu Bang là vì dân. Bây giờ, Tập Cận Bình cũng là vì Đảng”.

Cư dân mạng cũng bình luận sôi nổi: “Đảng Cộng sản sẽ không vì dân, cũng không thể vì dân!”;

“Xin hãy nhận ra sự thật rằng Đảng này đã là một băng đảng tội phạm từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại, đừng nói với tôi là cũng có người tốt ở trong đó, trong đó chỉ có sự khác biệt giữa tàn nhẫn và tương đối tàn nhẫn mà thôi. Trước đây, tập thể này chỉ có năng lực gây tai họa cho quốc gia mình, bây giờ đã thăng cấp lên tới mức có thể gây tai họa cho toàn thế giới”.

Hồ Đức Hoa sinh năm 1949, sau khi rời khỏi thể chế ĐCSTQ vào những năm 1990, ông dần trở thành một nhà phê bình về thể chế này. Ông có mối quan hệ mật thiết với những người thuộc ‘phe dân chủ’ bên trong ĐCSTQ như Lý Duệ, Đỗ Đạo Chính, nhiều lần lên tiếng phê bình chính trị đương thời, từng là phó chủ tịch của tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu”, đã nhiều lần phê bình ĐCSTQ, tiếp nhận khiếu nại của người dân tại nhà.

tranh đoạt quyền lực và lợi ích khiến cho giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ tiếp tục chia rẽ, ngay cả nội bộ Hồng nhị đại cũng công khai chia rẽ.
Tranh đoạt quyền lực và lợi ích khiến cho giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ tiếp tục chia rẽ, ngay cả nội bộ Hồng nhị đại cũng công khai chia rẽ. (Ảnh qua BBC)

Trong 5 năm đầu tiên khi Tập Cận Bình chấp chính, phe Giang Trạch Dân tan rã thông qua công cuộc chống tham nhũng, san bằng bè phái chính trị phe Giang. Để giải quyết những khó khăn kinh tế, Tập đã không ngừng dọn sạch địa bàn lợi ích lớn do giới quyền quý nắm giữ. Trong cuộc đấu tranh nội bộ tàn khốc của ĐCSTQ, tranh đoạt quyền lực và lợi ích khiến cho giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ tiếp tục chia rẽ, ngay cả nội bộ Hồng nhị đại cũng công khai chia rẽ.

Trong số đó, Hồ Đức Hoa và con trai của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương đều “mỗi người một ngả” với chính quyền Tập.

Đặc biệt, sau khi viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính quyền che giấu sự thật khiến virus hoành hành khắp thế giới, gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản cho nhiều quốc gia. Quốc tế không ngừng yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và bồi thường. 

Dịch bệnh trong nước vẫn liên tục bùng phát, cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên nghiêm trọng chưa từng thấy, mâu thuẫn giữa các phe phái khác nhau trong ĐCSTQ ngày càng trở nên gay gắt, làn sóng phản Tập, đả đảo Tập liên tục dâng cao, Hồng nhị đại cũng gia nhập vào đội ngũ phản Tập.

làn sóng phản Tập, đả đảo Tập liên tục dâng cao, Hồng nhị đại cũng gia nhập vào đội ngũ phản Tập.
Làn sóng phản Tập, đả đảo Tập liên tục dâng cao, Hồng nhị đại cũng gia nhập vào đội ngũ phản Tập. (Ảnh qua Twitter)

Trước “Lưỡng hội” (2 cuộc họp thường niên của ĐCSTQ), trên mạng lan truyền một bức thư ngỏ ký tên “Đặng Phác Phương” được gửi đến cho các đại biểu của Lưỡng hội, bức thư đã nêu ra 15 câu hỏi, toàn bộ đều là chất vấn và cảnh cáo nhắm vào Tập Cận Bình.

Mặc dù bức thư ngỏ này đến nay vẫn chưa thể xác nhận được có phải là của Đặng Phác Phương hay không, nhưng có người cho rằng, bức thư này khớp với bức thư phản Tập do Hồng nhị đại Trần Bình chuyển tiếp, trong bức thư, Trần Bình kêu gọi tổ chức một hội nghị mở rộng khẩn cấp của Bộ Chính trị ĐCSTQ để thảo luận về việc liệu Tập Cận Bình có còn phù hợp để tiếp tục làm lãnh đạo quốc gia hay không.

Tuy nhiên, “bức thư bức vua thoái vị” do Trần Bình chuyển tiếp cũng không có người nhận. Trước Trần Bình, ông trùm bất động sản Nhậm Chí Cường, cũng là một Hồng nhị đại, đã bị điều tra vì viết bài công kích ĐCSTQ che giấu sự thật về dịch bệnh.

Có bình luận cho rằng, những bức thư hay những bài báo phản Tập này dường như vẫn chỉ dừng lại ở cơ điểm cải cách chính trị, nhưng về cơ bản là đã động chạm đến nền tảng thống trị của ĐCSTQ, phủ nhận hoàn toàn sự chuyên chế của ĐCSTQ.

Trước đó Trần Bình đã nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA rằng, địa vị của Tập Cận Bình đang bị đe dọa. Thư ngỏ của Nhậm Chí Cường và “Thư kiến nghị” do ông chuyển tiếp có ảnh hưởng rất lớn, đại diện cho dân ý, phản ánh lập trường chính trị “tâm trí ổn định”. Những bài viết của học giả Hứa Chương Nhuận và những người khác thì thể hiện ý quan, ý dân.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x