Chuyện xưa giảng đạo lý về hiếu tử và trung thần

23/12/15, 07:35 Cổ Học Tinh Hoa

“Trung hiếu” là những mỹ đức để làm người, nhưng nội hàm chân chính trong đó mà người xưa muốn truyền lại thì không phải ai cũng biết. Hai mẩu chuyện nhỏ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu phần nào.

Có phải phục tùng mệnh lệnh là hiếu tử và trung thần?

Có một lần, Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử: “Con trai nghe theo lời phụ thân là hiếu tử, hạ thần tuân theo mệnh lệnh của quân chủ là trung thần, như vậy là đúng phải không?”.

Khổng Tử nghe Lỗ Ai Công nói xong, rất muốn nói một chút về cách nghĩ của mình, nhưng lại sợ Lỗ Ai Công không tiếp thụ được. Bởi vậy, ông giả bộ như không nghe thấy, nhìn Lỗ Ai Công cười, sau đó đi ra ngoài.

Sau Khổng Tử đi ra ngoài thì gặp đệ tử Tử Cống. Ông nói với Tử Cống: “Vừa rồi Lỗ quân hỏi ta: ‘Con trai nghe theo lời phụ thân là hiếu tử, hạ thần tuân theo mệnh lệnh quân chủ là trung thần, là đúng phải không?’. Ta sợ Lỗ quân không tiếp thụ cách nghĩ của ta, cho nên ta không trả lời. Ngươi xem ta làm như vậy được không?”

Tử Cống suy nghĩ một hồi, rồi nói: “Con trai nghe theo lời phụ thân là hiếu tử, hạ thần tuân theo mệnh lệnh quân chủ là trung thần. Câu ngày rất đúng! Ngài không nghĩ vậy sao?”

Khổng Tử nghe Tử Cống nói xong, liền nói:

“Ngươi không hiểu, ngươi không hiểu! Một quốc gia nếu có bốn vị đại thần can đảm dám tranh luận, khuyên giải vua, như vậy, quốc gia này sẽ không bị xâm phạm; nếu có ba vị đại thần như thế, xã tắc sẽ không gặp hiểm nguy.

Phụ thân nếu có con trai dám tranh luận, khuyên bảo cha, như vậy phụ thân cũng không dám vi phạm lễ nghĩa; một người nếu có người bạn dám tranh luận, khuyên bảo mình, vậy hắn cũng không dám làm chuyện bất nghĩa.

Cho nên, nhi tử nghe theo lời phụ thân mà nói, cũng không nhất định chính là hiếu tử; hạ thần phục tùng mệnh lệnh của quân chủ, cũng chưa chắc là trung thần. Có phải là hiếu tử, trung thần hay không, còn phải xem cái họ nghe theo là đúng hay sai. Ngươi nói xem có đúng như vậy không?”

Tử Cống nghe xong, cảm thấy rất có đạo lý, liên tục gật đầu.

Ngô Khởi khuyên ngăn Ngụy Vũ Hầu

“Giữ nước cốt ở đức chứ không ở chỗ đất đai hiểm yếu”. (Ảnh: Internet)

Ngụy Võ Hầu túc trí đa mưu, giỏi về mưu đồ chính sự, mọi quần thần trong triều kể ra đều thua kém ông. Vậy nên, mỗi lần bãi triều, Ngụy Vũ Hầu đều tỏ ra vui mừng, dương dương tự đắc. Đại thần Ngô Khởi chứng kiến bộ dạng của nhà vua như vậy rất lấy làm lo lắng, ông quyết định khuyên ngăn Ngụy Vũ Hầu.

Một ngày nọ, vừa mới bãi triều, Ngô Khởi bèn đến cầu kiến Ngụy Vũ Hầu, ông hỏi: “Đại vương, đã có ai nói với ngài về chuyện của Sở Trang Vương chưa?”. Ngụy Vũ Hầu nói: “Chưa có, chuyện gì của Sở Trang Vương vậy?”

Ngô Khởi trả lời:

“Sở Trang Vương đặc biệt giỏi về mưu sự, quần thần đều không bằng ông ấy, mỗi lần bãi triều, Sở Trang vương vẻ mặt ông đều lo lắng, rầu rĩ không vui. Đại thần Thân Công Vu thấy vậy liền hỏi Sở Trang Vương: ‘Đại Vương thường buồn bực không vui, rốt cuộc là vì có chuyện gì vậy?’.

Sở Trang Vương trả lời: ‘Mưu đồ chính sự, quần thần đều không bằng ta, cho nên ta mới lo lắng! Người ta nói, chư hầu có thể tự mình lựa chọn lão sư mới có thể xưng vương, tự mình lựa chọn bằng hữu mới có thể xưng bá, tự mình mưu đồ chính sự mà không có quân thần giỏi tất nhiên sẽ bị diệt vong. Giống như ta hiện giờ vậy, trong quần thần không ai có tài năng lớn, có thể thấy nhân tài của quốc gia thật sự quá ít. Như vậy thì cái ngày cách ngày quốc vong không còn xa! Cho nên ta thường thường ăn không ngon, ngủ không yên, rầu rĩ không vui!'”

Nói đến chỗ này, Ngô Khởi nhìn sang Ngụy Vũ Hầu, thấy ông có một chút ngượng ngùng xấu hổ. Ngô Khởi nói tiếp: “Cùng một hoàn cảnh, Sở Vương lo lắng, mà ngài lại cao hứng. Thần hy vọng Đại Vương hãy nghĩ lại!”

Ngụy Vũ Hầu nghe Ngô Khởi nói xong, kéo lấy tay của ông nói: “Ta hiểu rồi, là Thiên Thượng cho ngươi đến cứu vãn sai lầm của ta! Ta biết rõ nên làm như thế nào rồi!”

Một hôm, Ngụy Vũ Hầu đi thuyền xuôi theo dòng sông Tây Hà, nói với Ngô Khởi rằng: “Núi sông hiểm trở quả là của quý của nước Ngụy”.

Ngô Khởi thưa: “Giữ nước cốt ở đức chứ không ở chỗ đất đai hiểm yếu. Ngày xưa, Tam Miêu bên trái là hồ Động Đình, bên phải là hồ Bành Lãi, nhưng vì không trau giồi đức nghĩa, nên bị vua Vũ diệt. Đô thành vua Kiệt nhà Hạ, bên trái là Hoàng Hà, bên phải là Thái Sơn, Hoa Sơn, núi Y Khuyết ở phía nam, núi Dương Trường ở phía Bắc nhưng vì chính sự bất nhân, nên bị vua Thang diệt. Nước của vua Trụ nhà Ân, bên trái là núi Mạnh Môn, bên phải là Thái Hành Sơn, Trường Sơn ở phía bắc, sông Đại Hà chạy dọc phía nam, nhưng vì chính sự không có đức cho nên bị Vũ Vương diệt.

Do đó mà xem, thì giữ nước ở đức chứ không ở chỗ hiểm. Nếu mà vua không lo tu đức, thì người trong thuyền đều là nước địch vậy”.

Ngụy Vũ Hầu nghe xong tán đồng, bèn phong Ngô Khởi làm Tây Hà thái thú.

Ngô Khởi trong câu chuyện trên khi thấy chuyện không đúng đạo lý mà cảm thấy lo lắng cho sự an nguy của xã tắc. Ông đã can đảm dám khuyên ngăn nhà vua. Bởi vậy đã cứu vãn được những sai lầm của quân chủ, khiến cho nhà vua phải bội phục mà sửa chữa. Ngô Khởi chính là tấm gương của bậc một trung thần đáng trân trọng.

Lê Hiếu, theo xinsheng.net

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x